2.2. Xây dựng tiến trình dạy học dự án một số kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng Vật
2.2.2. Hệ thống chủ đề dự án
2.2.2.1. Dự án thiết kế mô hình chai mặt trời
- Ý tưởng dự án: Qua các thông tin thực tế đời sống, chúng ta biết rằng ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa vẫn sống trong những
học tập, vui chơi … tất cả chỉ vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ chi phí để lắp đặt đèn điện vì với người dân ở đây “cơm ăn áo mặc còn chạy lo từng bữa” thì nói gì đến việc thắp sáng đèn điện cả ngày.Làm sao để tạo ra được thiết bị không chỉ giúp giải quyết những khó khăn nêu trên mà còn mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực? Tôi quyết định tìm hiểu về vấn đề này.
- Vị trí dự án trong chương trình vật lí THPT: Dự án này thực hiện gắn liền với nội dung chương Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11, Bài 26: “Khúc xạ ánh sáng”. Đây là một dự án học tập gắn nghiên cứu lí thuyết với đời sống thực tiễn con người. - Cơ sở vật lí của dự án: Xuất phát từ ý tưởng vận dụng hiện tượng khúc xạ ánh sáng để thắp sáng căn nhà. Theo hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ánh sáng sẽ đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau (cụ thể ở đây là nước – không khí). Dựa trên hiện tượng Khúc xạ ánh sáng, người ta đục một lỗ trên trần nhà, rồi đặt cố định chai nước vào khít vị trí đó theo tư thế một nửa nằm ở khoảng không trong nhà, một nửa nằm ở trên mái nhà. Nếu trên trần chỉ có một lỗ, ánh sáng sẽ chỉ chiếu thẳng theo góc độ chiếu sáng của mặt trời, khi đó căn nhà sẽ không thể được chiếu sáng. Tuy nhiên, khi đi qua nước, ánh sáng sẽ bị khúc xạ tỏa rộng nhiều phía, thắp sáng khoảng không gian phía dưới nhà. Như vậy, vấn đề thiếu ánh sáng trong nhà ban ngày đã được giải quyết khá dễ dàng và chi phí cực rẻ.
- Dự kiến thực hiện dự án: Dự án dự kiến thực hiện ở một số nhóm HS lớp 11A1 trường THPT Phong Châu và được triển khai vào cuối tháng 03, đầu tháng 04 năm 2018.
2.2.2.2. Dự án thiết kế mô hình kính tiềm vọng (ống nhòm quân sự) - Ý tưởng dự án:
Bộ quốc phòng vừa thông qua văn bản đề xuất dự án “Nâng cấp, đổi mới hệ thống truyền tin và trinh thám quân sự” và mở cuộc đấu thầu công ty thực hiện dự án.Yêu cầu tìm được một công ty thiết kế được loại kính tiềm vọng sử dụng hiệu quả khi dò tìm chướng ngại (Đặc biệt là trong tàu ngầm quân sự) với mục đích sản xuất mô hình kính tiềm vọng để quan sát khi bị khuất tầm nhìn, tăng cường an ninh một cách tối ưu. Học sinh sẽ đóng vai là nhân viên phòng thiết kế kĩ thuật của công ty sản xuất thiết bị quân sự Apple để đưa ra ý kiến về kính tiềm vọng, nghiên cứu và hoàn thiện mô hình kính tiềm vọng của công ty. Ban giám đốc công ty (Giáo viên
và các nhóm còn lại) sẽ là người đánh giá sản phẩm. Các nhà thiết kế (học sinh) tự tìm hiểu kiến thức lí thuyết liên quan đến sản phẩm, bắt tay với đồng đội trong nhóm thiết kế và hoàn thành sản phẩm.
-Vị trí dự án trong chương trình vật lí THPT: Dự án này thực hiện gắn liền với nội dung chương Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11, Bài 27: “Phản xạ toàn phần”. Đây là một dự án học tập gắn nghiên cứu lí thuyết với đời sống thực tiễn con người.
- Cơ sở vật lí của dự án: Dựa trên hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Dự kiến thực hiện dự án: Dự án dự kiến thực hiện ở một số nhóm HS lớp 11A1trường THPT Phong Châu và được triển khai vào cuối tháng 03, đầu tháng 04 năm 2018.
2.2.2.3. Dự án tìm hiểu về tình hình dân cư sử dụng năng lượng, tiết kiệm hiệu quả - Ý tưởng dự án: Học sinh đóng vai là một nhà nghiên cứu về năng lượng để tìm hiểu về tình hình người dân nơi đây sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả như thế nào?
- Vị trí dự án trong chương trình vật lí THPT: Dự án này thực hiện gắn liền với nội dung chương Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 11, Bài 26: “Khúc xạ ánh sáng” và bài 27: “Phản xạ toàn phần”. Đây là một dự án học tập gắn nghiên cứu lí thuyết với đời sống thực tiễn con người.
- Cơ sở vật lí của dự án: Các ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần trong việc tiết kiệm năng lượng.
- Dự kiến thực hiện dự án: Dự án dự kiến thực hiện ở một số nhóm HS lớp 11A1trường THPT Phong Châu và được triển khai vào cuối tháng 03, đầu tháng 04 năm 2018.