Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 45 - 52)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu

4.1.3 Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng

4.1.3.1. Độ thành thục của đất

Độ thành thục của đất là tỷ số giữa tỷ lệ % của trọng lượng nước và tỷ lệ % của trọng lượng đất. Độ thành thục của đất là một chỉ tiêu tổng hợp, quan trọng để đánh giá các tính chất của đất ngập nước và nó có quan hệ chặt chẽ với sự phân bố và sinh trưởng của các kiểu thảm thực vật khác nhau. Tuy nhiên, với mục tiêu là phân chia điều kiện lập địa ở khu vực nên khi nghiên cứu về độ thành thục của đất, đề tài chỉ đề cập đến dạng đất và mỗi quan hệ giữa độ thành thục đất với sự phân bố của thảm thực vật.

Trên cơ sở kết quả điều tra độ thành thục đất ngoài thực địa theo Quy phạm QPN7-84 cho thấy khu vực nghiên cứu các dạng đất chính sau:

- Đất ngập dạng bùn rất loãng:

Loại đất này nằm ở vùng bãi bồi non, dải ven sông sát mép nước, bùn rất loãng, chân đi lún sâu vào bùn từ ≥ 60 cm. Đây là vùng ngập nước khi triều rất thấp, ngập nước thường xuyên 30 ngày/tháng, trên dạng đất này chưa xuất hiện các lồi thực vật, nếu có chỉ là các quần xã cỏ cáy, cỏ ngạn.

- Đất ngập dạng bùn loãng:

Loại đất này phân bố ở các bãi bồi nông khu vực cửa sông, ven sông, chân đi lún sâu từ 30 ÷ 40 cm, khó đi lại. Đây là vùng bị ngập nước khi triều thấp, số ngày bị ngập từ 20 ÷ 30 ngày/tháng, với độ ngập nước sâu trung bình 40 ÷60 cm. Trên dạng đất này có các quần xã cỏ cáy, cỏ ngạn và bắt đầu xuất hiện Bần chua tiên phong cố định đất.

Loại đất này thường phân bố trên các bãi bồi gần cửa sông, ở vùng ngập nước khi triều trung bình, số ngày ngập từ 9 ÷ 10 ngày/tháng, độ lún của chân đi từ 20 ÷ 30 cm. Tổ thành các loài thực vật ở đây phổ biến là Bần chua và Vẹt.

- Đất ngập dạng sét mềm:

Loại đất này phân bố ở ven bờ sơng, có chế độ ngập nước khi triều trung bình, độ lún của chân khi đi từ 10 ÷ 20 cm. Các lồi thực vật của những dải rừng phòng hộ chủ yếu ở đây là Trang và Bần chua và Vẹt.

- Đất ngập dạng sét cứng:

Đất này được hình thành trên các bãi bồi chỉ ngập nước khi triều cao, số ngày ngập triều < 9 ngày/tháng, độ lún của chân đi < 10 cm. Dải rừng phòng hộ chủ yếu là các loài Trang và Bần chua.

- Độ thành thục của đất và phân bố của thực vật:

Do đặc tính sinh vật học, sinh thái học của mỗi loài cây khác nhau; nên chúng chỉ phân bố tự nhiên, sống ở vùng có độ thành thục đất và chế độ ngập triều nhất định (bảng 4.3)

Bảng 4.3. Phân bố của thực vật vùng ngập triều và độ thành thục của đất khác nhau TT Mức độ

ngập triều

Độ thành thục

của đất Đặc điểm lớp phủ thực vật

1 Vùng ngập triều

thường xuyên Bùn rất loãng

Hầu hết là chưa xuất hiện các loài thực vật, một số nơi có quần xã cỏ cáy

(Sporobolus virginicus), cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis)

2 Vùng ngập khi

triều thấp Bùn loãng

Quần xã cỏ cáy (Sporobolus virginicus), cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis) và Bần chua (Sonneratia caseolaris) tiên phong

TT Mức độ ngập triều Độ thành thục của đất Đặc điểm lớp phủ thực vật 3 Vùng ngập khi triều trung bình Bùn chặt

Bần chua (Sonneratia caseolaris); Trang (Kandelia candel); Vẹt (Bruiguera

gymnorhira); Ơ rơ.

4 Vùng ngập khi triều cao

Sét mềm hoặc sét cứng

Bần chua (Sonneratia caseolaris); Trang (Kandelia candel); Vẹt (Bruiguera

gymnorhira), Ơ rơ

Kết quả nghiên cứu tại các phẫu diện đất có chế độ ngập triều khác nhau nhận thấy: trên cùng một loại đất có thành phần cơ giới như nhau, nhưng số ngày ngập triều trung bình trong tháng khác nhau sẽ có độ thành thục khác nhau.

Như vậy, độ thành thục của đất rừng phòng hộ ven bờ, chế độ ngập triều và phân bố của các lồi thực vật có liên quan chặt chẽ với nhau, chúng có quan hệ hữu cơ không thể tách rời.

