Đặc điểm địa hình, địa mạo và sự bồi tụ trầm tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 44 - 45)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu

4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo và sự bồi tụ trầm tích

Mang đậm nét đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng nên địa hình của khu vực nghiên cứu khá bằng phẳng, độ cao trung bình biến đổi từ 1 ÷ 2m so với mực nước biển. Tuy nhiên, khu vực nghiên cứu với đặc điểm của một bãi bồi ven biển, có nhiều sông, lạch nước nên địa hình có dạng lượn sóng và cao dần ra biển. Địa hình có xu hướng hơi nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam.

Đất khu vực nghiên cứu được hình thành do phù sa của các sông mang từ lục địa và sự bồi tụ trầm tích biển. Đặc điểm của đất phụ thuộc vào chất lượng phù sa và trầm tích biển. Nền đất ở những dải rừng khu vực nghiên cứu được hình thành bởi phù sa chủ yếu của hai sông: sông Hồng và sông Sáu và trầm tích biển do thủy triều mang vào.

Khi xem xét về q trình bồi tụ trầm tích thấy rằng sự bồi tụ trầm tích ở các khu vực có độ cao khác nhau là khơng như nhau. Ở khu vực địa hình cao, nước triều vào muộn và rút sớm nhất, thời gian ngập triều ngắn, lượng trầm tích lắng đọng ít nhất so với các khu vực có địa hình thấp hơn. Khi nghiên cứu về sự bồi tụ trầm tích, Trần Thị Mai Sen, 2005 [60] cho rằng: Khu vực có thể nền trung bình (1,4 ÷ 1,6m), nhận được lượng trầm tích khá lớn do thời gian ngập triều lâu, ít bị ảnh hưởng bởi dịng triều, lượng trầm tích lắng đọng cao nhất (5,16±0,24cm/năm). Ở khu vực nền thấp, mặc dù có thời gian ngập triều cao nhưng lưu lượng nước lớn, ln bị tác động lớn nhất của dịng triều lên xuống nên mức độ bồi tụ trầm tích khơng đáng kể, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Cũng nghiên cứu về sự bồi tụ trầm tích qua các tháng trong năm, Nguyễn Ngọc Châm (1999) [6] cho thấy: mức tăng giảm bồi tụ trầm tích có thể thay đổi qua từng tháng, từng năm tùy thuộc vào đặc điểm thời tiết khí hậu, đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu.

Nhìn chung, nhờ có sự bồi tụ của trầm tích mà nền đất của các dải ven sông ngày càng được nâng cao và dần đi vào ổn định. Đây chính là yếu tố cơ bản giúp cho việc phát triển những dải phòng hộ ven bờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)