Nângcao nănglực đội ngũ quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 110 - 139)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nângcao chất lƣợng đội ngũ nhân lực y tế

3.2.8. Nângcao nănglực đội ngũ quản trị nhân lực

Đội ngũ làm công tác quản trị nhân lực hiện nay tại Bệnh viện nằm trong phòng Tổ chức cán bộ, đây chính là bộ phận tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Bệnh viện các chính sách quản trị nhân lực nói chung và chính sách nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế nói riêng. Bệnh viện nên tạo điều kiện cho nhân viên phụ trách công tác tổ chức cán bộ được tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tạo điều kiện cần thiết để họ được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Hiện nay, bệnh viện vẫn chưa tạo dựng được một đội ngũ quản trị nhân lực chuyên nghiệp mà vẫn còn nhân lực y tế làm công tác tổ chức. Cần tiến hành tuyển dụng thêm đội ngũ chuyên trách công tác tổ chức cán bộ để các nhân lực y tế được làm chuyên môn khám, chữa bệnh phát huy hết khả năng, đảm bảo tay nghề càng ngày được nâng cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, Tác giả đã đưa ra được lý do cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế xuất phát từ nhu cầu của việc hội nhập quốc tế cũng như chiến lược phát triển của Bệnh viện. Nội dung chương được xây dựng dựa trên thực trạng và nguyên nhân đã phân tích trong chương 2.

Chương 3 cũng đưa ra được phương hướng hoàn thiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế tại Bệnh viện Xanh Pôn. Đây cũng là mục tiêu, định hướng và quan điểm phát triển của Ban lãnh đạo Bệnh việnnhằm thúc đẩy sự phát triển của Bệnh viện trong tương lai. Trên cơ sở phương hướng đó, Tác giả đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể. Các giải pháp này được đưa ra theo các tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế, đặc biệt là dựa trên các chính sách liên quan đến nâng cao chất lượng được xây dựng và áp dụng tại Bệnh viện trong giai đoạn 5 năm vừa qua.

Ngoài ra, Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan, nhằm thiết lập các tiền đề để thực hiện các giải pháp, cụ thể là kiến nghị với Chính Phủ và các Sở, ban ngành. Các kiến nghị này mang tính chất đóng góp và và xây dựng để tạo điều kiện cho các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế Bệnh viện đạt được hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 [19] trong đó phần mục tiêu nêu rõ:

Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ mà mọi ngành phải tiến hành trong giai đoạn 2025-2030, nhất là đối với ngành Y tế là ngành hoạt động trong lĩnh vực sự nghiệp công, tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thì việc quản lý con người có năng lực chuyên môn cao, có đạo đức và phẩm chất tốt trong thi hành nhiệm vụ, quan hệ tốt với người dân có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ toàn Ngành.

Luận văn “Nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn” góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bệnh viện nói chung, đồng thời cũng chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, tồn tại và hạn chế của đội ngũ nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả đã vận dụng kiến thức, lý luận được tiếp thu từ nhà trường, nghiên cứu nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu, khảo sát và qua thực tế công tác tại Bệnh viện. Tuy vậy, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nội dung rộng lớn, khó khăn và phức tạp, nên những nội dung và đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể

bao quát hết tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Đồng thời, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, nên rất mong nhận được ý kiến tham gia, góp ý của Thầy, Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính ứng dụng cao hơn.

Qua đây, tác giả luận văn xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, cùng các Thầy, Cô giáo đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

2. Một số khuyến nghị

2.1. Kiến nghị với Bộ y tế

Cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để giáo dục đào tạo thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Nhà nước cần sát sao với việc giáo dục đào tạo gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ nhân lực y tế đi kèm với chất lượng tránh tình trạng chạy theo bằng cấp.

Có chính sách đầu tư hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực cho giáo dục và đào tạo để tạo chất lượng cao trong công tác đào tạo của Bệnh viện đồng thời nâng cao dân trí, làm giảm áp lực Ngành.

Nhà nước cần đa dạng hóa các chuyên ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của ngành Y tế đi kèm với đó là sự thống nhất trong cách đặt tên các chuyên ngành và các nội dung đào tạo từng chuyên ngành để thuận lợi cho quá trình tuyển dụng và sử dụng sau khi tuyển dụng.

Nhà nước cần xây dựng mức lương tối thiểu phù hợp với tình hình thực tế để có sự tương xứng giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động làm việc trong khu vực nhà nước nói chung, đồng thời tạo hứng thú cho đội ngũ nhân lực y tế trình độ cao tìm đến với các Bệnh viện công, cần đổi mới chế độ tiền lương, xây dựng lại bảng lương cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan Nhà nước: cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội một cách khoa học, tính đúng, tính đủ các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công việc trong tiền lương. Nhà nước có thể tách chế

độ tiền lương của cán bộ, viên chức, người lao động làm trong các đơn vị sự nghiệp riêng, tạo điều kiện thuận lợi trong cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp để họ tăng tính tự chủ trong thu - chi, các chính sách quản trị nhân lực… Bộ Y tế cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo về nhân lực Y tế để giúp các Bệnh viện nắm bắt những thông tin kịp thời, từ đó Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có thể xây dựng kế hoạch nhân lực hợp lý và đưa ra những giải pháp để duy trì, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

Bộ Y tế cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng văn bản hướng dẫn chuyển ngạch, nâng ngạch để các nhân lực y tế sau khi được đào tạo, có văn bằng, chứng chỉ trình độ cao hơn có thể được chuyển ngạch nhanh chóng, giúp đảm bảo chế độ phù hợp với chuyên môn và sự cống hiến của các nhân lực y tế, tránh tình trạng nhân lực y tế có chuyên môn cao nhưng vẫn giữ ngạch thấp, khi đó sẽ không có điều kiện tự thể hiện bản thân.

