Tìm hiểu thực tế dạy học chương Khúc xạ ánh sáng ở một số trường phổ thông trên

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lí 11 (Trang 39 - 44)

thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

1.2.1. Tình hình giảng dạy của GV

Nhận xét chung: Thông qua việc tìm hiểu, trao đổi và lấy ý kiến từ các thầy, cô giáo giảng dạy bộ môn vật lí ở trường THPT Phong Châu và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Cụ thể là 13 giáo viên THPT, trong đó giáo viên từ 10 năm công tác trở lên chiếm 76,9%, giáo viên dưới 10 năm công tác chiếm 23,1%. Thông qua phiếu trao đổi ý kiến đối với giáo viên về việc dạy học chương Khúc xạ ánh sáng Vật lí 11 ở Phụ lục 1, tôi nhận thấy:

- Về PPDH: GV thường sử dụng một số phương pháp dạy học trong dạy học Vật lí như dạy học theo nhóm (chiếm 76,9%); nêu và giải quyết vấn đề (chiếm 61,5%), thuyết trình (chiếm 46,2%), đàm thoại (chiếm 38,5%). 100% giáo viên đều hiểu về ý nghĩa của việc dạy học dự án trong dạy học Vật lí; 92,3% giáo viên đều hiểu về dạy học dự án nhưng chỉ có khoảng 7,7% số lượng GV vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Vật lí. Tuy nhiên, việc tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, bồi dưỡng về phương pháp dạy học dự án trong tổ bộ môn Vật lí hầu như là chưa tổ chức ở cấp trường hoặc cũng có tổ chức nhưng rất ít.

- Qua phiếu hỏi các thầy cô về những khó khăn của việc vận dụng phương pháp dạy học dự án ở trường phổ thông thì có 76,9% cho rằng vì điều kiện thực tế; 46,2% cho rằng những khó khăn là từ phía học sinh; 42,6% các thầy cô cho rằng khó khăn vì thời gian, 7,7% vì quản lí học sinh. Các khó khăn cụ thể như:

+ Số lượng học sinh quá đông.

+ Giáo viên và học sinh chưa quen với phương pháp dạy học mới.

+ Khó khăn về cơ sở vật chất, về thời gian, ngại tổ chức và chuẩn bị cho một tiết dạy vì mất nhiều thời gian, công sức.

- Tỉ lệ các thầy cô cho biết phương pháp dạy học dự án có thể dạy một số nội dung trong chương trình Vật lí, cụ thể như sau:

+ Ứng dụng của Vật lí chiếm 84,6%.

+ Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chiếm 53,8%. + Lí thuyết chiếm 38,5%.

+ Bài tập chiếm 30,8%.

Qua đó, ta thấy được phương pháp dạy học dự án có thể dạy trong nội dung ứng dụng của Vật lí chiếm tỉ lệ rất cao và hợp lí.

- Đối với chương Khúc xạ ánh sáng, theo các thầy, cô giáo việc vận dụng phương pháp dạy học dự án sẽ hợp lí nhất khi thực hiện ở tiết tự chọn chiếm 46,2%, tiết ngoại khóa chiếm 38,5%, tiết chính khóa chiếm 38,5%.

Và khi dạy kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng, thầy cô liên hệ ở mức độ rất thường xuyên chiếm 76,9%, không thường xuyên chiếm 23,1%.

- Một số đề xuất của các thầy cô về dạy học dự án trong dạy học Vật lí, cụ thể như sau:

+ Nên đưa dạy học dự án trong dạy học Vật lí vào trường học, ở một số bài có nhiều ứng dụng thực tiễn.

+ Cần được áp dụng thường xuyên để học sinh được tiếp cận với phương pháp mới, phát huy tính tích cực của học sinh.

+ Cần áp dụng linh hoạt theo điều kiện thực tế.

+ Dạy học cần gắn với thực hành và vận dụng trong thực tiễn nhiều hơn. Cần có sự hỗ trợ đầy đủ về phương tiện dạy học và cơ sở vật chất.