Các vùng đất ven sông, cửa sông hàng năm được phù sa bồi đắp, tạo ra những diện tích đất mới và nâng cao cốt đất của những diện tích trước đó làm cho đất dần ổn định dẫn đến thời gian ngập triều, độ thành thục của đất cũng như các đặc tính lý hóa đất cũng bị thay đổi, do vậy sự xuất hiện các loài thực vật theo một trật tự nhất định từ thấp đến cao. Tuy nhiên khu vực nghiên cứu chủ yếu là các vùng ven sông và cửa sông, nơi chiu tác động thủy triều của biển. Ở những vị trí khác nhau, tính chất đất cũng sẽ khác nhau, mặt khác tại khu vực này trước kia chủ yếu trồng cây Bần chua và Vẹt vì vậy tổ thành lồi thực vật đơn giản, do vậy quá trình xuất hiện và phát triển của thảm thực vật diễn ra chậm và đơn giản so với quy luật chung.

Qua điều tra thực thế chúng tôi nhận thấy rằng, độ thành thục của đất khơng những có liên quan đến sự xuất hiện của các kiểu thảm thực vật mà còn liên quan đến sự phá hoại thực vật của các loài động vật đáy. Mức độ gây hại của động vật

đáy đối với thực vật ở những nơi đất có độ thành thục khác nhau là khác nhau. Mức độ bám của động vật đáy vào cây ngập mặn khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố, như: tuổi cây, độ thành thục của đất, mức độ ngập triều và khoảng cách so với dòng chảy cũng như độ mặn của nước (Hoàng Ngọc Khắc, 2002 – trích dẫn từ Trần Mai Sen, 2005) [60].

Qua theo dõi thực tế cho thấy độ thành thục của đất, mức độ ngập triều và thời gian ngập triều có liên quan tới sự phân bố và khả năng bám của động vật đáy lên cây tái sinh. Ở những nơi có độ thành thục của đất dạng Bùn loãng, tỷ lệ cây tái sinh bị động vật đáy phá hoại nhiều hơn. Điều này được giải thích như sau: Do ở những nơi có độ thành thục của đất ở dạng bùn loãng sẽ có độ ngập triều thường xuyên mà đối với các loại động vật ưa ngập nước thường xuyên và chỉ hoạt động trong môi trường nước, như: Hà sun (Balanus amphitritae), Hầu (Ostrea sp),… thời gian ngập triều dài tạo điều kiện cho các ấu trùng động vật có đủ thời gian bám chắc vào thân cây. Vì vậy, mà ở những nơi có độ thành thục của đất dạng bùn lỗng cây tái sinh sẽ bị phá hoại nhiều hơn so với những nơi đất có độ thành thục khác.

4.1.3.2. Một số tính chất lý hóa học của đất

Trầm tích hình thành nên nền đáy của rừng ngập mặn ngoài sản phẩm phong hóa lục địa do các con sông đưa ra dưới dạng các hạt lơ lửng của một số muối silicat và keo hyđrơxit Fe, Al, Zn, cịn được tạo bởi mùn bã hữu cơ của một số cây ngập mặn (Phạm Đình Trọng trích dẫn từ Nguyễn Đức Cự, 1996) [42]. Vì vậy, đất dưới rừng ngập mặn có một đặc tính khác so với đất của các rừng nội địa. Đất của rừng ngập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Thơng qua việc xác định một số đặc tính lý hóa của đất, để phân chia các dạng đất khác nhau nhằm phục vụ cho việc lựa chọn các loài cây trồng phù hợp với từng khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiếu vật lý, hóa học của đất được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu lý hóa của đất ở khu vực nghiên cứu TT MĐ NT Thành phần cấp hạt (%) pH S‰ NTS (%) P2O5 (%) K+ (%) Cát 2-0,05 (mm) Bùn 0,05- 0,002 (mm) Sét < 0,002 (mm) 1 Vùng NTTX 11,8 83,6 4,6 7,38 6 0,42 0,82 0,29 2 Vùng NKTT 12,5 82,3 5,2 7,51 5 0,47 0,87 0,34 3 Vùng NKTTB 10,2 68,6 21,2 7,56 4 1,24 1,04 0,64 4 Vùng NKTC 23,2 60,5 16,3 7,63 4 0,61 0,88 0,40 Ghi chú:

MĐNT: Mức độ ngập triều Vùng NKTTB: Vùng ngập khi triều trung bình Vùng NTTX: Vùng ngập triều thường xuyên Vùng NKTC: Vùng ngập khi triều cao

Vùng NKTT: Vùng ngập khi triều thấp

Hình 4.1. Biến động thành phần cấp hạt của đất ở các vùng ngập khi mức triều khác nhau

