Đặc điểm của lớp phủ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 52)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu

4.1.4. Đặc điểm của lớp phủ thực vật

- Đặc điểm thành phần loài lớp phủ thực vật khu vực nghiên cứu:

Kết quả điều tra về lớp phủ thực vật ở khu vực nghiên cứu cho thấy thành phần loài thực vật khá đơn giản. Một số quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu như sau:

- Quần xã cỏ cáy (Sporobolus virginicus) – cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) (hình 4.4) mọc chủ yếu ở cửa Ba Lạt trên các bãi bùn đang hình thành và dải đất sát mép nước dọc ven sông, ở những khu vực giáp với rừng ngập mặn hoặc ven bờ xuất hiện một số cây tái sinh Bần chua và Vẹt. Khu vực này phần lớn thời gian còn ngập nước, khi nổi lên cịn chịu nhiều tác động của sóng biển.

- Những khu vực đất cao hơn có các lồi cây thuộc họ Lúa (Poaceae) như cỏ gà (Cynodon dactylon) và họ Cói (Cyperaceae) như gấu biển (Cyperus

stoloniferus)... phát triển.

- Quần xã vạng hôi (Clerodendron inerme) – tra (Hibiscus tiliaceus) – giá (Ecoecaria agallocha) mọc trên các vùng đất cao, hay ven bờ đầm, ít khi bị ngập. Những lồi này chịu được muối do gió biển mang đến. Một số loài chịu mặn mọc gần sát chân đê bị ngập triều cao như giá (Excoecaria agallocha), na biển (Annona glabra), từ bi (Vitex trifoliata), sài hồ (Pluchea pteropoda), vạng hôi (Clerodendron inerme).

- Quần xã cỏ xoan (Halophila ovalis) - cỏ xoan nhỏ (Halophila minor) – rong xương cá (Myriophyllum dicoccum) ở nước lợ.

- Quần xã cói (Cyperus malaccensis) - sậy (Phragmites karka) trong các đầm nuôi thuỷ sản. Kết quả phỏng vấn người dân địa phương cho thấy sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng, trong đó có 3 lồi ưu thế là Bần chua (S.caseolaris), Vẹt và Sú (Ae.corniculatum). Khi nghề nuôi trồng thủy - hải sản phát triển đã tiến hành đắp đầm giữ nước triều. Khi đắp đập giữ nước thì hầu hết Bần chua, Vẹt và Sú chết, chỉ cịn một ít cây lớn có rễ hơ hấp cao sống sót.

- Quần xã Vẹt + Bần chua + Ơ rơ (hình 4.5) phân bố dọc ven hai bờ sơng, các loài cây này mọc hỗn giao xen kẽ nhau chia thành 2 tầng rõ rệt: tầng tán chính là cây Bần chua có chiều cao 4-6 m. Tầng cây dưới tán 2 loại cây Vẹt, Sú. Ngồi ra cịn có cây Ơ rơ mọc xem kẽ trong rừng.

- Quần thể rừng trồng Bần chua thuần loài (Sonneratia caseolaris) ở những vùng ven sông, cây sinh trưởng phát triển khá tốt, cây tái sinh nhiều. Tuy nhiên Bần chua tái sinh thường bị các loài động vật đáy phá hoại.

Hình 4.4. Bãi bồi bùn xuất hiện quần xã cỏ cáy và thực vật tiên phong

- Một số đặc điểm của dải rừng phịng hộ ven sơng, kênh rạch khu vực nghiên cứu:

Để phân tích đặc điểm rừng phịng hộ ven bờ đề tài đã thống kê các chỉ tiêu điều tra ở 12 ô tiêu chuẩn trong tổng số 20 ô tiêu chuẩn tiến hành nghiên cứu (8 ơ tiêu chuẩn khơng có rừng phịng hộ dùng để nghiên cứu hiện tượng xói lở). Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Các chỉ tiêu điều tra rừng phòng hộ ven bờ

STT Số hiệu

OTC Loài cây D1.3 (cm) Dt (m) Hdc (m) Hvn (m) N (cây/ha) Độ tàn che (TC) 1 1 Bần chua 18,3 3,0 2,8 5,1 280 0,37 2 2 Bần chua + Vẹt 16,9 3,3 2,5 5,6 320 0,36 3 3 Bần chua + Vẹt 18,8 3,2 2,1 4,5 340 0,44 4 4 Bần chua 17,9 3,6 2,5 6,0 280 0,48 5 5 Bần chua + Vẹt 18,0 3,4 2,9 4,9 400 0,55 6 6 Bần chua 20,5 3,8 2,4 4,6 280 0,47 7 7 Bần chua 19,9 4,0 2,2 5,6 280 0,34 8 8 Bần chua + Vẹt 18,1 4,2 2,6 4,8 220 0,39 9 10 Bần chua 18,6 3,5 2,3 5,3 180 0,33 10 14 Bần chua + Vẹt 18,9 3,6 2,6 5,5 320 0,38 11 16 Bần chua + Vẹt 17,9 3,7 2,7 5,9 280 0,46 12 20 Bần chua + Vẹt 19,4 3,6 2,4 5,6 320 0,37

