Xây dựng những dải rừng phòng hộ chống xói lở ven sông, kênh rạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 70)

4.3.1.1. Lựa chọn loài cây

Việc lựa chọn loài cây phải đảm bảo mục tiêu phòng chống xói lở ven sông, kênh rạch ở khu vực nghiên cứu. Đây là mục tiêu chính, còn mục tiêu phụ (kết hợp) là những loài cây đó phải phù hợp với điều kiện lập địa; dễ tìm nguồn giống và dễ gây trồng, chăm sóc; phù hợp với nguyện vọng gây trồng của người dân địa phương. Như vậy, như vậy nếu hai loài có khả năng chống xói lở ngang nhau thì ta sẽ lựa chọn loài đáp ứng được các yếu tố phụ cao hơn

- Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn loài cây trồng:

Để thỏa mãn những mục tiêu trên tiêu chuẩn cho các loài cây được lựa chọn là: Tiêu chuẩn về sự phát triển của bộ rễ (tc1), tiêu chuẩn về kết cấu tán (tc2), tiêu

chuẩn về khả năng tái sinh (tc3), tiêu chuẩn về nguồn giống, gây trồng và chăm sóc (tc4), tiêu chuẩn về phù hợp với điều kiện lập địa (tc5), và tiêu chuẩn về sự phù hợp với nguyện vọng gây trồng của người dân (tc6).

Các tiêu chuẩn lựa chọn loài cây có khả năng phòng chống xói lở vùng ven sông, kênh rạch ở khu vực nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở khả năng phòng hộ của thực vật, tham khảo ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sinh thái rừng, trồng rừng, chọn giống,….. và những hiểu biết, kinh nghiệm của người dân địa phương sẽ là những thông tin quan trọng trong việc lựa chọn loài cây trồng cùng với kết quả điều tra khảo sát về thảm thực vật ở khu vực và kết quả nghiên cứu phần tổng quan tài liệu.

- Lượng hóa các tiêu chuẩn:

Lượng hóa các tiêu chuẩn là định lượng các tiêu chuẩn bằng những con số. Đây đều là những tiêu chuẩn về định tính vì vậy việc lượng hóa tiêu chuẩn được thực hiện bằng cách cho điểm. Việc cho điểm chủ yếu tham khảo ý kiến của những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này, kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương và quan sát thực tế. Kết quả cho điểm của 20 loài cây với 6 tiêu chuẩn được thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13: Bảng lượng hóa 6 tiêu chuẩn với 20 loài cây

lựa chọn trồng chống xói lở ven sông và kênh rạch khu vực nghiên cứu

STT Tên cây Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 X1 X2 X3 X4 X5 X6 1 Bần chua 10 10 10 10 10 9 2 Trang 9 10 9 8 10 9 3 Vẹt 9 10 8 8 10 8 4 Sú 7 9 7 7 10 8 5 Vạng hôi 6 6 5 6 10 8 6 Dừa nước 10 9 8 7 7 9 7 Gáo vàng 9 10 7 5 5 7 8 Tràm chua 9 9 8 7 7 8 9 Keo tai tượng 9 9 8 8 7 10 10 Keo lá tràm 9 9 8 8 8 10 11 Muồng đen 8 8 7 8 7 9 12 Na biển 7 7 8 7 9 8

STT Tên cây Tc1 Tc2 Tc3 Tc4 Tc5 Tc6 14 Xăng máu 9 9 8 5 7 8 15 Xăng trắng 9 9 7 5 7 8 16 Hoa hòe 9 8 7 9 9 10 17 Dứa dại 8 7 8 7 7 5 18 Vối rừng 7 7 6 5 6 8 19 Vôi cui 8 8 6 5 5 8 20 Huỷnh 9 8 8 6 6 8

Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0 (phụ lục 02). Đề tài đã lựa chọn được 5 loài cây tốt nhất đáp ứng được mục tiêu đặt ra (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Danh lục loài cây được lựa chọn trồng rừng chống xói lở ven sông, kênh rạch khu vực nghiên cứu

Stt Tên phổ thông Tên la tinh 1 Bần chua Sonneratia caseolaris

2 Trang Kandelia candel

3 Vẹt Bruiguera gymnorhira

4 Keo lá tràm Acacia auriculiformis

5 Hoa hòe Styphnolobium japonicum

Trên cơ sở kết quả lựa chọn cây trồng, kết quả phân chia điều kiện lập địa, chúng tôi đề xuất trồng mỗi nhóm loài cây cho các dạng lập địa khác nhau:

- Trên dạng lập địa nhóm A: là nhóm đất có độ thành thục thấp, thời gian ngập triều nhiều nên việc tiến hành trồng rừng sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy trên dạng lập địa thuộc nhóm này chưa nên trồng rừng, nếu tiến hành trồng rừng thì nên thử nghiệm trồng với loài Trang (Kandelia candel) trên những diện tích có thể trồng.

