Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tố phân chia lập địa và xây dựng bản đồ phân chia lập địa
4.2.2. Kết quả xây dựng bản đồ lập địa
Các yếu tố lập địa được biên tập tổng hợp, thống nhất trên nền bản đồ địa hình hệ UTM, tỷ lệ: 1/15.000 và sử dụng công nghệ GIS để chồng ghép các lớp thông tin chuyên đề. Thông qua bản đồ, ta thống kê các yếu tố lập địa vùng nghiên cứu như sau:
a. Loại đất: Vùng nghiên cứu có 1 nhóm đất chính là: Nhóm đất ngập ngập mặn khơng có phèn tiềm tàng.
b. Chế độ ngập triều:
Bảng 4.9. Diện tích các vùng có chế độ ngập triều khác nhau
Mức độ ngập triều Ký hiệu Diện tích ha % Vùng ngập triều thường xuyên I 43,3 18,08 Vùng ngập khi triều thấp II 105,8 44,18 Vùng ngập khi triều trung bình III 62,5 26,10 Vùng ngập khi triều cao IV 27,9 11,65
Tổng cộng 239,5 100
- Vùng bị ngập triều thường xun có diện tích 43,3ha chiếm 18,08%. Vùng này có thời gian ngập triều 365 ngày/năm vì vậy trên diện tích này khơng thể tiến hành trồng rừng do:
+ Thời gian ngập triều thường xuyên không thể tiến hành các thao tác trồng rừng: Cấy quả, trồng cây; đào hố…
+ Đặc tính sinh thái của cây rừng ngập mặn là không thể sinh trưởng và phát triển khi bị ngập nước hoàn toàn.
- Vùng ngập khi triều thấp có diện tích 105,8 ha chiếm 44,18%. Vùng này có thời gian ngập triều 300 – 364 ngày/năm, trên diện tích đất này việc trồng rừng gặp nhiều khó khăn bởi vùng này có thể nền thấp, thời gian ngập nước nhiều điều này đồng nghĩa với thời gian cây rừng tiếp xúc với nước dài; là một trong những điều
kiện thuận lợi cho động vật đáy sống bám phá hoại, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng.
- Vùng ngập khi triều trung bình có diện tích 62,5ha chiếm 26,1%. Vùng này có thời gian ngập triều 100 – 300 ngày/năm, trên vùng đất này công tác trồng rừng có nhiều thuận lợi:
+ Thời gian khơng ngập triều nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác bố trí trồng rừng;
+ Vùng này phù hợp với sinh thái của nhiều loài thực vật vùng ngập ngập mặn cửa sông, ven biển.
- Vùng ngập khi triều cao có diện tích nhỏ nhất 27,9ha chiếm 11,65%. Vùng này có thời gian ngập triều < 100 ngày/năm. Thời gian ngập triều ít giúp chúng ta chủ động trong công tác phát triển rừng: trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Nhưng do thời gian ngập triều ít làm cho lượng phù sa, chế độ nước không đáp ứng được nhu cầu của cây; làm cho cây rừng sinh trưởng và phát triển kém.
c. Độ thành thục của đất
Diện tích về độ thành thục của đất được thống kê cụ thể ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Diện tích các dạng đất có độ thành thục khác nhau Diện tích Độ thành thục của đất Tổng cộng Bùn loãng Bùn chặt Sét mềm Sét cứng ha 128,7 64,8 34,0 12,0 239,5 % 53,74 27,06 14,20 5,01 100,00
- Dạng bùn loãng (a): 128,7 ha chiếm 46,3 %, diện tích này tập trung chủ yếu ở những nơi đất trống; đây là diện tích đất tiềm năng tuy nhiên việc trồng những dải rừng phòng hộ trên diện tích này gặp rất nhiều khó khăn:
+ Cốt đất chưa ổn định nên bộ rễ của cây thường bị tác động, nên hệ rễ của cây để có thể bám chặt vào đất phải mất thời gian dài. Do vậy, nếu trồng rừng trên diện tích này nhiều cây rừng sẽ bị thuỷ triều cuốn trôi hoặc nghiêng ngả nằm rạp xuống mặt đất bị rêu, rác biển…vùi lấp. Vì vậy khi trồng rừng trên diện tích này cần có những giải pháp cụ thể như cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn, bầu đất của cây con phải được thiết kế đảm bảo, trong điều kiện cần thiết thì nên có giá đỡ cho cây.