Tổ thành tầng cây cao của rừng chủ yếu là Bần chua và Vẹt, với mật độ thấp từ 180 cây/ha ÷ 400 cây/ha. Quá trình điều tra, chúng tơi nhận thấy rằng, mặc dù nhìn bề ngồi rừng có thể có mật độ cao, nhưng khi đo đếm thì đa số các loài cây bị

cụt ngọn ở vị trí chiều cao rất thấp. Những cây cụt ngọn này sinh ra nhiều cành nhánh nhỏ nên làm cho rừng có vẻ rậm rạp. Tuy nhiên, việc phát sinh nhiều cành nhánh đan xen nhau sẽ là một lợi thế, đảm bảo mục tiêu bảo vệ cho các vùng ven bờ trách tác động của sóng, thủy triều và gió.

Tình hình sinh trưởng của rừng ở các ơ tiêu khơng có sự khác nhau nhiều. Điều này được thể hiện qua giá trị trung bình về đường kính (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn). Đường kính trung bình của cây rừng ở các ơ tiêu chuẩn biến động từ 16,4 ÷ 20,5cm, chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng từ 4,5 ÷ 6m và chiều cao dưới cành từ 2,1 ÷ 2,9m.

Độ tàn che rừng thấp, dao động trong khoảng từ 0,33 ÷ 0,55, nhưng ngược lại độ che phủ của rừng lại tương đối cao, trung bình đạt trên 80% ở tất cả các ơ tiêu chuẩn.

Ngoài việc điều tra, đánh giá tầng cây cao đề tài đã tiến hành điều tra và đánh giá tầng cây tái sinh dưới tán rừng, kết quả điều về cây tái sinh cho thấy mật độ cây tái sinh lớn dao động từ 6.000 ÷ 12.000 cây/ha. Cây tái sinh khi mới mọc thì sinh trưởng và phát triển khá tốt, tuy nhiên sau này thường bị Hà sun phá hoại, đặc biệt là những cây tái sinh trên những vùng bị ngập triều thường xuyên và vùng ngập khi triều thấp (hình 4.6). Theo quan sát của chúng tơi, có những khu vực cây tái sinh bị Hà sun phá hoại lên tới trên 90%. Vì vậy, mặc dù mật độ ban đầu của cây tái sinh lớn nhưng sau khi bị động vật đáy phá hoại thì tỷ lệ này cịn lại rất thấp. Chính vì ngun nhân đó mà khi điều tra chúng tơi thấy có rất ít những cây tái sinh có chiều cao trên 1,5m. Như vậy, một trong những vấn đề quan trọng cần chú ý khi xây dựng những dải rừng phòng hộ ven bờ ở khu vực này nhất thiết phải có những biện pháp để giảm bớt hoặc loại bỏ sự phá hoại của động vật đáy sống bám bằng cách xác định đúng thời vụ trồng, nên trồng vào thời điểm nước triều có độ mặn thấp (tháng 7, tháng 8) vừa phù hợp với sinh thái của nhiều loài cây vừa làm giảm tác hại của Hà sun và Hầu. Ngoài ra cần cần tập trung nhân lực gột, bóc những phần vỏ cây bị Hà bám.

Hình 4.6. Hiện tượng Hà sun phá hoại cây tái sinh

4.1.5. Hiện trạng xói lở - bồi tụ ven sơng, kênh rạch khu vực nghiên cứu

Nam Phú là xã ven biển, có sơng Hồng và sơng Sáu chảy qua. Là nơi cửa Ba Lạt (sông Hồng) đổ ra biển, nên khu vực nghiên cứu có hệ thống lạch nước, kênh. rạch, ao hồ dày đặc. Để nghiên cứu hiệng trạng xói lở ven sơng, kênh rạch đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát theo tuyến dọc hai bên bờ sông, kênh rạch, kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương để có cái nhìn khái quát nhất về hiện trạng cũng như những nguyên nhân gây nên xói lở ven sơng, kênh rạch.