1.2.2. Tình hình học tập của học sinh

Nhận xét chung: Thông qua việc tìm hiểu, trao đổi và lấy ý kiến từ các em học sinh ở các lớp 11 ở trường THPT Phong Châu. Cụ thể là 96 học sinh ở các lớp 11A1 (30 học sinh), 11A3 (24 học sinh) và 11A10 (42 học sinh). Thông qua phiếu điều tra tính tích cực của học sinh ở Phụ lục 2. Tôi rút ra một số nhận xét sau:

+ Về mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Vật lí: Có 72,9% HS cảm thấy giờ học Vật lí cũng bình thường như những giờ học của những môn học khác; 19,8% HS cảm thấy rất thích và 7,3% HS cảm thấy không thích.

+ Trên lớp, việc học tập môn Vật lí thường được dạy theo phương pháp truyền thống. Cụ thể : Phương pháp thuyết trình chiếm 43,8%; đàm thoại chiếm 30,2%; nêu và giải quyết vấn đề chiếm 30,2%. Một số phương pháp dạy học hiện

+ Về thái độ của học sinh trước những vấn đề mới mà giáo viên nêu ra: Có 53,2% HS cảm thấy hứng thú; 27,1% HS cảm thấy ít hứng thú; 11,5% HS cảm thấy rất hứng thú và chỉ có 6,3% HS cảm thấy không hứng thú.

+ Trước những vấn đề mà GV trình bày chưa rõ ràng, có 42,7% HS sẽ tự tìm câu trả lời; 38,5% HS sẽ thắc mắc, đòi hỏi giáo viên giải thích cặn kẽ; 18,8% HS chỉ tìm hiểu khi giáo viên bắt buộc; 4,2% HS không quan tâm đến vấn đề.

+ Về thái độ của HS trước những thông tin mới, những thông tin có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học: Có 47,9% HS cảm thấy hứng thú; 31,3% HS cảm thấy rất hứng thú; 15,7% HS cảm thấy ít hứng thú và chỉ có 6,3% HS cảm thấy không hứng thú.

+ Về mức độ vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn: Có 51% HS thỉnh thoảng vận dụng; 21,9% không vận dụng; 20,8% HS rất hay vận dụng; 6,3% không vận dụng được vì cho rằng vật lí toàn kiến thức lí thuyết.

+ Khi hỏi học sinh có biết về phương pháp dạy học dự án: Có đến 58,3% HS trả lời rằng mới nghe qua một vài lần; 35,4% HS chưa từng nghe qua về phương pháp này và chỉ có 6,3% nghe qua rất nhiều lần.

+ Thông qua phiếu điều tra để tìm hiểu về việc HS đã được học Vật lí theo phương pháp dạy học dự án: Có 88,5% HS chưa từng học Vật lí theo phương pháp này; 11,5% HS đã được học Vật lí theo phương pháp DHDA và cụ thể là các em được học ở bài: “Dòng điện trong chân không – Vật lí 11”. Qua thống kê trên, tôi thấy rằng tỉ lệ học sinh được học phương pháp dạy học dự án còn rất ít và phương pháp DHDA còn khá mới mẻ đối với các em.

+ Sau khi tôi giới thiệu cho HS về phương pháp DHDA:

* Có 62,5% HS rất thích được học Vật lí theo phương pháp DHDA với một số lí do như:

- Vì nó áp dụng được nhiều trong thực tế cuộc sống, nó sẽ cung cấp cho học sinh kiến thức thực tiễn nhiều hơn.

- Giúp HS tự tìm hiểu bài trước, sau đó GV sẽ đưa ra vấn đề cần hiểu. Điều này giúp nâng cao hiệu quả dạy và học.

- Vì học Vật lí theo phương pháp dạy học dự án sẽ giúp học sinh tự tìm hiểu bài, có tính tự giác hơn và sẽ hiểu bài hơn khi thầy cô dạy.

- Vì có thể làm thí nghiệm, chế tạo các sản phẩm từ việc vận dụng các kiến thức đã học.

- Vì HS chưa được học phương pháp này bao giờ nên các em muốn trải nghiệm, muốn được thử với phương pháp dạy học mới xem có hiệu quả hơn không. - HS cảm thấy phương pháp này mới lạ và rất gây hứng thú, các em có thể khám phá điều nhiều điều mới mẻ và bổ ích cho mình.

- Nhiều HS cho rằng phương pháp này có thể giúp các em phát triển hòa đồng hơn thông qua hoạt động hợp tác với bạn bè trong nhóm.

