Các giai đoạn của tiến trình dạy học dự án

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lí 11 (Trang 25 - 28)

1.1. Cơ sở lí luận của dạy học dự án

1.1.6. Các giai đoạn của tiến trình dạy học dự án

Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiều tác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: Quyết định chủ đề dự án, lập kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Có thể chia cấu trúc của dạy học dự án làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn. Sau đây trình bày một cách phân chia các giai đoạn của dạy học dự án theo 5 giai đoạn như mô tả ở sơ đồ hình 1.1.

Hình 1. 1. Sơ đồ tiến trình thực hiện dự án

Có thể diễn giải sơ đồ:

• Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu dự án:

Việc lựa chọn chủ đề dự án phụ thuộc vào sự hứng thú, quan tâm của HS và kinh nghiệm các em đã có. Chủ đề dự án có thể hấp dẫn với một nhóm HS, với cả lớp, hay với một HS nhất định.

Bằng việc quan sát và thảo luận trên lớp, GV sẽ phát hiện ra HS quan tâm tới vấn đề gì, vấn đề gì thực sự hấp dẫn đối với các em.

Xây dựng ý tưởng dự án. Quyết định chủ đề

Giáo viên tạo điều kiện để học sinh đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề, xác định mục tiêu

Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án

Học sinh lập kế hoạch làm việc, phân công lao động.

Thực hiện dự án

Học sinh làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch. Kết hợp lí thuyết và thực hành, tạo ra sản phẩm.

Giới thiệu sản phẩm dự án

Học sinh thu thập sản phẩm, giới thiệu, công bố sản phẩm dự án.

Đánh giá

Ngoài ra, còn có các cách làm khác như: hộp thư gợi ý thu thập sáng kiến, đề nghị của HS, báo tường – sự kiện mang tính thời sự - thảo luận lấy ý kiến.

Chủ đề được diễn đạt tốt nhất dưới dạng một vấn đề. Nên bắt đầu bằng một vấn đề cần giải quyết. Kết quả cuối cùng của dự án sẽ là lời giải cho vấn đề đó. Điều này kích thích HS hoạt động, lên kế hoạch và đặt mục tiêu đề ra.

Sự khác biệt giữa chủ đề và vấn đề là ở chỗ chủ đề thì luôn gắn liền với các mối quan tâm hứng thú, nhưng không nhất thiết chứa đựng sự cam kết nào. Ngược lại, vấn đề luôn ẩn chứa những mâu thuẫn, những điều chưa chắc chắn. Mỗi vấn đề là một khó khăn thách thức, dẫn tới một mục tiêu, một sản phẩm cuối cùng nào đó. Bất kì một vấn đề nào cũng tạo ra cảm giác không thoải mái, và chỉ có lời giải cho vấn đề mới mang lại sự thỏa mãn, hài lòng ở người học.

Khi chưa quen làm việc giải quyết vấn đề, HS thường có xu hướng lựa chọn các chủ đề, những đề tài mà mình quan tâm, hứng thú.

Dựa vào các ý tưởng sau để không đi chệch hướng khi lựa chọn chủ đề: + Đảm bảo đa số HS ủng hộ ý tưởng bằng cách kiểm tra xem các chủ đề nào có liên quan tới nhau và tại sao.

+ Xác định một số tiêu chí mà dự án cần đạt được. Ví dụ:

- Câu hỏi / nhiệm vụ đặt ra có phải là vấn đề hay không? - Liệu tất cả HS đều có thể tham gia được hay không? - Có thể đạt được sản phẩm cuối cùng hay không?

- Có thể dành một khoảng thời gian nhất định cho dự án hay không? - HS có thể hoạt động cùng nhau được hay không?

- Có thể học được điều gì đó từ hoạt động hay không? - Có thể áp dụng sau … tuần được hay không?

- Vấn đề có mới mẻ và mang tính thách thức hay không? - Chi phí như thế nào?

+ HS có thể thuyết phục lẫn nhau. Các em đưa ra ý kiến, lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình.

+ Nếu không đạt được thỏa thuận, có thể dùng đến biện pháp bỏ phiếu sao cho dân chủ nhất, HS có thể bỏ phiếu kín cho 1, 2 hoặc 3 lựa chọn.

• Xây dựng kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, HS với sự hướng dẫn của GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong việc xây dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

• Thực hiện DA: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân. Trong giai đoạn này, HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ, tác động qua lại lẫn nhau:

- Thu thập các đồ dùng, tài liệu cần thiết. - Nghiên cứu trong lớp.

- Trong thư viện.

- Có sự tham gia của phụ huynh HS.

- Xin “chuyên gia” tư vấn – viết thư – phỏng vấn – gọi điện thoại hẹn gặp. - Phiếu hỏi – thu thập tạp chí để tìm thông tin – video – sách trẻ em. - Thu thập bài báo, chỉnh sửa và viết lại sao cho dễ hiểu.

- Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra. • Thu thập kết quả và công bố sản phẩm:

Kết quả thực hiện có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng văn bản, bài trình diễn powerpoint. Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất được tạo ra qua hoạt động thực hành như: mô hình máy phát điện, mô hình rowle nhiệt, mô hình ẩm kế, mô hình mạng điện trên xe buýt, mô hình kính thiên văn… Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một buổi tuyên truyền nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng triển lãm trưng bày tranh ảnh…

Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS trong một lớp, có thể được giới thiệu trước toàn trường, hay ngoài xã hội.

• Đánh giá dự án:

GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được.

Cần phải trả lời các câu hỏi:

- Dự án vừa thực hiện có cho phép một sự học tập tích cực không? - Trong tương lai dự án có thể thực hiện khác được không?

- Hướng phát triển tiếp theo của dự án là gì?

Do đó, cần tiến hành hoạt động xem xét lại dự án: Trở lại dự án để thực hiện việc tổng kết và đưa ra các kết luận rộng hơn. Nó có thể xoay quanh câu hỏi: Mục đích học tập đạt được hay chưa? Những thiếu sót gì đã bỏ qua? Các yếu tố khác như cảm giác thoải mái của HS trong quá trình hoạt động nhóm – thời gian thực hiện dự án – các vấn đề gặp phải và sự hỗ trợ …đều phải được đề cập tới và đánh giá một cách chu đáo. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo khác.

Có những phương pháp đánh giá khác nhau như: Trao đổi bằng thư, đánh giá toàn lớp, đánh giá đồng đẳng, tự đánh giá, HS nêu câu hỏi, đánh giá các nhóm…

Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế chúng có xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng DA khác nhau có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án. Giai đoạn 4 và 5 cũng thường được mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án).

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lí 11 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)