Thành phần cấp hạt ở các vùng bị ngập triều khác nhau là khác nhau, ở khu vực ngập khi triều trung bình có tỷ lệ % hạt sét cao nhất (21,2%), tiếp đến là khu vực ngập khi triều cao (16,2%), khu vực ngập khi triều thấp (5,2%) và thấp nhất là khu vực ngập triều thường xuyên, tỷ lệ hạt sét chỉ chiếm 4,6%. Khu vực ngập khi triều trung bình có tỷ lệ % hạt sét cao là do thời gian ngập triều ở đây khá dài song lại ít chịu ảnh hưởng của dịng triều hơn so với những vùng đất thấp nên các hạt phù sa đủ thời gian để lắng đọng. Trong khi đó ở những vùng ngập khi triều cao, có thời gian ngập triều ngắn chỉ giữ lại được phần lớn hạt cát và phù sa thơ, cịn ở khu vực bị ngập triều thường xuyên và vùng ngập khi triều thấp luôn chịu tác động của nước triều lên xuống và cường độ sóng mạnh hơn nên thành phần hạt phù sa được lắng đọng rất ít. Tình trạng dinh dưỡng của đất chịu ảnh hưởng bởi nhiều tính chất vật lý của đất. Ở những khu vực đất có nhiều hạt sét. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn những khu vực đất có nhiều hạt cát và phù sa thơ, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngập mặn.

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Vùng NTTX Vùng NKTT Vùng NKTTB Vùng NKTC NTS (%) P2O5 (%) K+ (%)

Hình 4.2: Biến đổi nồng độ các chất dinh dưỡng của đất ở các vùng ngập triều khác nhau

Các chất dinh dưỡng chủ yếu trong đất ở khu vực nghiên cứu là nitơ tổng số, P2O5 tống số, K2O tổng số và các chất hữu cơ nói chung có sự chênh lệch. Hai nhân tố dinh dưỡng chính của thực vật là N và P. Nitơ tổng số bao gồm tồn bộ nitơ có ở dạng vơ cơ và hữu cơ, cả dạng hịa tan hay khơng hịa tan trong đất, hàm lượng nitơ tổng số khác nhau ở các vùng ngập triều khác nhau. Ở vùng ngập khi triều trung bình hàm lượng nitơ cao nhất (1,24%), tiếp đến là vùng ngập khi triều cao (0,61%), vùng ngập khi triều thấp (0,47%) và hàm lượng nitơ thấp nhất ở vùng ngập triều thường xuyên (0,42%).

Vùng ngập khi triều trung bình có hàm lượng đạm, lân, kali cao nhất với nitơ tổng số là 1,24%, P2O5 là 1,04%, K+ là 0,64%. Hàm lượng các chất dinh dưỡng giảm ở vùng ngập khi triều cao, với nitơ tổng số là 0,61mg/g, P2O5 là 0,88%, K+ là 0,40% và thấp hơn ở vùng ngập khi triều thấp, với nitơ tổng số là 0,47%, P2O5 là 0,87%, K+ là 0,34%. Vùng ngập triều thường xuyên có hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp nhất với nitơ tổng số là 0,42%, P2O5 là 0,82%, K+ là 0,29%. Ở vùng này do bị tác động thường xuyên của dòng triều lên xuống, bồi tụ trầm tích thấp làm cho thành phần dinh dưỡng trong đất khu vực này nghèo hơn.

Hình 4.3. Biến động pH và độ mặn (S‰) của đất ở các vùng ngập triều khác nhau Độ chua của đất có ảnh hưởng tới sự biến đổi hóa học của phần lớn các chất

dinh dưỡng trong quá trình sinh lý thực vật và từ đó ảnh hưởng đến cây trồng. Mỗi loại cây trồng thích hợp với độ chua nhất định và ngược lại quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng là nguyên nhân gây nên sự biến đổi về độ chua của đất. Theo số liệu ở bảng 4.4, ở các vùng ngập triều khác nhau có độ pH biến động từ 7,38 đến 7,63 là hơi kiềm, sự khác biệt về độ pH không nhiều ở các vùng ngập triều khác nhau, pH là một nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thực vật, song phần lớn các thực vật đều có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt ở dộ pH trung tính.

Độ mặn của đất giảm dần từ vùng ngập triều thường xuyên đến vùng ngập khi triều cao từ 6 - 4‰.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng độ pH trong đất tăng dần từ vùng ngập triều thường xuyên đến vùng ngập khi triều cao và dao động ở khoảng 7,38 – 7,63. Ngược lại độ mặn trong đất lại giảm dần từ vùng ngập triều thường xuyên đến vùng ngập khi triều cao và dao động trong khoảng từ 4 - 6‰.

Q trình quan sát, mơ tả phẫu diện và kết quả phân tích đất cho phép khẳng định đất khu vực nghiên cứu là loại đất ngập mặn khơng có phèn tiềm tàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)