- HS rất thích được học môn Vật lí theo phương pháp dạy học dự án vì nó đem đến cho các em rất nhiều kĩ năng thực hành, tính tự lập, dễ hiểu bài hơn.

- HS cảm thấy rất thú vị và các em sẽ có cơ hội phát huy khả năng của mình; mặc dù theo các em thì với phương pháp này người học sẽ vất vả hơn.

* Có 15,6% HS không thích học Vật lí theo phương pháp DHDA với một số lí do như:

- Vì HS chưa được học bao giờ.

- Các em chưa được đề cập, chưa hiểu rõ về phương pháp này.

- Vì học theo phương pháp DHDA sẽ làm mất chức năng vốn có của giáo viên từ xưa đến nay. Học sinh phải tự tìm hiểu những kiến thức mới, việc đó sẽ làm HS khó tiếp thu được kiến thức hơn so với việc giáo viên dạy như trước.

- Vì không có trang thiết bị thực hiện dự án.

- HS không hứng thú và cho rằng việc học tập theo phương pháp này cần được kết hợp giữa ý kiến của nhiều bạn và thầy cô.

- Nhiều HS không hứng thú với phương pháp này vì các em không hứng thú với môn Vật lí.

* 21,9% HS chưa được học Vật lí theo phương pháp này nên chưa biết có thích học Vật lí theo phương pháp DHDA hay không.

+ 93,8% học sinh đều cho biết kiến thức chương “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 11 các em đều chỉ được học lí thuyết, mức độ liên hệ thực tế không thường xuyên nên các em không hứng thú lắm. Nhiều phần kiến thức chỉ học thuộc lòng, không được hiểu sâu và không được vận dụng nhiều trong thực tế.

đem lại hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực, tự lực và tăng cường khả năng hoạt động nhóm của HS.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, đề tài khóa luận đã trình bày một số cơ sở lí luận và thực tiễn của mô hình DHDA như khái niệm, mục tiêu, đặc điểm của mô hình DHDA, ... Ngoài ra, thông qua phiếu điều tra GV và HS, tôi thấy được một số thuận lợi, khó khăn của học sinh cũng như giáo viên khi học tập, giảng dạy chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11 nói riêng và Vật lí THPT nói chung. Từ đó, tôi có đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên.

Việc nghiên cứu DHDA trong dạy học một số kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11 chưa được đề cập đến, đó cũng chính là mục đích nghiên cứu mà đề tài khóa luận tập trung hướng tới. Với các đặc điểm nổi trội như định hướng hoạt động HS theo nhóm, định hướng thực tiễn, phát huy tính tích cực, tự lực và tăng cường khả năng hoạt động nhóm của HS. DHDA có nhiều ưu điểm trong việc vận dụng vào dạy học Vật lí THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, giúp HS biết vận dụng kiến thức, phát hiện và giải quyết vấn đề xuất phát từ thực tiễn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm cho HS. Đối với học sinh, khi được học tập theo phương pháp DHDA thì các kiến thức mà HS tiếp thu có cơ hội để phát triển các năng lực, những kĩ năng phức hợp; nâng cao tính chuyên cần, tính tự lực và thái độ học tập. Đối với giáo viên, việc vận dụng phương pháp DHDA sẽ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác với đồng nghiệp, có cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với học sinh.

Tuy nhiên, phương pháp DHDA cũng có những nhược điểm như: Với số lượng HS quá đông, việc chia nhóm gặp nhiều khó khăn; đòi hỏi nhiều thời gian, không thích hợp cho việc dạy các kiến thức lí thuyết hệ thống; đòi hỏi điều kiện vật chất và tài chính phù hợp. Vì vậy, GV cần lựa chọn những tài liệu có nội dung kiến thức phù hợp để thiết kế và tổ chức DHDA. Trong chương trình Vật lí phổ thông, khi dạy học chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11, tôi sẽ dựa trên quy trình DHDA nói chung và chú trọng đến hoạt động của GV và HS để xây dựng tiến trình DHDA một số kiến thức chương Khúc xạ ánh sáng - Vật lí 11 và được trình bày cụ thể ở chương 2.

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - VẬT LÍ 11

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lí 11 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)