Nhóm Dự án Số học sinh
1 Thiết kế mô hình chai mặt trời 5
2 Thiết kế mô hình kính tiềm vọng 5
3
Tìm hiểu về tình hình dân cư trên địa bàn Thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ sử dụng
năng lượng, tiết kiệm hiệu quả
5
Sau khi đã phân nhóm và lựa chọn DA, HS làm việc theo nhóm. GV nêu câu hỏi bài học (Đã soạn mục 2.2.3). Để trả lời được, học sinh cần tìm giải pháp, giải pháp mà học sinh đưa ra hầu như trùng với dự kiến của tôi, như tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách chế tạo, sản phẩm, …
Bên cạnh đó, tôi xây dựng phiếu điều tra về mức độ hứng thú của HS đối với dự án mà mình sẽ thực hiện ở phụ lục 4. Và thấy rằng HS hứng thú với các ý tưởng dự án, các chủ đề dự án, việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn và HS đặc biệt rất hứng thú trong quá trình thực hành – tạo ra sản phẩm.
* Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
HS làm việc theo nhóm. Câu hỏi GV đề xuất chung cho các nhóm HS: + Trong mỗi DA, chúng ta cần nghiên cứu, giải quyết những vấn đề gì? + Các sản phẩm DA cần thiết kế là gì?
+ Cần phân công công việc các thành viên trong nhóm như thế nào?
HS sử dụng sơ đồ tư duy để xác lập các chủ đề nhỏ, gồm các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết. Sau đó, các nhóm trình bày trước lớp về các chủ đề nhỏ của nhóm mình.
Các sản phẩm DA cần thiết kế:
+ Các nhóm tiếp tục thảo luận để xác định sản phẩm, kết quả:
- Nhóm thiết kế mô hình chai mặt trời: SP1: Bài báo cáo do nhóm trình bày về vật liệu, cấu tạo, cách làm, nguyên tắc hoạt động; SP2: Mô hình chai mặt trời.
- Nhóm thiết kế mô hình kính tiềm vọng: SP1 gồm bài báo cáo do nhóm trình về vật liệu, cấu tạo,cách làm, nguyên tắc hoạt động; SP2: Mô hình kính tiềm vọng bằng ống nhựa và bằng bìa cattong.
- Nhóm tìm hiểu thực tiễn về tình hình người dân trên địa bàn thị trấn Hùng Sơn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: SP1 gồm bài báo cáo do nhóm trình bày về thực trạng việc sử dụng năng lượng hiện nay,vai trò của năng lượng trong cuộc sống, một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và việc vận dụng những ứng dụng của hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ toàn phần trong việc tiết kiệm năng lượng.
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm:
GV hướng dẫn HS lên kế hoạch chi tiết để thực hiện, lập bảng dự trù vật tư và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Sau đó, các nhóm báo cáo với GV kế hoạch phân công công việc của các thành viên trong nhóm mình
GV hướng dẫn HS xây dựng tiêu chí ĐGSP:
GV: Các SP cần thiết kế chế tạo phải có những tiêu chí gì?
HS: Các SP cần phải có những tiêu chí như: Hoạt động tốt, đúng nguyên tắc cấu tạo, bố cục hợp lí,…
Sau khi cùng thảo luận, GV và HS cùng xây dựng các tiêu chí ĐGSP. Phiếu đánh giá sẽ được đưa cho HS.
* Hoạt động 4: Thực hiện dự án
HS các nhóm tự làm việc theo kế hoạch (tại địa điểm do các nhóm lựa chọn), hình thức hoạt động nhóm là chủ yếu, thời lượng 2 tuần ngoài giờ lên lớp: 1 tuần thu thập, xử lí thông tin; nửa tuần sau chuẩn bị vật liệu và dụng vụ thực hành; cuối cùng là xây dựng SP. GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm qua điện thoại, email, và mỗi tuần trực tiếp đến mỗi nhóm một lần để nắm bắt tình hình và có sự hỗ trợ kịp thời.
Dựa trên sơ đồ cấu tạo các mô hình, giai đoạn này các nhóm triển khai việc thiết kế, chế tạo sản phẩm dự án.
* Hoạt động 5: Báo cáo, trình bày và đánh giá sản phẩm DA
Các nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả quá trình thực hiện DA của nhóm mình trước lớp bằng bài trình chiếu Power Point hoặc thuyết trình. HS theo dõi, đặt ra các câu hỏi có giá trị cho nhóm báo cáo trả lời. Đồng thời, các nhóm giới thiệu sản phẩm của nhóm. Sản phẩm dự án có thể là bài thuyết trình, một mô hình vật chất, một bài phóng sự hay kết quả tìm hiểu có tính lịch sử,…và thường SP dự án là những SP vật chất, thể hiện HS đã biết vận dụng kiến thức vật lí để làm được các hình mẫu, mô hình, thiết kế các dụng cụ,... Điều này có ý nghĩa giáo dục khoa học tổng hợp cho HS. Đồng thời cùng với việc tạo ra các SP vật chất, HS phát huy được tính tích cực, tự lực và khả năng hoạt động nhóm của HS.
GV đánh giá về quá trình thực hiện dự án của các nhóm HS, trong đó có chú trọng đến kĩ năng và thái độ, ĐG sản phẩm thực hành của các nhóm HS tập trung vào các tiêu chí SP như chất lượng, hình thức và vận hành của mô hình vật chất. Việc ĐG cần thấy được ưu, nhược điểm của quá trình thực hiện DA để rút kinh nghiệm cho DA tiếp theo. Ngoài ra, việc đánh giá còn được tiến hành trong cả quá trình thực hiện DA thông qua quan sát, sổ theo dõi DA,... giúp GV kiểm soát được quá trình học tập của HS.
3.5. Phân tích, đánh giá kết quả thử nghiệm 3.5.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá 3.5.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá
Để đánh giá và phân loại sản phẩm, GV và các nhóm HS đã thảo luận và thống nhất đưa ra bảng các tiêu chí đánh giá như sau: