Lý thuyết vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại công ty dệt may TRIO, viêng chăn, lào (Trang 28)

9. Kết cấu của đề tài

1.2. Lý thuyết vận dụng

1.2.1. Lý thuyết chức năng

Thuyết cấu trúc chức năng, hay còn gọi là thuyết chức năng, là một lý thuyết đề cập đến xã hội như là một hệ thống phức tạp mà các bộ phận làm việc với nhau để thúc đẩy tình đồn kết và sự ổn định. Cách tiếp cận này nhìn vào xã hội thơng qua một định hướng vĩ mơ, đó là một trọng tâm rộng trên các cấu trúc xã hội mà định hướng xã hội như một toàn thể, và tin rằng xã hội đã phát triển như các sinh vật. Cách tiếp cận này sẽ xem xét cả hai cấu trúc xã hội và chức năng xã hội [12].

Thuyết chức năng cơ cấu nhìn nhận xã hội như một dạng cơ cấu, trong đó từng bộ phận đều có một chức năng cụ thể. Mỗi chức năng có thể xác định được nhằm để duy trì hệ thống xã hội tổng thể [12].

Trong lý thuyết này, xã hội đuợc nhìn như một hệ thống hoàn chỉnh của các quan hệ qua lại của các bộ phận, mỗi bộ phận có thể liên quan với bộ phận khác. Các nghiên cứu thường xem xã hội giống như cơ thể con người gồm quan hệ giữa các tổ chức (cơ quan) khác nhau. Mỗi tổ chức cơ quan thực

hiện một vài chức năng của hệ thống chung. Nó là mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng.

Theo nhà Xã hội học E.Durkheim – nhà xã hội học người Pháp thì quan tâm đến câu hỏi về cách xã hội nhất định duy trì sự ổn định nội bộ và tồn tại theo thời gian. Ông đề xuất rằng các xã hội đó có xu hướng được phân đoạn, với các bộ phận tương đương được tổ chức cùng chia sẻ giá trị, ký hiệu thông thường. E.Durkheim cho rằng xã hội phức tạp được tổ chức với nhau bằng tình đồn kết hữu cơ, là kiểu đoàn kết dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Trong xã hội kiểu hữu cơ, mức độ và tính chất chun mơn hóa chức năng càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đồn kết chặt chẽ với nhau [12].

Để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phân tích cấu trúc chức năng của nó tức là chỉ ra các thành phần cấu thành (cấu trúc) và các cơ chế hoạt động (chức năng) của chúng.

Nghiên cứu này cần chỉ ra một cấu trúc bao gồm ba yếu tố (thành phần): chủ doanh nghiệp, người lao động và tổ chức Cơng đồn (hay cán bộ Cơng đồn cơ sở). Dựa vào vị trí của từng yếu tố trong cấu trúc này mà mỗi yếu tố có những chức năng cụ thể. Nghiên cứu cần xác định rõ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, xác định trách nhiệm của người lao động là thực hiện đầy đủ các quy chế lao động và cam kết với chủ doanh nghiệp, xác định rõ vai trị của cán bộ Cơng đồn cơ sở là kiểm tra, giám sát việc thực hiện những thoả thuận với người lao động cũng như thực hiện luật Lao động của người sử dụng lao động, thương lượng với chủ doanh nghiệp khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm, phổ biến và tư vấn cho người lao động những quy định của Luật lao động [26].

Khái niệm cấu trúc nhấn mạnh các yếu tố tạo thành khn mẫu định hình hệ thống một cách tương đối ổn định. Khái niệm hệ thống nhấn mạnh một tập hợp các yếu tố được sắp xếp theo trật tự nhất định, nghĩa là được định hình

vừa độc lập vừa liên tục trao đổi qua lại với hệ thống môi trường xung quanh. Môi trường pháp lý bao gồm các Luật lao động và Luật Cơng đồn là cơ sở cho cấu trúc trên tồn tại và thực hiện các chức năng của mình. Lợi ích của chủ doanh nghiệp và lợi ích của người lao động có quan hệ khăng khít với nhau và với các luật định. Các luật định là khuôn mẫu để chủ doanh nghiệp và người lao động thực hiện trách nhiệm của mình. Trong trường hợp, quyền lợi của người lao động khơng được đảm bảo thì cũng có nghĩa là đã có những hành vi vi phạm luật định.

Tiếp cận theo hệ thống xã hội, Luận văn xem xét Cơng đồn cơng ty may Trio như là một bộ phận của hệ thống xã hội, nó là một tiểu hệ thống. Vì thế nó cũng thực hiện 4 chức năng cơ bản: thích nghi, theo đuổi mục tiêu, liên kết và duy trì khn mẫu. Và phân tích nó như một hệ thống xã hội, bao gồm các bộ phận và thực hiện các chức năng khác nhau. Các chức năng của tổ chức Cơng đồn cũng như trách nhiệm của các cán bộ Cơng đồn cơ sở trong nghiên cứu này đều phải dựa vào những quy định trách nhiệm trong Luật Cơng đồn.

