Bảng phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 71 - 75)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 Chênh lệch năm 2020 so với năm 2019 Chênh lệch năm 2019 so với năm 2018

1. Khả năng thanh toán tổng quát 1,31 1,33 1,28 -0,02 0,05 2. Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn 1,10 1,12 1,13 -0,02 -0,01

3. Khả năng thanh toán nhanh 0,10 0,05 0,10 0,05 -0,05 4. Khả năng thanh toán lãi vay 2,16 2,28 2,26 -0,12 0,02

Nhìn chung khả năng thanh toán của Tổng công ty là không tốt. Khả năng thanh toán tổng quát cuối năm 2020 giảm so với cuối năm 2019 là 0,02; do nợ phải trả và tổng tài sản của Tổng công ty đều tăng, nợ phải trả tăng nhiều hơn tổng tài sản. Nguyên nhân là do năm 2020 doanh nghiệp vay nợ nhiều, chủ yếu là tăng vay nợ ngắn hạn. Việc tập trung tăng nguồn vốn vay của doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh hiện tại là phù hợp nhưng sẽ làm cho doanh nghiệp phụ thuộc tài chính và tăng rủi ro. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát ở cuối năm 2018, 2019, 2020 của công ty lần lượt là 1,28; 1,33 và 1,31 đều đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối năm 2020 là 1,1; cuối năm 2019 là 1,12; cuối năm 2018 là 1,13 cho thấy việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm đã giảm đi, các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu là khoản vay nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn tài sản ngắn hạn vì thế các chỉ tiêu thanh toán nợ ngắn hạn có xu hướng giảm. Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng. Cụ thể cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 tăng từ 0,05 lên 0,1; cho thấy sự đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn cụ thể là khoản nợ chiếm dụng bằng tiền của doanh nghiệp đã tăng lên. Nguyên nhân là do năm dự trữ tiền mặt của Tổng công ty tương đối tốt, chứng tỏ công ty chủ động trong việc thanh toán nợ.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết toàn bộ lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảo cho công ty thanh toán được bao nhiêu lần chi phí lãi vay và tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Trong giai đoạn 2018 – 2020 chỉ tiêu này của công ty đều lớn hơn 2 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của công ty lành mạnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu này của công ty đang có xu hướng giảm. Năm 2019 hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm 0,02 so với năm 2018 là do chi phí lãi vay tăng nhiều hơn lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay; năm 2020 giảm so với năm 2019 là 0,12 là do cả

lợi nhuận trước thuế và lãi vay, và chi phí lãi vay giảm trong đó lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay lại giảm nhiều hơn.

2.2.4. Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty

2.2.4.1. Phân tích kết quả kinh doanh tại Tổng công ty

Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Công ty CP chủ yếu bằng phương pháp so sánh: Tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu tỷ suất chi phí, tỷ suất lợi nhuận sau đó so sánh số tuyệt đối và tương đối giữa kỳ phân tích với các kỳ trước đó. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng, giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Ngoài ra khi phân tích có sử dụng một số các tỷ suất phản ánh mức độ chi phí và tỷ suất phản ánh kết quả kinh doanh để phân tích, đánh giá và giải thích nguyên nhân. (Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng 2.7: Bảng phân tích một số chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh).

Từ bảng 2.6, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng công ty năm 2020 đạt 327.094.860.738 đồng, giảm 216.511.927.776 đồng đạt tỷ lệ 60,17% so với năm 2019. Giá vốn hàng bán năm 2020 giảm 206.863.970.777 đồng so với 2019 đạt tỷ lệ 60,44%. Tỷ suất chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của Tổng công ty năm 2020 là 96,61%, năm 2019 là 96,18% cho thấy năm chi phí giá vốn hàng bán tăng lên nhưng công ty bị lãng phí chi phí giá vốn hàng bán; công ty cần xem lại tình hình quản lý và sử dụng chi phí giá vốn hàng bán và có kế hoạch hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả. Do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nên Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 giảm 9.647.956.999 đồng đạt tỷ lệ 53,5% so với năm 2019 (Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 đạt 11.100.666.847 đồng, năm 2019 đạt 20.748.623.846 đồng). Quy mô lợi nhuận gộp giảm, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của Tổng công ty giảm từ 3,82% năm 2019 xuống 3,39% năm 2020. Cho thấy hoạt động kinh

doanh của công ty mặc dù đã đạt được thành tích nhất định nhưng việc quản lý cho phí giá vốn hàng bán không hiệu quả.

Tổng công ty không phát sinh chi phí bán hàng, điều này tiết kiệm cho Tổng công ty một khoản chi phí; do các công trình Tổng công ty thầu được là do uy tín, năng lực và do mối quan hệ sẵn có của Tổng công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng công ty năm 2020 tăng so với năm 2019 là 6.363.900.119 đồng tương ứng với 114,18% (Năm 2020 là 51.248.911.049 đồng, năm 2019 là 44.885.010.930 đồng). Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, năm 2020 là 15,67%; năm 2019 là 8,26%. Nguyên nhân chính là do chi phí nhân viên quản lý tăng, thể hiện một phần là số lượng người lao động tăng và tiền lương là phần đảm bảo đời sống của người lao động tốt hơn. Bên cạnh đó, chi phí quản lý khác tăng lên khá nhanh, Tổng công ty xem xét quản trị tốt chi phí này.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 là 61.346.271.299 đồng, tăng so với năm 2019 là 48.421.783.298 đồng tương ứng với 126,69%. Bên cạnh đó, chi phí tài chính của Tổng công ty năm 2020 giảm so với năm 2019 là 2.056.074.740 đồng, nguyên nhân là do chi phí về lãi vay giảm, chứng tỏ Tổng công ty đã dần đảm bảo về nguồn vốn sản xuất.

Lợi nhuận khác của Tổng công ty năm 2020 bị giảm một cách nghiêm trọng, giảm 10.123.502.034 đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 công ty CP (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)