+ Việc đi lại, vận chuyển vật liệu trồng rừng cũng như cơng tác trồng, chăm sóc và bảo vệ cịn nhiều khó khăn.
- Dạng bùn chặt và sét mềm có tổng diện tích là 98,8ha chiếm 41,26%, diện tích này có vai trị quan trọng trong việc phát triển những dải rừng phòng hộ ven bờ. Trên diện tích này có rất nhiều đoạn ven bờ chưa có rừng phịng hộ, vì vậy trong thời gian tới cần xúc tiến việc trồng những dải rừng trên những đoạn bờ này nhằm mục tiêu phát triển rừng và bảo vệ vùng bờ.
- Dạng sét cứng chiếm có diện tích là 12,0 ha chiếm một tỷ lệ nhỏ (5,01%), nhưng nó có vai trị quan trọng; trên diện tích này đa phần là có rừng và rừng đã sinh trưởng ổn định, chính vì thế nó có vai trị lớn trong việc bảo vệ bờ. Nhưng ngồi ra cịn một số diện tích đất trống, phân bố cục bộ trên những đoạn bờ vì vậy trong thời gian tới nên tiến hành trồng rừng.
Từ các yếu tố phân chia lập địa chúng tơi đã xác định được diện tích đất vùng ven sông, kênh rạch ở khu vực nghiên cứu trên các dạng lập địa và nhóm lập địa như sau:
- Dạng lập địa: Diện tích các dạng lập địa được tổng hợp ở bảng 4.11 Bảng 4.11. Diện tích các dạng lập địa khu vực nghiên cứu
Diện tích
Dạng lập địa Tổng cộng MIa MIIa MIIb MIIIb MIIIc MIIId MIVc MIVd
ha 43,3 82,4 23,5 43,9 17,1 1,4 17,2 10,7 239,50 % 18,08 34,41 9,81 18,33 7,14 0,58 7,18 4,47 100
Thơng qua kết quả phân tích các dạng lập địa chúng tôi nhận thấy dạng lập địa MIa và MIIa chưa thể trồng rừng ngay được, có thể tiến hành trồng thử nghiệm bởi các loài cây tiên phong. Trên dạng lập địa này ngập triều thường xuyên kết hợp với cấp thành thục (a) nên cây rừng không thể sinh trưởng và phát triển được trên dạng lập địa này. Ngoài dạng lập địa MIa và MIIa, các dạng lập địa cịn lại đều có thể tiến hành trồng rừng phòng hộ được với mức độ khác nhau.
- Nhóm lập địa:
Diện tích các nhóm lập địa thể hiện ở bảng 4.12.
Bảng 4.12. Diện tích các nhóm dạng lập địa Nhóm dạng lập địa Diện tích Ha % A 125,7 52,48 B 67,4 28,14 C 18,5 7,72 D 27,9 11,65 Tổng cộng 239,5 100
Từ kết quả phân tích ở bảng 4.12 chúng tơi nhận thấy:
- Nhóm dạng lập địa A: 125,7 ha chiếm 52,48 % diện tích của toàn vùng khu vực; thể hiện vùng đất tiềm năng cho phát triển rừng phòng hộ nên chúng ta phải xây dựng kế hoạch, đầu tư nguồn nhân lực, kỹ thuật để phát triển rừng trong những năm tới. Các nhóm dạng lập địa cịn lại cần tiếp tục trồng rừng bổ sung vào những đoạn bờ chưa có dải rừng phịng hộ
Bản đồ lập địa ven sông/kênh rạch vùng nước lợ khu vực nghiên cứu Tỷ lệ: 1:15.000 (in A3)