Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 34 - 39)

Chương 3 : Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Tiền Hải là huyện nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý 20017’ đến 20027’ độ vĩ Bắc; từ 106027’ đến 106035’ độ kinh Đơng.

Nam Phú là xã cuối cùng, nằm về phía Đơng Nam của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên 2.465,48ha, với 4 thơn: Trung Thành, Bình Thành, Thúy Lạc và Hợp Phố.

- Phía Bắc giáp với xã Nam Thịnh

- Phía Nam giáp với huyện Giao Thủy - tỉnh Nam Định - Phía Đơng giáp với Biển Đơng

- Phía Tây giáp với xã Nam Hưng

Là xã nằm tiếp giáp với biển Đơng, có Cửa Ba Lạt – sông Hồng và tỉnh lộ 221A chạy qua, cách trung tâm huyện lỵ Tiền Hải 16 km về phía Tây Bắc theo trục tỉnh lộ 221A. Vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với không chỉ các xã trong huyện mà cả với huyện bạn và tỉnh bạn.

3.1.2. Khí hậu

Khí hậu của xã Nam Phú - huyện Tiền Hải mang đặc điểm chung của khí hậu các tỉnh miền Bắc với đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa đơng lạnh, nhưng lại nằm ở ven biển nên khu vực này ngồi khí hậu lục địa, cịn mang đặc trưng của khí hậu vùng ven biển duyên hải rất rõ rệt: mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu trong nội địa.

Trung bình năm dao động từ 23 ÷ 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa đơng là 170C, thấp nhất là 4,10C; các tháng mùa hè 280C, cao nhất là 390C; chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15 ÷ 200C, trong một ngày đêm khoảng 8 ÷ 100C. Tổng tích ơn năm khoảng 8.300 ÷ 8.4000C.

- Độ ẩm khơng khí:

Vào cuối mùa đông khá ẩm ướt, nồm, mưa phùn, độ ẩm khá cao (86 ÷ 87%), thấp nhất 82%, cao nhất là 94%, mùa hè độ ẩm tăng 82 ÷ 90%.

- Bức xạ mặt trời:

Tổng số giờ nắng trung bình từ 1.600 ÷ 1.800 giờ/năm. Trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian nắng chiếu, thường có 180 – 200 giờ/tháng; từ tháng 01 đến tháng 03 nắng ít, trung bình chỉ khoảng 70 – 100 giờ/tháng

- Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 ÷ 2.000mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất, ngày cao điểm đạt 350 mm/ngày. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 20% so với tổng lượng mưa cả năm. Trong đó, tháng 1 thường có lượng mưa thấp hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.

- Chế độ gió:

Ở Tiền Hải, gió thịnh hành là gió Đơng Nam mang theo khơng khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2÷ 5m/s. Mùa đơng, gió mùa Đơng Bắc, trung bình có từ 28 ÷ 30 đợt rét tập trung vào các tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tốc độ gió cấp 3, 4 ven biển và cấp 5, 6 ngoài khơi làm biển động. Nhiệt độ giảm đột ngột trong những ngày có gió mùa Đơng Bắc, gió mạnh làm rụng lá,… .

+ Giơng: Trung bình hàng năm có khoảng 40 ÷ 45 ngày có giơng. Tốc độ gió thường xảy ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm. Tốc độ gió trong giơng có thể đạt 27 ÷ 28m/s

+ Bão và áp thấp nhiệt đới: Các cơn bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện vào mùa hè (tháng 7, 8), bão xuất hiện kèm theo mưa lớn và gió, bão xuất hiện vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 10, nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%).. Mỗi năm trung bình có từ 2 ÷ 3 cơn bão, có năm tới 6 cơn bão. Cấp gió trung bình từ cấp 8 ÷ 11, ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây rừng ngập mặn và sạt lở các bờ sông ven biển

+ Mưa phùn: Hàng năm có khoảng 15 ÷ 20 ngày có mưa phùn, mưa phùn xuất hiện trong giai đoạn chuyển mùa từ mừa đông sang mùa xuân (tháng 2 đến hết tháng 3 hoặc tháng 4).