Theo quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2015 diện tích rừng trồng phịng hộ của tồn xã là 700ha. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở khu vực nghiên cứu còn lại chủ yếu là rừng Phi lao nằm ở phía ngồi Cồn Vành - nơi tiếp giáp với biển, còn lại chỉ là những dải rừng với bề rộng khoảng 10 - 200m dọc ven sông và các lạch nước.

Kết quả phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương kết hợp với điều tra, khảo sát tình hình xói lở - bồi tụ ven sơng, cửa sơng khu vực nghiên cứu cho thấy: hai bên bờ sông, kênh rạch rất nhiều đoạn với chiều dài từ 100 ÷ 200m khơng cịn rừng phịng hộ (hình 4.7), dẫn đến hiện tượng xói lở bờ sơng. Những đoạn bờ có dải rừng phòng hộ bảo vệ thường kiên cố hơn. Như vậy, các dải rừng ven sông đã phát

huy tác dụng bảo vệ bờ bởi hệ rễ của cây rừng chằng chịt, đặc biệt có nơi quần thể thực vật ngập mặn mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dịng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng ven sông và cửa sơng. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động cơng phá bờ sơng của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng.

Hình 4.7. Hiện tượng xói lở bờ sơng, kênh rạch

Trên cơ sở phân tích tình hình xói lở - bồi tụ ven sông, kênh rạch và hiện trạng thảm thực vật ven sông, kênh rạch cho phép đề tài rút ra một số nguyên nhân gây nên hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ sông trong khu vực như sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình bồi tụ - xói lở là cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ, tác dụng của gió, thủy triều, dịng chảy dọc bờ, sóng (trong bão) và đặc biệt là tác động của con người.

Bờ được tạo thành bởi trầm tích phù sa cổ, với vật liệu là bùn sét, bùn sét chứa cát màu nâu, nâu đỏ. Nhiều nơi vùng bờ được cấu tạo bởi những lớp phù sa mới. Các thành tạo trầm tích phù sa cổ khi được lớp thảm thực vật phủ dày, trong điều kiện môi trường ẩm ướt cao thì độ dẻo và độ kết dính tốt; cịn ở những nơi thảm thực vật thưa thớt hoặc khơng có thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu

nước thường xuyên, chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở nên khô xốp và khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra, chỉ cần với động lực nhỏ (sóng, gió), chúng đã bị nước làm dịch chuyển và mang đi. Đây là một điều kiện để q trình xói lở bờ diễn ra mạnh mẽ. Cùng với cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ cũng là yếu tố quan trọng để q trình bồi tụ hoặc xói lở diễn ra. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, tại các khu vực có đường bờ mở thuần túy q trình xói lở xãy ra với cường độ mạnh, những nơi có đường bờ được che kín phần nào hoặc diễn ra q trình bồi tụ - xói lở xen kẽ hoặc chỉ diễn ra q trình bồi tụ.

Những tác nhân chính ảnh hưởng đến q trình bồi tụ - xói lở ở đây là các yếu tố động lực: thủy triều, dòng chảy, tác động của trường gió. Một trong những tác nhân không kém phần quan trọng là tác động của con người. Tại khu vực nghiên cứu, nghề nuôi trồng thủy - hải sản phát triển mạnh mẽ. Nghề này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Nhưng sự phát triển tự phát, tràn lan, thiếu quy hoạch trong nhiều năm đã phá đi hàng trăm hecta rừng ven bờ, việc phát triển nuôi trồng thủy - hải sản đã có biểu hiện gây suy thối mơi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Hậu quả trước mắt là làm mất đi tấm “áo xanh” bảo vệ các vùng bờ, làm cho các tác động của thủy triều, dịng chảy, sóng và gió tác động trực tiếp vào bờ, gây nên xói lở bờ.

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, lũ lụt, sự dâng cao của mực nước biển… cũng là những nguyên nhân đóng vai trị đáng kể vào việc bồi tụ - xói lở ven bờ vùng cửa sơng.

Q trình bồi tụ hay xói lở liên quan mật thiết với sự có mặt của thảm thực vật ven bờ. Kết quả điều tra, khảo sát và phân tích tại khu vực nghiên cứu cho thấy:

+ Đối với những đoạn bờ có dải rừng phịng hộ (hình 4.8), khi vật liệu bùn sét được vận chuyển đến theo thủy triều sẽ được giữ lại bởi hệ rễ của thực vật. Những dải rừng phịng hộ ven bờ vừa có tác dụng làm giảm năng lực sóng làm cho vùng bờ trở nên tương đối tĩnh, vừa như bẫy giữ bùn, sét đọng lại dẫn đến những đoạn bờ đó được bồi tụ dần.