Mặt khác, vận dụng lý thuyết này ta thấy Cơng đồn có một hệ thống hoạt động riêng đảm bảo cho tổ chức tồn tại và phát triển để thực hiện được chức năng của mình trong đó đại diện và bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồn viên Cơng đồn, người lao động là hết sức quan trọng. Cấu trúc – chức năng của Cơng Đồn phải phù hợp với nhau và hài hịa với lợi ích của đất nước, của nhân dân và chức năng Cơng Đồn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển lịch sử. Có như vậy, tổ chức Cơng đồn mới thực sự là chỗ dựa của cơng nhân lao động, mới có thể thu hút đơng đảo công nhân, lao động tham gia.

1.2.2. Lý thuyết nhu cầu

Theo Abraham Maslow, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, theo một thứ tự ưu tiên từ thấp tới cao về tầm quan

trọng, phản ánh mức độ “cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. Con người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lịng và khuyến khích họ hành động. Theo bậc thang nhu cầu của A.Maslow, các nhu cầu gồm có hai cấp: cấp cao và cấp thấp. Cấp thấp gồm các nhu cầu sinh học và an ninh, an toàn. Cấp cao gồm các nhu cầu xã hội, tự trọng và sự hoàn thiện. Sự khác biệt giữa hai loại này là chúng thỏa mãn từ bên trong và bên ngoài của con người. A.Maslow cho rằng khi nhu cầu bậc dưới của con người được thỏa mãn đến một mức độ nhất định thì tự nó nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn. Thuyết cấp bậc nhu cầu của A.Maslow được đánh giá rất cao vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản lý ở chỗ muốn động viên người lao động thì cần phải biết người lao động đang ở cấp độ nhu cầu nào, để từ đó có các giải pháp cho việc thỏa mãn nhu cầu người lao động. Đồng thời, bảo đảm đạt đến các mục tiêu của tổ chức” [23].

Các nhu cầu này được sắp xếp và chia thành năm bậc như sau [23]:

Sơ đồ 1.1. Thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow

Nguồn: [23]

Bậc 1. Những nhu cầu về sinh học: là những nhu cầu cần thiết và tối thiểu nhất đảm bảo cho con người tồn tại. Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con

người như: ăn, uống, ngủ, khơng khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái... Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người.

Bậc 2. Những nhu cầu về an ninh và an toàn: khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức là các nhu cầu này khơng cịn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ có nhu cầu cao hơn. Đó là những nhu cầu về an tồn, khơng bị đe dọa về tài sản, cơng việc, sức khỏe, tính mạng và gia đình... Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ...

Bậc 3. Những nhu cầu về xã hội: là những nhu cầu về tình yêu, được chấp nhận, mong muốn được tham gia vào một tổ chức hay một đồn thể nào đó. Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người ln có nhu cầu u thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.

Bậc 4. Những nhu cầu được đánh giá và tôn trọng: Theo A.Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lịng tự tin. Đây là mong muốn của con người khi nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” khơng thể thiếu trong hệ thống phân cơng lao động xã hội.

Bậc 5. Những nhu cầu về sự hoàn thiện: Là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ, tự chủ, sáng tạo, mong muốn phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ...

Áp dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài, ta thấy được cần tìm hiểu về đời sống của người người lao động xem họ đã đạt được đến nhu cầu bậc mấy. Mặt khác, đối với một doanh nghiệp, người chủ cần quan tâm đến các

nhu cầu vật chất trước, rồi nâng lên các nhu cầu bậc cao hơn cho người lao động. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể hoạt động và phát triển được.

1.2.3. Lý thuyết vai trò

Theo các tác giả Akoun André và Ansart Pierre - nhà Xã hội học người Pháp, thì vai trị được hiểu như sau: “Vai trị là tập hợp hành vi hoặc các mơ hình hành vi gắn với vị thế cá nhân để khẳng định bản sắc cá nhân và thuộc phạm trù của một quá trình tương tác giữa cá nhân và cấu trúc xã hội” [12]. Trong nghiên cứu này, nghiên cứu lý thuyết vai trị là tìm hiểu về vai trị của Cơng đồn trong bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhằm thay đổi mọi mặt trong đời sống của người cơng nhân, giúp họ có nhiều mặt tích cực hơn.

Lý thuyết xã hội học về vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của con người trong hệ thống của những cấp độ “cá nhân - nhóm xã hội - xã hội”. Nó cho phép mở ra cơ chế cụ thể những liên hệ qua lại và tương tác của nó với những yếu tố cơ cấu xã hội khác và với xã hội nói chung.

