6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nhân lực tại Bệnh
2.2.2. Nhân tố chủ quan
2.2.2.1. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là một môi trường năng động, nhiệt huyết với tinh thần lao động hăng say, cầu tiến cao. Bệnh viện luôn quan tâm đến công tác bổ sung nguồn nhân lực tương xứng với quy mô của bệnh viện theo từng giai đoạn phát triển, từng bước hình thành các chuyên khoa sâu, với đội ngũ cán bộ đủ khả năng chuyên môn và trang thiết bị đồng bộ để chữa trị các bệnh nặng thuộc các chuyên khoa. Đây là điều kiện thuận lợi để bệnh viện nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giải quyết trước mắt tình trạng quá tải và phục vụ người bệnh, phát triển chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô giường bệnh.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị y tế
Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã không ngừng cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trên diện tích 19.754m2 nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Mặc dù cơ sở hạ tầng đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp sạch đẹp hơn, nhưng hệ thống máy, trang thiết bị còn hạn chế, Bệnh viện vẫn chưa có nhiều kỹ thuật tiên tiến để chẩn đoán và điều trị bệnh nên chưa thu hút được nhiều bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị. Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia trong ngành về phục vụ cho Bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn.
2.2.2.3. Tình hình tài chính
Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là Bệnh viện thuộc diện tự chủ một phần về tài chính nên tình hình tài chính chi trả cho công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế cũng bị chi phối bởi đơn vị chủ quản là Sở Y tế Hà Nội. Từ năm 2017 bệnh viện đã thực hiện hạch toán đến từng khoa phòng.
Ngoài phần kinh phí do Nhà nước cấp, Bệnh viện còn một phần thu nhập do đơn vị có được nhờ hoạt động khám, chữa bệnh. Điều này tạo điều kiện cho đơn vị tự cân đối chi tiêu cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế.
2.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ y tế tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn
2.3.1. Về thể lực
Thể lực được đánh giá thông qua cơ cấu nhân lực, bao gồm các yếu tố: Độ tuổi, Giới tính và Tình trạng phân loại sức khoẻ.
2.3.1.1. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
Đội ngũ nhân lực y tế của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ngày càng trẻ hóa, độ tuổi trên 50 tuổi năm 2019 có xu hướng giảm so với năm 2020 (Từ 18,5 xuống 16,5%), gia tăng nhóm dưới 30 tuổi (Năm 2019 tăng từ 51,2% đến 54,8% so với năm 2020) do năm 2020 đơn vị có tổ chức tuyển dụng. Đây là nhóm lao động trẻ, khỏe, năng động, giàu nhiệt huyết, có sức khỏe tốt và đóng góp lâu dài cho sự phát triển của Bệnh viện. Cơ cấu nhóm tuổi từ 30-50
của năm 2017 tăng 0,3% so với năm 2018. Tuy nhiên đây cũng là một bất lợi với Bệnh viện vì những lao động dưới 30 tuổi thường là những người có ít kinh nghiệm làm việc.
Nhân lực của Bệnh viện tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 30-50 tuổi, tương đương 51,2% năm 2021. Đây là độ tuổi mà trình độ nhân lực đã tích lũy được tương đối kinh nghiệm làm việc cũng như sức khỏe vẫn đảm bảo tốt để làm việc, cùng với đó tỷ lệ lao động trong Bệnh viện ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 33,1%, Tỷ lệ lao động ở độ tuổi trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 15,7%. Qua bảng dưới đây, có thể thấy với tính chất và đặc thù của tổ chức,cơ cấu lao động theo độ tuổi hiện tại của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khá hợp lý.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2017- 2021 Chỉ Số tiêu lƣợng (ngƣời) < 30 117 30-50 155 > 50 49 Tổng 321 Nguồn: Phòng TCCB – BVĐK Xanh Pôn 2.3.1.2. Cơ cấu nhân lực theo giới tính
Ngành y là một ngành đặc thù, không có ngày Tết, ngày Lễ, ngày nghỉ, mà chỉ có ngày làm việc, ngày trực và ngày không trực. Xuất phát từ những đặc thù nghề nghiệp nên tỷ lệ nhân viên y tế nữ giới cao hơn nam giới.
Bảng 2.2. Tỉ lệ phân loại nguồn nhân lực theo giới tính tại bệnh viện năm 2017- 2021
STT Chỉ tiêu
1 Nam
2 Nữ
Tỷ lệ nhân lực nữ trên tổng số nhân lực của Bệnh viện chiếm tỷ lệ 66% đến 72,5%. Tỷ lệ nữ nhiều hơn ở vị trí Điều dưỡng viên vì đây là những công việc mang tính đặc thù. Điều dưỡng viên nữ thường nhẹ nhàng, ân cần và chu đáo hơn Điều dưỡng viên nam, họ sẽ tạo sự thân thiệnvới bệnh nhân khi được họ chăm sóc.
2.3.1.3. Cơ cấu nhân lực theo phân loại sức khỏe
Việc khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ viên chức có khả năng đánh giá tình hình và phân loại sức khỏe cán bộ viên chức, người lao động.
Hàng năm, bệnh viện tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể cán bộ viên chức, người lao động, căn cứ vào phân loại các chỉ số sau khi khám và kiểm tra, sức khỏe của cán bộ viên chức, người lao động được phân loại theo quy định:
Loại A: Khỏe mạnh, không có bệnh, hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60.
Loại B1: Đủ sức khỏe công tác, mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70.
Loại B2: Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi, điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80. Loại C: Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe, mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng.
Loại D: Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác, bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng.
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn theo phân loại sức khỏe giai đoạn 2019 - 2021
TT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5
Nguồn: Phòng TCCB – BVĐK Xanh Pôn Qua bảng trên, có thể thấy tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế đang được cải thiện qua từng năm. Tỷ lệ sức khỏe loại A, B1, B2 tăng qua các năm, tỷ lệ cán bộ viên chức, người lao động có sức khỏe loại Avà B1 ở mức khá cao, điều này cho thấy nhân viên y tế đã quan tâm hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cá nhân.
Ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, một số khoa đặc thù như khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Khám bệnh, Khoa Truyền nhiễm có những nguy cơ gây tổn hại cho sức khỏe của các nhân lực y tế, nhân viên tại các khoa có nguy cơ bị stress, giảm tập trung chú ý…và các biểu hiện này xuất hiện ngay từ khi công việc bắt đầu cho đến khi kết thúc; sự căng thẳng có xu hướng tăng lên vào cuối ca làm việc.