+ Sương mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 ÷ 55 ngày. Sương mù thường xãy ra vào đầu mùa đơng

Nhìn chung, tuy cịn những hiện tượng thời tiết bất thuận như giông, bão, lốc,…nhưng điều kiện thời tiết và khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự phát triển của cây rừng ngập mặn.

3.1.3. Thủy văn

Trên địa bàn xã Nam Phú có sơng Hồng, sơng Sáu chảy qua và hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của đại bộ phận người dân trong xã. Tổng lượng nước sông Hồng đổ ra cửa Ba Lạt hàng năm là 48,6x109m3 chiếm 39 ÷ 40% tổng lưu lượng của hệ thống sông Hồng. Lượng bùn cát do hệ thống sơng Thái Bình – sơng Hồng chuyển ra biển bồi đắp cửa Thái Bình là 20.106 tấn/năm, cửa Trà Lý là 15.106 tấn/năm và cửa Ba Lạt là 23.106 tấn/năm (Nguyễn Viết Phổ, 1984) [ 25].

Về phân vùng thủy văn, Nam Phú nằm trong vùng ảnh hưởng truyền triều. Chế độ triều khơng thuần nhất, hàng năm vẫn có một số ngày bán nhật triều, đỉnh triều giao động trung bình từ 0,6 ÷ 1,5 m.

Đặc điểm chung của sơng ngịi trong khu vực là có nguồn nước dồi dào, lượng phù sa đổ ra biển hàng năm lớn ở các cửa sông tạo ra vùng bãi bồi rộng lớn ven biển là thế mạnh cho sự phát triển nông, lâm – ngư nghiệp.

3.1.4. Biển

- Thủy triều: Huyện Tiền Hải có 32km bờ biển, từ cửa Ba Lạt (sông Hồng) đến cửa Trà Lý (sông Trà Lý). Vùng biển Tiền Hải chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều nhật triều thuần nhất chu kỳ khoảng 25 giờ, biên độ giao động trung bình từ 1,5 ÷ 1,8m, cao nhất từ 3,3 ÷ 3,9m, thấp nhất 1,25m. Hàng năm có khoảng 176 ngày triều cao, trong 1 tháng có 3 ÷ 5 ngày nước lên, xuống mạnh, kéo dài sau đó 4 ÷ 5 ngày liên tiếp. Kỳ triều nước kém kéo dài 2 ÷ 3 ngày, hoạt động mạnh vào các tháng 1, 6, 7, 12. (Nguyễn Ngọc Thụy, 1984) [37]

- Độ mặn: Mực nước biển và độ mặn ven bờ không chỉ phụ thuộc vào chế độ thủy triều mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lượng mưa, và nguồn nước từ sông Hồng và sơng Sáu. Độ mặn ngồi khơi cửa Ba Lạt là 33‰, độ mặn của vùng cửa sơng từ 5 ÷ 20‰. Độ mặn thay đổi phụ thuộc vào các tháng trong năm và điều kiện cụ thể của từng vùng bãi, mùa mưa độ mặn của sông Hồng rất thấp (Phan Nguyên Hồng, 1991) [18].

- Độ pH: Độ pH thay đổi từ 7 ÷ 8, tùy thuộc vào lượng nước ngọn, nước biển và cả hoạt động của những động vật thủy sinh. Độ pH tháng 1 cao hơn tháng 6 từ 0,05 ÷ 0,10.

3.1.5. Điều kiện thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra nơng hóa, thổ nhưỡng trên diện tích khoảng 1.700 ha. Đất đai xã Nam Phú - huyện Tiền Hải có 2 nhóm chính đó là:

- Đất cát biển (Cc): Diện tích 320 ha, phân bố tập trung ở khu vực phía đơng Cồn Vành. Phần lớn diện tích này đang được trồng rừng Phi lao. Loại đất này có lượng hạt thơ lớn, dung tích hấp thụ thấp, độ keo liên kết kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo.