Theo từ điển Xã hội học của Dahren Dory, NXB Thế giới thì vai trò được hiểu là “tập hợp những kỳ vọng ở xã hội gắn với hành vi của những người mang các đơn vị… Ở mỗi mức độ này thì mỗi vai trị riêng là một tổ hợp hay những kỳ vọng hành vi” [9]. Xét ở góc độ xã hội học thì vai trị xã hội là mơ hình hành vi xã hội được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị trí, vị thế nhất đinh, để thực hiện quyền hạn nhất định và trách nhiệm tương ứng với các vị trí, vị thế đó. Như vậy vai trị xã hội thể hiện những địi hỏi của xã hội đối với các vị thế xã hội. Những vị thế xã hội này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực giá trị xã hội trong các xã hội khác nhau, các chuẩn mực và các giá trị xã hội khơng đồng nhất vì vậy vai trị xã hội cũng không đồng nhất.

Parsons cho rằng mọi hồn cảnh đều có những địi hỏi mong đợi đối với những chủ thể hành động, bản thân những chủ thể biết và tự hướng theo những đòi hỏi này. Sự liên kết những đòi hỏi này được Parsons gắn cho khái niệm là vai trò [9]. Như vậy, vai trò là những đòi hỏi đối với tính chất quy luật

và bền vững của hành động xã hội. Đó là khn mẫu định hướng chung được tạo ra giữa xã hội và các cá thể hoặc nói một cách khác, những địi hỏi của hệ thống xã hội được chuyển tới hệ cá nhân thơng qua vai trị. Mỗi vai trị đều chứa đựng một khuôn mẫu chuẩn mực chủ chốt với các vị trí cụ thể trong các xã hội cụ thể. Việc thực hiện vai trò với khả năng giám sát bởi những nhóm chuẩn mực cơ bản, đó là những nhóm mà hành động vai trị được thực hiện, dù nhóm này lớn hoặc nhỏ nhưng đều có thể khuyến khích hành động một cách tích cực hoặc tiêu cực, có nghĩa là khen ngợi hoặc trừng phạt chủ thể hành động.

Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu cho thấy thực chất vai trò của Cơng đồn được xác lập căn cứ vào sự lãnh đạo của Đảng và u cầu địi hỏi của cơng nhân viên chức lao động đối với tổ chức này. Như vậy, Cơng đồn có vị trí, vị thế nhất định trong xã hội; Cơng đồn phải thực hiện quyền hạn và trách nhiệm tương ứng với các vị thế, vị trí đó. Để có thể đảm bảo nâng cao vai trị của mình, Cơng đồn tổ chức thực hiện tốt các hoạt động đồng thời cũng là các chức năng của Cơng đồn là chăm lo bảo vệ lợi ích, tun truyền giáo dục cho cơng nhân viên chức lao động và tham gia quản lý nhà nước.

Tương tự vai trò của tổ chức cơng đồn là đề cập tới tác động, ảnh hưởng của tổ chức cơng đồn đến quá trình hình thành và phát triển của một tổ chức khác trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội tư tưởng, tình cảm mà tổ chức cơng đồn tồn tại, hoạt động.

Vai trị Cơng đồn thể hiện sự vững mạnh của tổ chức Cơng đồn trong tình hình mới, thơng qua việc thực hiện các chức năng mà xã hội trông đợi và kỳ vọng ở tổ chức này. Các chức năng cơ bản của tổ chức Cơng đồn khơng thay đổi và được thực hiện tốt nâng cao uy tín và lịng tin của đồn viên Cơng đồn đối với tổ chức tức là nâng cao vai trò của tổ chức trong điều kiện hiện nay.

1.3. Khái quát về tổ chức cơng đồn

1.3.1. Vị trí của Cơng đồn

Tại Việt Nam, Cơng đồn là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội Việt Nam. Với Đảng, Cơng đồn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng. Với Nhà nước, Cơng đồn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tơn trọng lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Cơng đồn hoạt động. Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Cơng đồn là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong khối liên minh Cơng, Nơng, trí thức, bình đẳng, tơn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch…) [26].

Tại Lào, Trung ương Liên hiệp Cơng đồn Lào (LHCĐ Lào) là 1 trong 6 tổ chức quần chúng nhân dân, là trung tâm cơng đồn quốc gia duy nhất ở Lào được thành lập ngày 01/02/1956. Trung ương Liên hiệp Cơng đồn Lào là cầu nối giữa Nhà nước, Đảng và quần chúng nhân dân lao động. Đồng thời là một mắt xích trong khối tổ chức các quần chúng của nhân dân, phối hợp cùng các tổ chức khác để mang lại đời sống ấm no, ổn định cho nhân dân [54].

1.3.2. Chức năng của cơng đồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công đoàn trong bảo vệ quyền lợi cho người lao động tại công ty dệt may TRIO, viêng chăn, lào (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w