+ Đối với những đoạn bờ khơng có dải rừng phịng hộ (hình 4.9), khi triều thấp toàn bộ vùng ven bờ bị phơi ra, phần bề mặt bùn sét bị khô nứt nẻ do co rút khi mất nước, khi triều lên bùn sét nứt nẻ dần dần được ngập nước, phần keo hòa vào trong nước, phần hạt khơng được kết dính tơi vụn ra. Vào thời gian nước cao triều lên, khi có gió làm sóng đập mạnh vào bờ sẽ làm rả lượng bùn sét nứt nẻ khơng được kết dính và đủ để làm sạt lở bờ và khi triều rút toàn bộ vật liệu sạt lở bờ sẽ được dịng triều kéo theo ra phía ngồi.

Hình 4.8. Đoạn bờ dải rừng phịng hộ Hình 4.9. Đoạn bờ khơng có dải rừng phịng hộ

4.2. Các yếu tố phân chia lập địa và xây dựng bản đồ phân chia lập địa

4.2.1. Các yếu tố phân chia lập địa

Khu vực nghiên cứu có diện tích khơng lớn, đồng nhất về các yếu tố khí hậu, chế độ nhiệt, lượng mưa, độ mặn. Vì vậy, đề tài tiến hành phân tích đánh giá các yếu tố lập địa, nhằm xác định được các dạng lập địa khác nhau ở khu vực nghiên cứu. Trong rất nhiều yếu tố của lập địa, nhưng khi tiến hành phân chia lập địa ở khu vực nghiên cứu đề tài lựa chọn ba yếu tố đó là: Loại đất, chế độ ngập triều và độ thành thục của đất. Việc lựa chọn những yếu tố này được dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân chia điều kiện lập địa vùng ngập mặn ven biển Việt Nam của tác giả Ngơ Đình Quế (2003) và phân tích, xem xét thông qua việc đánh giá các yếu tố lập địa khác ở khu vực nghiên cứu. Ba yếu tố lập địa được lựa chọn đã bao hàm được nhiều yếu tố khác.

Thảm thực vật cũng là một yếu tố quan trọng của lập địa, tuy nhiên khi phân chia lập địa ở khu vực nghiên cứu chúng tôi không đề cập đến yếu tố này bởi kết quả phân tích ở trên cho thấy chế độ ngập triều và độ thành thục của đất liên quan mật thiết đến sự xuất hiện, hình thành và phát triển của thảm thực vật. Mức ngập triều khác nhau và độ thành thục của đất khác nhau sẽ hình thành nên thảm thực vật khác nhau theo một trật tự nhất định

a. Loại đất: Đất khu vực nghiên cứu qua quan sát phẫu diện đất và phân tích mẫu

đất cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu là loại đất ngập mặn khơng có phèn tiềm tàng và được ký hiệu: M

b. Chế độ ngập triều: Chế độ ngập triều là yếu tố quan trọng liên quan đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của thực vật và độ thành thục của đất. Chế độ ngập triều chia làm 4 cấp; ký hiệu bằng chữ số La Mã: I, II, III, IV được xác định bằng số ngày ngập nước triều trung bình trong năm (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Mức độ ngập triều theo số ngày trong năm

TT Đặc điểm Vùng ngập triều thường xuyên Vùng ngập khi triều triều thấp Vùng ngập khi triều trung bình Vùng ngập khi triều cao 1 Số ngày ngập trong năm 365 300÷ 364 100÷300 <100 2 Ký hiệu I II III IV

Trên cơ sở kế thừa số liệu và kết quả điều tra bổ sung về chế độ ngập triều ở những vị trí khác nhau, cho phép xây dựng được bản đồ mô tả chế độ ngập triều ở khu vực nghiên cứu.

c. Độ thành thục của đất

Độ thành thục của đất giữ vai trò quyết định đến sự phân bố của thảm thực vật, sinh trưởng của thực vật, được chia làm 4 cấp là: Bùn loãng (ký hiệu là a); Bùn chặt (ký hiệu là b); Sét mềm (ký hiệu là c); Sét cứng (ký hiệu là d). Với phương pháp xây dựng bản đồ trình bày ở phần trên đã xây dựng được bản đồ mô tả về độ thành thục của đất ở khu vực nghiên cứu.

Bản đồ mô tả độ ngập triều khu vực nghiên cứu (in A3) Tỷ lệ: 1:15.000

(in A3)

Bản đồ mô tả độ thành thục của đất khu vực nghiên cứu Tỷ lệ: 1:15.000

Dạng lập địa được tổng hợp từ 3 yếu tố phân chia lập địa. Kết quả tổng hợp các yếu tố dạng lập địa thể hiện ở bảng 4.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)