- Đất mặn (M): Bao gồm 2 loại

+ Đất mặn sú vẹt: Diện tích 600 ha, tập trung nhiều ở khu vực ngoài đê Quốc gia phần lớn đang được khai thác nuôi trồng thủy hải sản và trồng rừng sú vẹt.

+ Đất mặn nhiều: Diện tích 750 ha. Phân bố ở khu vực ven đề Quốc gia, khu vực giáp sông Hồng và đa phần đang được sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

+ Đất mặn trung bình: Diện tích 750 ha, là loại đất tập trung trong vùng nội đồng hiện đang được sản xuất lúa và một phần đã được chuyển sang ni trồng thủy sản.

Nhìn chung, loại đất này đã được sử dụng sản xuất nông, lâm nghiệp và khai thác nuôi trồng thủy hải sản. Đặc điểm của nhóm đất này là có mầu nâu tươi của phù sa do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. Ở lớp mặt pHKCL từ (4,5 ÷ 5,5) các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu (7 ÷ 9). Nồng độ Ca++ trao đổi từ 3 ÷ 8 lđl/100g. Mg++ trao đổi từ 3 ÷ 10 lđl/100g. Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1,5. Số muối hịa tan ở mức trung bình từ 0,1 ÷ 0,7%. Chất dinh dưỡng hữu cơ tổng số ở mức trung bình đến khá (1 ÷ 3%), đạm trung bình từ 0,1 ÷ 0167%, Lân, Kali tổng số cao từ 1,7 ÷ 2,3%. Loại đất này độ mặn là yếu tố làm giảm độ phì nhiêu thực tế, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, tuy nhiên nó lại thích hợp với việc phát triển cây trồng rừng ngập mặn. Vì vậy, để cải tạo đất ở khu vực ngoài đề cần đẩy mạnh cơng tác trồng rừng ngập mặn với các lồi như Sú, Vẹt, Bần chua.

3.1.6. Tài nguyên rừng

Nam Phú là một trong những xã nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, trên các cồn cát ngoài khơi và các bãi cao ven bờ là rừng phi lao. Dưới các bãi triều là RNM với các loài cây như Bần chua (S. caseolaris), Mắm biển (Avicennia marina), Sú (Aegiceras corniculatum), Vẹt (Bruiguera gymnorhira), Phi lao

(Casuarina equisetifolia),… Hiện nay, rừng ngập mặn đã phát huy tốt công dụng cải

tạo mơi sinh và lấn biển mở rộng diện tích đất sản xuất. Ngồi các cây rừng ngập mặn nơi đây cịn có cây Lau, Sậy, thực vật thủy sinh, các loài tảo như: Rhizoplenia, Chuaetomorpha,… Muống biển (Ipomea pescarpae), Vạng hôi (Clerodendrum ierme) là những loài thực vật trên cạn phổ biến.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005, Nam Phú có 700 ha rừng trồng phịng hộ. Khơng chỉ rừng ngập mặn có tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê biển, rừng Phi lao trồng ở mép ngoài Cồn Vành, ngồi tác dụng chắn cát cịn là nơi cư trú cho các loài chim, đặc biệt là các loài chim nước di cư sử dụng để dừng chân và trú đông. Trong 150 lồi chim đã thống kê, có ít nhất 7 lồi hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, đã ghi vào sách đỏ của tổ chức bảo vệ chim Quốc tế là Bồ nông Damatan (Plecanus crispus), Cị thìa (Platalea minor), Mịng biển mỏ ngắn (Larus saudersi), Cò trắng Trung quốc (Egretta eulophtes), Choắt chân màng lớn (Limnodromus semipalmatus) và Choi choi mỏ thìa (Eurynorhynchus pygmaeus)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)