Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính

1.2.1. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý những vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Điều kiện so sánh

-Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng

-Các đại lượng (chỉ tiêu) phải đảm bảo tính so sánh được. Đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

Thứ hai, Xác định gốc so sánh

Kỳ gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích của phân tích:

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng

loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Để phát hiện tính quy luật về sự biến đổi của mỗi hiện tượng tài chính, phân tích dựa trên nguồn dữ liệu của nhiều năm hiện tượng đó và chọn 1 năm điển hình để làm gốc, so sánh các năm còn lại với năm gốc, dựa trên quy luật số lớn để xem xét sự biến động theo thời gian, nếu có tính chu kỳ có nghĩa là quy luật biến động.

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc so sánh là trị số kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu. Kết quả này không chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà còn đánh giá được chất lượng của công tác dự báo, công tác lập kế hoạch tài chính.

- Khi xác định vị trí, thứ hạng của DN thì gốc so sánh được xác định là trị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêu chuẩn, chuẩn mực xép hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp công bố hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh dọc, so sánh ngang...

- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.

- So sánh bằng số tương đối để thấy tốc độ hay tỷ lệ tăng hay giảm bao nhiêu % của chỉ tiêu phân tích. Thực tế thường sử dụng số tương đối để nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá các quan hệ kinh tế của DN thông qua hệ tỷ lệ. Để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của DN nếu chỉ so sánh các thông tin có sẵn trong BCTC của DN thì chưa đủ mà cần thông qua phân tích các tỷ số (hệ số) tài chính, các chỉ số kinh tế. Các tỷ số tài hính bao gồm: các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lãi, hiệu quả sử dụng tài sản, tốc độ luân chuyển vốn... Các chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ giữa

các khoản mục khác nhau trong các BCTC. Khi so sánh các hệ số hay tỷ số tài chính có thể cho ta những thông tin hữu dụng hơn.

- So sánh dọc (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích dọc) là so sánh bằng số tương đối của từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phận khác của tổng thể để đánh giá cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của các phần tử trong tổng thể có từ 2 phần tử hợp thành trở lên.

- So sánh ngang (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích ngang) là so sánh mỗi chỉ tiêu theo thời gian hoặc so sánh theo không gian khác nhau có tính tương đồng.

1.2.2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Phương pháp loại trừ được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Tức là ta chỉ nghiên cứu mức biến động của nhân tố đang xem xét, còn các nhân tố khác ta không tính đến mức ảnh hưởng của nó. Phương pháp loại trừ bao gồm: Phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay lần lượt từng nhân tố từ giá trị ở kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu, các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kỳ gốc. Sau đó, so sánh trị số của lần vừa thay thế với lần thay thế trước đó, chênh lệch tính ra được chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau:

+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu.

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.

+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu,

+ Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần; nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng, Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng, (nếu có).

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố chính là sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc:

- Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích số, các nhân tố được xắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đó, nhân với nhân tố đứng đằng trước nó ở kỳ phân tích, nhân với nhân tố đứng đằng sau ở kỳ gốc.

- Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối người ta xác định chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích.

1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính Dupont

Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu để biến đổi chỉ tiêu ban đầu thành một chuỗi các nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau phục vụ mục đích phân tích.

Chẳng hạn, mô hình Dupont vận dụng phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản ROA như sau:

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

=

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

x

Doanh thu thuần Tài sản bình

quân Doanh thu thuần Tài sản bình quân Tỷ suất sinh lời

của tài sản (ROA)

=

Tỷ suất sinh lời của doanh thu

(ROS)

x

Số vòng quay của tài sản

(SOA)

Từ mô hình trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu để tăng sức sinh lời của doanh thu và làm cho số vòng của tài sản bình quân nhanh.

Để tăng số vòng quay của tài sản (SOA), phải tăng quy mô doanh thu thuần và phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân thường có quan hệ thuận, tức là tổng tài sản tăng thì tồng doanh thu thuần cũng tăng.

Để tăng tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS), cần tăng lợi nhuận sau thuế. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế có quan hệ thuận chiều với doanh thu thuần. Như vậy, doanh thu thuần tăng cũng sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng. Để tăng quy mô doanh thu thuần cần giảm các khoản giảm trừ doanh thu, mở rộng thị phần và thường xuyên nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ (để không giảm giá bán, có thể tăng giá bán). Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận sau thuế đồng thời với biện pháp tăng doanh thu thuần cần tăng cường kiểm soát chi phí trong sản xuất và tiêu thụ, áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình tài chính Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Từ phân tích thấy rõ sự ảnh hưởng định lượng, định tính của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Từ đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh sâu sắc và toàn diện. Đồng thời phương pháp còn giúp đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra được hệ thống các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.

1.2.4. Các phương pháp khác

- Phương pháp hồi quy: Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập (quy tụ lại) mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Thuật ngữ toán gọi là sự nghiên cứu mức độ tác động của một hay nhiều biến độc lập (biến giải thích) đến một biến số gọi là biến phụ thuộc (biến kết quả). Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hôi quy. Dựa vào phương trình hổi quy người ta có thể giải thích kết quả diễn ra, ước tính và dự báo những sự kiện xảy ra trong tương lai. Phân tích báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp hồi quy đơn, phương pháp hồi quy bội để đánh giá và dự báo kết quả tài chính trong doanh nghiệp.

- Phương pháp quy hoạch tuyến tính: Là phương pháp sử dụng bài toán quy hoạch để tìm phương án tối ưu cho các quyết định kinh tế.

- Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng: Là phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện kinh tế, sau đó sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo kết quả kinh tế trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)