Bảng so sánh một số biểu hiện của HS nhóm TN và nhóm ĐC

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lí 11 (Trang 75 - 77)

Nhóm thử nghiệm Nhóm đối chứng

+ Đa số HS ở nhóm TN tập trung chú ý, tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập, tự ý thức được vai trò của việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết vấn đề, thực hiện các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp khái quát, chủ động lĩnh hội kiến thức mới. + Các nhóm HS đều có ý thức tham gia báo cáo, phát biểu ý kiến, thảo luận nhóm,… và bước đầu đã biết

+ Một bộ phận HS còn chưa tập trung chú ý nghe giảng, chưa tự giác trong học tập, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mới.

+ Ít phát biểu, chủ yếu nghe và ghi chép… chưa biết cách diễn đạt, trình bày.

cách diễn đạt, trình bày.

+ HS mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân, thắc mắc. Do đó, có điều kiện để phát triển tư duy và ngôn ngữ. + HS được tham gia trực tiếp vào các quá trình thiết kế và làm thí nghiệm, do đó HS được thực hiện các thao tác thí nghiệm và có điều kiện thuận lợi để phát triển các kĩ năng thực hành Vật lí.

+ HS trực tiếp giải quyết vấn đề, từng bước biết vận dụng kiến thức vào giải thích hiện tượng thực tế.

+ HS ngại bày tỏ quan điểm cá nhân, thắc mắc nên ít có điều kiện phát triển tư duy và ngôn ngữ. Do đó, gặp khó khăn trong cách diễn đạt, trình bày. + Tỷ lệ HS được trực tiếp làm thí nghiệm ít, phần nhiều chỉ được quan sát một số ít thí nghiệm biểu diễn của GV, do đó khả năng tự thao tác các thí nghiệm bị hạn chế hơn.

+ HS khá lúng túng khi vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế.

Việc học tập theo dự án đã giúp HS có cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau để cùng nhau thực hiện các dự án học tập. Cách này giúp các em có thể tự lực chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết như giao tiếp, tăng cường khả năng hợp tác nhóm.

Qua các buổi học, tôi nhận thấy đa số HS ở nhóm TN đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, các em tỏ ra rất hứng thú và hoạt động rất tích cực. Ngay cả những HS lúc trước rất ít khi tham gia xây dựng bài cũng trở nên hào hứng hơn, các em tích cực đóng góp ý kiến và bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trước lớp. Không khí lớp học sôi động hơn, HS nắm kiến thức một cách vững vàng hơn. Những giờ học đầu HS chưa quen với việc hoạt động nhóm, cũng như việc tự tìm hiểu nội dung, tự tìm kiếm kiến thức và trình bày trước lớp nên có đôi chỗ lúng túng. Nhưng qua các buổi thảo luận nhóm, HS đã biết cách tổ chức và làm việc nhóm hiệu quả hơn. Với cách dạy học này, HS hoàn toàn có khả năng tự tìm hiểu nội dung, kiến thức, thông tin, xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập, cũng như hầu hết HS đều có thể bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trước lớp. Qua đó, có thể thấy phương pháp DHDA giúp HS từng bước rèn luyện khả năng tự học, biết tự khẳng định mình, phát huy tính tích cực và tăng cường khả năng hoạt động

3.5.2.2. Đánh giá về mặt định lượng a. Đánh giá sản phẩm của dự án * Đánh giá chất lượng của sản phẩm:

Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm dự án (dựa trên bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng SP) và tôi thu được kết quả ở bảng 3.9 dưới đây:

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lí 11 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)