- Trên dạng lập địa nhóm B: trồng Bần chua, Trang, theo phương thức hỗn loài. - Trên dạng lập địa nhóm C: trồng Bần chua, Vẹt và Trang, theo phương hỗn loài. - Trên dạng lập địa nhóm D: trồng Bần chua, Vẹt theo phương thức hỗn loài. Những diện tích có độ thành thục đất là sét cứng (diện tích ít bị ngập triều) thuộc dạng lập địa thuộc nhóm D có thể tiến hành trồng Keo lá tràm hoặc Hoa hòe.

4.3.1.2. Xây dựng những dải rừng phòng hộ chống xói lở ven sông và kênh rạch khu vực nghiên cứu:

Đối với khu vực ven sông và các bài bồi vùng cửa sông: khu vực này thường có diện tích lớn nên trên mỗi dạng lập địa và loài cây trồng được đề xuất cần trồng ngay các dải rừng phòng hộ với mật độ cây tương đối cao và liên tục với bề rộng tối thiểu của đai rừng này là 20 - 50 m. Tuy nhiên tùy điều kiện đất đai, dạng đất thực tế để thiết kế số lượng dải rừng và bề rộng mỗi dải rừng cho hợp lý. Trên các bãi bồi vùng cửa sông cần phải trồng ngay rừng phòng hộ phủ kín toàn bộ diện tích của bãi bồi này.

Đối với khu vực ven kênh, rạch: Xây dựng các dải rừng phòng hộ chống xói lở ven kênh rạch để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy - hải sản. Xung quanh các con kênh, rạch ven đầm tôm thường có đường bờ với bề rộng 5-10m, cần tiến hành trồng mỗi bên của đường bờ từ 1 - 2 hàng cây.

Chú ý ở những đọan bờ sạt lở, khoảng 2m cách bờ thường có độ dốc rất lớn, vì vậy khi tiến hành trồng cây nên trồng các dải rừng cách mép bờ khoảng 2m để đảm bảo cây được trồng trên vị trí tương đối bằng phẳng.

- Biện pháp kỹ thuật trồng rừng:

Đối với những dạng lập địa thuộc nhóm A và B: Trồng Trang với dạng lập địa thuộc nhóm A với mật độ 10.000 cây/ha và trồng Bần chua và Trang đối với dạng lập địa thuộc nhóm B với mật độ 10.000 cây/ha thuần loài hoặc hỗn loài. Khi trồng rừng cần tiến hành đào hố cục bộ kích thước 50cm x 50cm x 50cm. Nên trồng cây có bầu nhựa hoặc bầu được đan bằng tre. Tuổi cây con đạt từ 12 – 36 tháng. Khi trồng lưu ý đặt bầu cây vào giữa hố và phải giữ cây thẳng, lấp toàn bộ số đất hoặc đất màu trên miệng hố rồi lèn chặt xung quanh và phía trên thành một mô đất nổi xung quanh gốc. Để giúp cây trụ vững trước sóng gió, cạnh mỗi cây cần cắm một cọc dài 2m, sâu 1,2m rồi dùng dây cột cây vào cọc. Người trồng rừng nên thường xuyên thu gom rác, dựng lại những cây đổ.

Đối với những dạng lập địa thuộc nhóm C và D: Tiến hành trồng Bần chua, Trang, Vẹt theo phương thức hỗn loài với mật độ 10.000 cây/ha (với dạng lập địa thuộc nhóm C trồng 4000 cây Bần chua + 3000 cây Trang + 3000 cây Vẹt và với dạng lập địa thuộc nhóm D trồng 6000 cây Bần chua + 4000 cây Vẹt). Trước khi trồng cần tiến hành đào hố với kích thước 50cm x 50cm x 50cm. Có thể trồng cây con có bầu hoặc cây con rễ trần. Tuổi cây con đảm bảo đạt từ 12 – 24 tháng. Khi trồng cần lưu ý giữ cây đứng thẳng, lấp chặn hố trồng.

