Điều kiện thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 37 - 38)

Theo kết quả điều tra nông hóa, thổ nhưỡng trên diện tích khoảng 1.700 ha. Đất đai xã Nam Phú - huyện Tiền Hải có 2 nhóm chính đó là:

- Đất cát biển (Cc): Diện tích 320 ha, phân bố tập trung ở khu vực phía đông Cồn Vành. Phần lớn diện tích này đang được trồng rừng Phi lao. Loại đất này có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thụ thấp, độ keo liên kết kém, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu nghèo.

- Đất mặn (M): Bao gồm 2 loại

+ Đất mặn sú vẹt: Diện tích 600 ha, tập trung nhiều ở khu vực ngoài đê Quốc gia phần lớn đang được khai thác nuôi trồng thủy hải sản và trồng rừng sú vẹt.

+ Đất mặn nhiều: Diện tích 750 ha. Phân bố ở khu vực ven đề Quốc gia, khu vực giáp sông Hồng và đa phần đang được sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

+ Đất mặn trung bình: Diện tích 750 ha, là loại đất tập trung trong vùng nội đồng hiện đang được sản xuất lúa và một phần đã được chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

Nhìn chung, loại đất này đã được sử dụng sản xuất nông, lâm nghiệp và khai thác nuôi trồng thủy hải sản. Đặc điểm của nhóm đất này là có mầu nâu tươi của phù sa do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. Ở lớp mặt pHKCL từ (4,5 ÷ 5,5) các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu (7 ÷ 9). Nồng độ Ca++ trao đổi từ 3 ÷ 8 lđl/100g. Mg++ trao đổi từ 3 ÷ 10 lđl/100g. Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1,5. Số muối hòa tan ở mức trung bình từ 0,1 ÷ 0,7%. Chất dinh dưỡng hữu cơ tổng số ở mức trung bình đến khá (1 ÷ 3%), đạm trung bình từ 0,1 ÷ 0167%, Lân, Kali tổng số cao từ 1,7 ÷ 2,3%. Loại đất này độ mặn là yếu tố làm giảm độ phì nhiêu thực tế, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, tuy nhiên nó lại thích hợp với việc phát triển cây trồng rừng ngập mặn. Vì vậy, để cải tạo đất ở khu vực ngoài đề cần đẩy mạnh công tác trồng rừng ngập mặn với các loài như Sú, Vẹt, Bần chua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)