Các yếu tố phân chia lập địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 60 - 65)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố phân chia lập địa và xây dựng bản đồ phân chia lập địa

4.2.1. Các yếu tố phân chia lập địa

Khu vực nghiên cứu có diện tích khơng lớn, đồng nhất về các yếu tố khí hậu, chế độ nhiệt, lượng mưa, độ mặn. Vì vậy, đề tài tiến hành phân tích đánh giá các yếu tố lập địa, nhằm xác định được các dạng lập địa khác nhau ở khu vực nghiên cứu. Trong rất nhiều yếu tố của lập địa, nhưng khi tiến hành phân chia lập địa ở khu vực nghiên cứu đề tài lựa chọn ba yếu tố đó là: Loại đất, chế độ ngập triều và độ thành thục của đất. Việc lựa chọn những yếu tố này được dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về phân chia điều kiện lập địa vùng ngập mặn ven biển Việt Nam của tác giả Ngơ Đình Quế (2003) và phân tích, xem xét thông qua việc đánh giá các yếu tố lập địa khác ở khu vực nghiên cứu. Ba yếu tố lập địa được lựa chọn đã bao hàm được nhiều yếu tố khác.

Thảm thực vật cũng là một yếu tố quan trọng của lập địa, tuy nhiên khi phân chia lập địa ở khu vực nghiên cứu chúng tôi không đề cập đến yếu tố này bởi kết quả phân tích ở trên cho thấy chế độ ngập triều và độ thành thục của đất liên quan mật thiết đến sự xuất hiện, hình thành và phát triển của thảm thực vật. Mức ngập triều khác nhau và độ thành thục của đất khác nhau sẽ hình thành nên thảm thực vật khác nhau theo một trật tự nhất định

a. Loại đất: Đất khu vực nghiên cứu qua quan sát phẫu diện đất và phân tích mẫu

đất cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu là loại đất ngập mặn khơng có phèn tiềm tàng và được ký hiệu: M

b. Chế độ ngập triều: Chế độ ngập triều là yếu tố quan trọng liên quan đến tỷ lệ sống, sinh trưởng, phát triển của thực vật và độ thành thục của đất. Chế độ ngập triều chia làm 4 cấp; ký hiệu bằng chữ số La Mã: I, II, III, IV được xác định bằng số ngày ngập nước triều trung bình trong năm (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Mức độ ngập triều theo số ngày trong năm

TT Đặc điểm Vùng ngập triều thường xuyên Vùng ngập khi triều triều thấp Vùng ngập khi triều trung bình Vùng ngập khi triều cao 1 Số ngày ngập trong năm 365 300÷ 364 100÷300 <100 2 Ký hiệu I II III IV

Trên cơ sở kế thừa số liệu và kết quả điều tra bổ sung về chế độ ngập triều ở những vị trí khác nhau, cho phép xây dựng được bản đồ mô tả chế độ ngập triều ở khu vực nghiên cứu.

c. Độ thành thục của đất

Độ thành thục của đất giữ vai trò quyết định đến sự phân bố của thảm thực vật, sinh trưởng của thực vật, được chia làm 4 cấp là: Bùn loãng (ký hiệu là a); Bùn chặt (ký hiệu là b); Sét mềm (ký hiệu là c); Sét cứng (ký hiệu là d). Với phương pháp xây dựng bản đồ trình bày ở phần trên đã xây dựng được bản đồ mô tả về độ thành thục của đất ở khu vực nghiên cứu.

Bản đồ mô tả độ ngập triều khu vực nghiên cứu (in A3) Tỷ lệ: 1:15.000

(in A3)

Bản đồ mô tả độ thành thục của đất khu vực nghiên cứu Tỷ lệ: 1:15.000

Dạng lập địa được tổng hợp từ 3 yếu tố phân chia lập địa. Kết quả tổng hợp các yếu tố dạng lập địa thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tổng hợp các yếu tố dạng lập địa Thời gian ngập triều Loại đất Tổng hợp 3 yếu tố lập địa a (bùn loãng) b (bùn chặt) c (sét mềm) d (sét cứng) I Vùng ngập triều thường xuyên

M Mia MIb* Mic* Mid*

II

Vùng ngập khi triều thấp 300÷ 364 ngày

M MIIa MIIb MIIc* MIId*

III Vùng ngập khi triều trung bình

100÷ 300 ngày

M MIIIa* MIIIb MIIIc MIIId

IV

Vùng ngập khi triều cao <100 ngày

M MIVa* MIVb* MIVc MIVd

Ghi chú: (*) thực tế khơng hình thành các dạng lập địa này.

Kết quả tổng hợp ở bảng trên cho thấy: Đất ở khu vực nghiên cứu gồm 8 dạng lập địa là: MIa, MIIa, MIIb, MIIIb, MIIIc, MIIId, MIVc và MIVd.

Để đơn giản và dễ dàng trong việc sử dụng bản đồ lập địa, đề xuất phương hướng sử dụng đất, có thể gộp một số dạng lập địa có điều kiện gần giống nhau về độ ngập triều, độ thành thục của đất thành những nhóm dạng lập địa (bảng 4.8).

Bảng 4.8. Các nhóm dạng lập địa

Nhóm dạng lập địa Các dạng lập địa chủ yếu

A MIa, MIIa

B MIIb, MIIIb C MIIIc, MIIId

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)