Chương 3 : Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
3.2.1. Phát triển kinh tế
Tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2010 đạt được 39,5 tỷ đồng đạt tỷ lệ 55% kế hoạch năm, trong đó:
+ Ngành nơng, lâm, thủy sản ước tính đạt 23,7 tỷ đồng = 54,9 % kế hoạch: Trồng trọt: 10,2 tỷ đồng
Chăn nuôi: 6,2 tỷ đồng Thủy sản: 7,3 tỷ đồng
+ Ngành công nghiệp, xây dựng ước đạt 7,5 tỷ đồng = 64,1 % kế hoạch + Ngành dịch vụ thương mại ước đạt 8,3 tỷ đồng = 48,5 % kế hoạch Tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2010 là 1.068.951.915 đồng Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2010 là 1.067.229.900 đồng Cân đối dư tại kho bạc đến 30/7 là 1.722.015 đồng
3.2.2. Dân số, văn hóa - xã hội
- Dân số:
Năm 2004 tồn xã có 4.520 người với 1.190 hộ (quy mơ hộ gia đình 3,90 người), mật độ dân số trung bình tồn xã 183 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều theo các thôn trong xã. Đên năm 2010, dân số toàn xã là 4779 người với 1.278 hộ. Hiện ở Nam Phú có hai dân tộc sinh sống đó là dân tộc Kinh và Nùng. Đại bộ phần là người dân tộc kinh, chỉ có 2 hộ với 9 nhân khẩu là dân tộc Nùng. Hai tơn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo cùng sinh sống. Cho dù theo tôn giáo nào, dân tộc nào, nhân dân trong xã với truyền thống của nền văn hóa châu thổ sơng Hồng đều đồn kết một lịng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, tương thân, tương ái giúp nhau trong cuộc sống, luôn động viên, giáo dục con em học hành, công tác tốt, tránh xa các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống mới ở khu dân cư.
- Văn hóa – xã hội:
Với phương châm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”những năm qua công tác giáo dục đã được quan tâm đặc biệt. Kết quả, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đều đạt cao, xấp xỉ 100%, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98 – 99,6%, số học sinh giỏi cấp huyện mỗi năm đạt từ 20 – 25 học sinh, cấp trường từ 60 – 70 học sinh, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường trung học phổ thông đạt 62,2%, cao đẳng, đại học đạt 28,8%.
Các phong trào hoạt động văn hóa văn nghệ, y tế, giáo dục đều được chính quyền địa phương quan tâm, đời sống người dân nông thôn ngày một thay đổi.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu có nhiều
thuận lợi để phát triển nơng - lâm - ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên nơi đây mang đặc điểm chung của vùng ven biển, cửa sông đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, trong từng khu vực nhỏ, các điều kiện đó lại mang những nét riêng biệt và ảnh hưởng đến việc hình thành nên các yếu tố lập địa. Những hiểu biết về đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội sẽ là yếu tố quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề kỹ thuật của đề tài.