Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 41 - 44)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

Đặc điểm khí hậu thủy văn của khu vực nghiên cứu được phân tích đánh giá thơng qua các yếu tố, như: nhiệt độ, cường độ mưa, độ ngập triều, độ mặn của nước và biến động độ mặn của nước.

- Nhiệt độ:

Kế thừa và phân tích số liệu về nhiệt độ của Trung tâm Khí tượng Thủy Văn Thái Bình cho thấy nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm của khu vực là 23 ÷ 240C. Tổng nhiệt hàng năm đạt 8.3000C ÷ 84000C. Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khoảng 8 ÷ 100C. Nhiệt độ trung bình tháng/năm có sự dao động lớn, cao về mùa hạ, thấp về mùa đơng. Nhiệt độ trung bình tối đa là 33,10C (tháng 7), cao tuyệt đối là 40,30C, trung bình tối thấp là 80C, thấp tuyệt đối là 6,80C (tháng 1). Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Nhiệt độ tháng thấp nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 1, tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng cịn lại biến đổi theo mùa. Đặc biệt gió mùa Đơng Bắc mang khơng khí lạnh làm nhiệt độ giảm xuống đột ngột, thời gian kéo dài 3 ÷ 5 ngày hoặc hơn. Trong tháng 12 nhiệt độ khơng khí có ngày xuống rất thấp 80C. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các mùa, chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất lên tới 15 ÷ 160C, đặc biệt là biên độ thấp trong những ngày có gió mùa Đơng Bắc sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của các loài cây trồng rừng phòng hộ.

- Cường độ mưa:

Chế độ mưa ở nơi đây cũng mang đặc tính chung của các tỉnh Bắc Bộ là lượng mưa không đều giữa hai mùa, mưa nhiều tập trung vào mùa hạ. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 ÷ 2.000mm, trong đó lượng mưa mùa hạ chiếm 80% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 350mm/ngày. Trong mùa đông lượng

mưa ít (khoảng 150 ÷ 40mm). Trong mùa xuân, lượng mưa ít xong mưa phùn nhiều ngày kèm theo khơng khí lạnh, độ ẩm khơng khí cao.

Lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8. Lượng mưa diễn biến theo mùa, lượng mưa ít nhất trong các tháng 1 và 2 (các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi).

Mùa mưa thường có lũ, mực nước lũ diễn ra như sau: Mực nước lũ khi có bão lớn: 3,2m; Mực nước lũ cao nhất hàng năm: 2,55m; Mực nước lũ trung bình hàng năm: 0,58m; Mực nước lũ thấp nhất hàng năm: -0,6m

- Độ mặn và biến động độ mặn của nước:

Bảng 4.1. Độ mặn của nước trung bình tại khu vực nghiên cứu theo các tháng Độ mặn theo tháng

Tháng 3/2010 4/2010 5/2010 6/2010 7/2010 8/2010 Độ mặn (‰) 22 21 19 16 11 6

Độ mặn của nước biến động lớn theo mùa, cao nhất vào tháng 3 ÷ 4 (cuối mùa khơ), độ mặn trung bình 21 ÷ 22‰, thấp nhất vào khoảng tháng 8 (4 ÷ 5‰). Theo kết quả đo được, độ mặn trung bình ở khu vực nghiên cứu là 5 ÷ 8 ‰ vào mùa mưa (tháng 7 ÷ 8), ở độ mặn này là thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn, đặc biệt là cây Bần chua - loài cây phân bố chủ yếu ở vùng ven sông khu vực nghiên cứu. Theo nghiên cứu của Hồng Cơng Đãng, Phan Ngun Hồng, Trần văn Ba “....Thực tế sản xuất không nên trồng các dải rừng Bần chua ở những bãi triều có độ mặn về mùa mưa cao (15 ÷ 20 ‰) hoặc nơi mà ngập nước ngọt trong thời gian dài” [8]. Như vậy, độ mặn của nước ở khu vực nghiên cứu khá phù hợp với việc gây trồng những dải rừng bần chua. Nếu căn cứ vào nhân tố độ mặn phân vùng lập địa thích hợp cho cây trồng thì Bần chua sẽ là cây trồng được ưu tiên lựa chọn cho việc trồng rừng chống xói lở ven sơng ở khu vực nghiên cứu

- Chế độ ngập triều:

Theo Mai Sỹ Tuấn (1980) [45], ở những vùng có cùng chế độ ngập triều thì thời gian ngập triều và mức độ ngập triều quyết định lớn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng thực vật ngập mặn. Năm 1928, Watson đã lập ra một bảng phân loại thủy triều liên quan đến sự phân vùng của các loài thực vật ở Tây Malaixia. Cho tới nay, nhiều nhà khoa học vẫn sử dụng bảng này để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chế độ ngập triều đến đặc điểm của đất và sinh trưởng của các loài thực vật thuộc khu vực khác nhau trên thế giới (Snedaker và Lugo, 1973; Chapman, 1977; Santisuk, 1983; Aksornkoae, 1986;....). Có thể áp dụng bảng này vào Việt Nam vì Malaixia có điều kiện mơi trường gần giống Việt Nam, song có những sai khác nhất định tùy thuộc vào từng địa phương cụ thể (trích dẫn theo Phan Nguyên Hồng, 1991) [18]. Trên cơ sở bảng phân loại đó cùng với kế thừa số liệu về chế độ thủy triều, số liệu về điều tra bổ sung về chế độ ngập triều đề tài tiến hành phân loại mức độ ngập triều ở khu vực ra làm 4 cấp như sau:

Bảng 4.2. Vùng ngập triều theo số ngày ngập trong tháng

Đặc điểm Vùng ngập triều thường xuyên Vùng ngập khi triều thấp Vùng ngập khi triều trung bình Vùng ngập khi triều cao Số ngày ngập trong tháng 30 ÷ 31 20 ÷ 29 10 ÷ 19 ≤ 9 Ký hiệu I II III IV

Chế độ ngập triều thuần nhất, biên độ triều tương đối lớn, thời gian ngập triều trong ngày kéo dài, đặc biệt khi triều cường cộng với nước dâng trong bão cho thấy thủy triều đã ảnh hưởng hạn chế nhất định đến quá trình sinh trưởng của cây rừng. Chế độ thủy triều đã ảnh hưởng đến q trình bồi lắng, hoặc rửa trơi các chất hữu cơ. Tùy theo vị trí, địa hình, địa thế khác nhau sẽ chịu sự rửa trôi hay bồi lắng ở

mức độ khác nhau, từ đó hình thành nên các dạng đất khác nhau dẫn đến các dạng lập địa khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)