2.2. Kiến nghị với Sở y tế Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

* Với Sở Y tế Hà Nội

Sở Y tế Hà Nội cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về chuyên môn để đội ngũ nhân lực y tế trong toàn Ngành và nhân lực y tế trên địa bàn nhằm học tập kinh nghiệm lẫn nhau để cùng tiến bộ, cùng phát triển, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế toàn ngành nói chung và của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nói riêng.

Các cơ quan cấp trên, đặc biệt là Sở Y tế Hà Nội cần đơn giản các thủ tục hành chính và giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục, hồ sơ như hồ sơ cử cán bộ đi học để đảm bảo kịp thời trong công tác đào tạo, hồ sơ nâng lương tạo sự khích lệ cho những nhân lực y tế trong đợt nâng lương. Đảm bảo sự luân chuyển cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc Sở Y tế được diễn ra đúng quy trình, thủ tục đơn giản. Đối với các danh hiệu thi đua, cần nhanh chóng xem xét, giải quyết để kịp thời khen thưởng cho các cá nhân, tập thể, tránh để tình trạng để quá lâu, khi đó sẽ làm giảm giá trị của việc khen thưởng. Khi khen thưởng kịp thời, hợp lý sẽ động viên, khích lệ người lao động hăng hái,

nhiệt tình trong lao động, đảm bảo kết quả tốt nhất. Để làm được như vậy cần có sựtrao đổi thẳng thắn, hợp tác giữa bên gửi hồ sơ và bên nhận hồ sơ để quá trình hoàn thiện diễn ra nhanh hơn.

Trong đào tạo nâng cao trình độ, Sở Y tế cần giải quyết thủ tục nhanh chóng để tạo điều kiện cho cán bộ đảm bảo tiến độ nộp hồ sơ.

Tác giả rất mong những kiến nghị của mình đối với Chính phủ, Bộ Y tế và các Sở, Ban, Ngành trong thành phố Hà Nội về việc tạo điều kiện để Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có những căn cứ để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực y tế giúp Bệnh viện đạt được những mục tiêu, chiến lược phát triển đã đề ra.

* Với bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Mở các lớp đào tạo chuyên môn cho bác sỹ và điều dưỡng, tăng cường các chương trình hội thảo trong nước và quốc tế để đội ngũ y, bác sỹ có nhiều cơ hội học hỏi và tiếp cận với nhiều kỹ thuật mới trong nước và trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn (2015), Quyết định số 154/QĐ-BV về quy chế chi tiêu nội bộ năm 2015 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.

2. Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

3. Bộ Chính Trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI(2011), Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

4. Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ (2007), Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT- BNV

“Hướng dẫnđịnh mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở Y tế nhà nước”.

5. Bộ Y tế - Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư liên tịch26/2015/TTLT-BYT- BNV

“Quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y”.

6. Bộ Y tế (1997), Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo quyết định 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997, NXB Y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1613/QĐ-BYTban hành Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ.

8. Bộ Y tế (2005), Tổng quan về hệ thống bệnh viện Việt Nam, NXB Y học.

9. Bộ Y tế (2008),Chỉ thị số 06/2008/CT-BYT về việc tăng cường chất lượngđào tạo nhân lực y tế.

10. Bộ Y tế (2008), Quyết định 1816/QĐ-BYT về việc Phê duyệt Đề án

Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”.

11. Bộ Y tế (2009), Dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực và hệ thống đào tạoY tế đến năm 2020, Vụ KH – Đào tạo.

13. Bộ Y tế (2013), Quyết định 774/QĐ-BYT ban hành “Đề án bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 – 2020”.

14. Bộ Y tế (2015), Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015-2020.

15. Bộ Y tế (2015), Kế hoạch số 607/KH-YT về”Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

16. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 2992/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 – 2020.

17. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.

18. Chính phủ (2011), Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở Y tế công lập.

19. Chính phủ (2011), Nghị quyết ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020.

20. Chính phủ (2014), Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về “Chính sách tinh giản biên chế”.

21. Chính phủ (2017), Nghị định 101/2017/NĐ-CP về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức”.

22. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (đồng chủ biên) (2007), Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

23. Mai Quốc Chánh (1999), Giáo trình Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhucầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trịquốc gia, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Chính (2016), Thực hiện chính sách phát triển nhân lực ngành y tế ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

26. Lê Thị Hồng Điệp (2005), Phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Tạ Ngọc Hải, Một số nội dung đánh giá về nguồn nhân lực và

phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Hà Nội.

28. Lê Thị Mỹ Linh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Luận án Tiến sĩkinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

29. Quách Thị Hồng Liên (2009), Bàn về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hiện nay, Ngân Hàng Công

30. Phạm Công Nhất (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế”, Tạp chí Cộng sản số 786.

31. Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động –Xã hội, Hà Nội.

32. Đường Vinh Sường (2014), “Giáo dục đào tạo với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản.

33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật viên

chức công chức.

34. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Khám

bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12.

35. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Viên chức.

36. Phan Thị Thanh Tâm (2016), Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi năm 2016.

37. Nguyễn Hoàng Thanh (2011), Phát triển nguồn nhân lực ngành Y tế tỉnh Quảng Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

39. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010.

40. Trần Thị Thanh Thủy (2015), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ y, bác sĩ tại bệnh viện đa khoa xanh pôn (Trang 110 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w