Trên dạng lập địa thuộc nhóm D, có một số diện tích độ thành thục của đất là sét cứng và số ngày ngập triều trong năm rất ít tiến hành trồng Keo lá tràm và Hoa hòe theo phương thức hỗn giao với mật độ mật độ 2000 cây/ha (1600 cây keo lá tràm + 400 cây Hoa hòe). Ngoài ra, theo quan sát của chúng tôi ven những kênh rạch nhỏ xung quanh những bờ đầm nuôi tôm, có thể tiến hành trồng 1-2 hàng Keo lá tràm xen với Hoa hòe dọc theo những đường bờ với khoảng cách cây cách cây 1m đối với Keo lá tràm và cây cách cây 5 -7m đối với Hoa hòe. Việc trồng Keo và Hoa hòe dọc theo kênh rạch ở những bờ đầm nuôi tôm ngoài tác dụng bảo vệ bờ, cây Hoa hòe còn cho thu sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao. Thời vụ trồng Keo lá tràm và Hoa hòe vào tháng 2, tháng 3 và tháng 7, tháng 8. Trước khi trồng

cần tiến hành phát dọn thực bì, đào hố với kích thước 40cmx40cmx4cm. Cây con đem trồng phải đảm bảo đạt từ 12 tuổi trở lên, không cụt ngọn và không bị sâu bệnh.

- Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng:

+ Để giảm thiểu sự tác hại của sóng, gió và nước thuỷ triều xô dạt rong, bèo, tạp vật vào rừng, làm cây nghiêng ngả, đổ gẫy, vùi lấp cây trồng; việc chăm sóc chủ yếu là thu dọn rong, bèo, tạp vật đưa ra khỏi lô rừng, dựng cây đứng thẳng.

+ Nếu có hiện tượng Hà sun và Hầu phá hoại, cần huy động nhân lực tiến hành gột, bóc để loại bỏ Hà sun và Hầu khỏi cây trồng.

+ Trồng dặm vào những vị trí cây đã chết và mất; tiến hành trồng dặm trong hai năm tiếp theo sau khi trồng.

+ Đối với những diện tích rừng ven sông mà đất thuộc quản lý của Ủy ban nhân xã, cần tiến hành lập đội tuần tra bảo vệ, phát hiện kịp thời, ngăn ngừa mọi hành vi xâm hại đến rừng. Lập biên bản ghi nhật ký các vụ vi phạm, phát hiện sâu bệnh hại báo cáo kịp thời.

+ Đối với những dải rừng ven kênh rạch thuộc các bờ đầm nuôi tôm của hộ gia đình cá nhân, nên giao những dải rừng đó cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý, bảo vệ, chăm sóc và được phép thu hoạch những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.

4.3.2. Một số giải pháp hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật

- Việc xây dựng những dải rừng phòng hộ chống xói lở ven sông, kênh rạch, ven những bờ đầm nuôi trồng thủy - hải sản là việc làm cần thiết và cấp bách, vì vậy công việc này cần được kết hợp giữa các nhà khoa học, nhà quản lý và toàn thể người dân.

- Ngoài những diện tích lớn ven sông và kênh rạch được sự hỗ trợ của nhà nước về trồng rừng phòng hộ chống xói lở, cần tiến hành hỗ trợ về giống, kỹ thuât,

phân bón cho người dân địa phương để họ có thể tiến hành trồng những dải rừng ven kênh rạch xung quanh những bờ đầm nuôi trồng thủy - hải sản.

- Ở một số diện tích sau khi những đầm nuôi thủy sản ở vùng phòng hộ ven sông được giải tỏa, hoặc do kinh doanh thủy sản không hiệu quả nên bị bỏ hoang. Nên cần nhanh chóng trồng những dải rừng phòng hộ, tuy nhiên việc trồng rừng trên những diện tích này tương đối khó khăn do đất được tạo ra trong quá trình nuôi trồng thủy sản nên loại đất này có mức thích nghi thấp với các loài cây. Để trồng rừng trên đối tượng này cần hạ độ cao của các bờ đầm xuống đến mức nước thủy triều có thể ngập. Phần đất bờ cần san lấp xuống lòng kênh ven đầm, nước triều đưa phù sa bồi lắng sẽ nâng cao dần các lòng kênh cũng như khôi phục lại các đặc tính của đất ngập mặn, tạo mặt bằng trồng rừng.

- Xây dựng vườn ươm cây giống đối với những loài cây được lựa chọn trồng rừng chống xói lở ven sông, kênh rạch vùng nước lợ để đảm bảo nguồn giống phục vụ việc trồng rừng mang lại hiệu quả.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kết luận chính sau:

- Đặc điểm khí hậu thủy văn:

+ Độ mặn trung bình ở khu vực nghiên cứu là 5 ÷ 8 ‰ vào mùa mưa (tháng 7 ÷ 8), ở độ mặn này là thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật vùng ngập mặn, đặc biệt là cây bần chua – loài cây phân bố chủ yếu ở vùng ven sông khu vực nghiên cứu.

+ Chế độ thủy triều đã ảnh hưởng đến quá trình bồi lắng, hoặc rửa trôi các chất hữu cơ. Tùy theo vị trí, địa hình, địa thế khác nhau sẽ chịu sự rửa trôi hay bồi lắng ở mức độ khác nhau, từ đó hình thành nên các dạng đất khác nhau dẫn đến các dạng lập địa khác nhau.

- Đặc điểm địa hình, địa mạo và sự bồi tụ trầm tích:

+ Độ cao trung bình biến đổi từ 1 - 2m so với mực nước biển. Trong khu vực có nhiều sông, lạch nước nên địa hình có dạng lượn sóng và cao dần ra biển. Địa hình có xu hướng hơi nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

+ Mức độ bồi tụ trầm tích trung bình ở các khu vực có độ cao khác nhau là không như nhau. Ở khu vực địa hình cao, nước triều vào muộn và rút sớm nhất, thời gian ngập triều ngắn, lượng trầm tích lắng đọng ít nhất so với các khu vực có địa hình thấp hơn.

- Đặc điểm điều kiện thổ nhưỡng:

+ Đất ở khu vực nghiên cứulà loại đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng. + Độ thành thục của đất ở mức thấp: Dạng bùn loãng chiếm 53,74 %, bùn chặt 27,06 %, sét mềm 14,20 % và sét cứng 5,01 %.

ở khu vực ngập khi triều trung bình có tỷ lệ % hạt sét cao nhất (21,2%), tiếp đến là khu vực ngập khi triều cao (16,2%), khu vực ngập khi triều thấp (5,2%) và thấp nhất là khu vực ngập triều thường xuyên, tỷ lệ hạt sét chỉ chiếm 4,6%.

+ Hàm lượng nitơ cao nhất (1,24%) ở vùng ngập khi triều trung bình, tiếp đến là vùng ngập khi triều cao (0,61%), vùng ngập khi triều thấp (0,47%) và hàm lượng nitơ thấp nhất ở vùng ngập triều thường xuyên (0,42%).

+ Vùng ngập khi triều trung bình có hàm lượng đạm, lân, kali cao nhất với nitơ tổng số là 1,24%, P2O5 là 1,04%, K+ là 0,64%. Hàm lượng các chất dinh dưỡng giảm ở vùng ngập khi triều cao, với nitơ tổng số là 0,61%, P2O5 là 0,88%, K+ là 0,40% và thấp hơn ở vùng ngập khi triều thấp, với nitơ tổng số là 0,47 %, P2O5 là 0,87%, K+ là 0,34%. Vùng ngập triều thường xuyên có hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp nhất với nitơ tổng số là 0,42 %, P2O5 là 0,82%, K+ là 0,29%.

+ Đất có phản ứng trung tính đến kiềm yếu độ pH biến động từ 7,38 đến 7,63 + Độ mặn của đất giảm dần từ vùng ngập triều thường xuyên đến vùng ngập triều

- Đặc điểm của lớp phủ thực vật:

+ Tổ thành tầng cây cao của rừng ngập mặn chủ yếu là Bần chua và Vẹt, với mật độ thấp từ 180 cây/ha ÷ 400 cây/ha. Tình hình sinh trưởng của cây rừng ở các khu vực không có sự khác nhau nhiều. Đường kính trung bình biến động từ 16,4 ÷ 20,5cm, chiều cao vút ngọn nằm trong khoảng từ 4,5 ÷ 6m và chiều cao dưới cành từ 2,1 ÷ 2,9m.

+ Độ tàn che rừng thấp, dao động trong khoảng từ 0,33 ÷ 0,55, nhưng ngược lại độ che phủ của rừng lại tương đối cao, trung bình đạt trên 80%.

+ Mật độ cây tái sinh lớn dao động từ 6.000 ÷12.000 cây/ha. Cây tái sinh khi mới mọc thì sinh trưởng và phát triển khá tốt, tuy nhiên sau này thường bị Hà sun phá hoại, đặc biệt là những cây tái sinh trên những vùng bị ngập triều thường xuyên và vừng ngập triều thấp.

- Hiện trạng xói lở - bồi tụ ven sông, kênh rạch vùng nước lợ khu vực nghiên cứu

+ Hai bên bờ sông, kênh rạch, ven các bờ đầm rất nhiều đoạn với chiều dài từ 100 – 200m không còn những dải rừng phòng hộ ven bờ bảo vệ, dẫn đến hiện tượng xói lở bờ sông.

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi tụ - xói lở là cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ, tác dụng của gió, thủy triều, dòng chảy dọc bờ, sóng (trong bão) và đặc biệt là tác động của con người.

+ Quá trình bồi tụ hay xói lở liên quan mật thiết với sự có mặt của thảm thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)