Hiện trạng xói lở bồi tụ ven sông, kênh rạch khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 57 - 60)

Chương 4 : Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đặc điểm điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu

4.1.5. Hiện trạng xói lở bồi tụ ven sông, kênh rạch khu vực nghiên cứu

Nam Phú là xã ven biển, có sông Hồng và sông Sáu chảy qua. Là nơi cửa Ba Lạt (sông Hồng) đổ ra biển, nên khu vực nghiên cứu có hệ thống lạch nước, kênh. rạch, ao hồ dày đặc. Để nghiên cứu hiệng trạng xói lở ven sông, kênh rạch đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát theo tuyến dọc hai bên bờ sông, kênh rạch, kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương để có cái nhìn khái quát nhất về hiện trạng cũng như những nguyên nhân gây nên xói lở ven sông, kênh rạch.

Theo quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2015 diện tích rừng trồng phòng hộ của toàn xã là 700ha. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng phòng hộ ở khu vực nghiên cứu còn lại chủ yếu là rừng Phi lao nằm ở phía ngoài Cồn Vành - nơi tiếp giáp với biển, còn lại chỉ là những dải rừng với bề rộng khoảng 10 - 200m dọc ven sông và các lạch nước.

Kết quả phỏng vấn cán bộ và người dân địa phương kết hợp với điều tra, khảo sát tình hình xói lở - bồi tụ ven sông, cửa sông khu vực nghiên cứu cho thấy: hai bên bờ sông, kênh rạch rất nhiều đoạn với chiều dài từ 100 ÷ 200m không còn rừng phòng hộ (hình 4.7), dẫn đến hiện tượng xói lở bờ sông. Những đoạn bờ có dải rừng phòng hộ bảo vệ thường kiên cố hơn. Như vậy, các dải rừng ven sông đã phát

huy tác dụng bảo vệ bờ bởi hệ rễ của cây rừng chằng chịt, đặc biệt có nơi quần thể thực vật ngập mặn mọc dày đặc có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tạo điều kiện cho trầm tích bồi tụ nhanh hơn ở các vùng ven sông và cửa sông. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ sông của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng.

Hình 4.7. Hiện tượng xói lở bờ sông, kênh rạch

Trên cơ sở phân tích tình hình xói lở - bồi tụ ven sông, kênh rạch và hiện trạng thảm thực vật ven sông, kênh rạch cho phép đề tài rút ra một số nguyên nhân gây nên hiện tượng xói lở - bồi tụ bờ sông trong khu vực như sau: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bồi tụ - xói lở là cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ, tác dụng của gió, thủy triều, dòng chảy dọc bờ, sóng (trong bão) và đặc biệt là tác động của con người.

Bờ được tạo thành bởi trầm tích phù sa cổ, với vật liệu là bùn sét, bùn sét chứa cát màu nâu, nâu đỏ. Nhiều nơi vùng bờ được cấu tạo bởi những lớp phù sa mới. Các thành tạo trầm tích phù sa cổ khi được lớp thảm thực vật phủ dày, trong điều kiện môi trường ẩm ướt cao thì độ dẻo và độ kết dính tốt; còn ở những nơi thảm thực vật thưa thớt hoặc không có thực vật che phủ, khi bị phơi nắng thiếu

nước thường xuyên, chúng mất nước dần, co rút lại, hậu quả là bị nứt nẻ, trở nên khô xốp và khi thấm nước trở lại chúng bị bở rời, tơi vụn ra, chỉ cần với động lực nhỏ (sóng, gió), chúng đã bị nước làm dịch chuyển và mang đi. Đây là một điều kiện để quá trình xói lở bờ diễn ra mạnh mẽ. Cùng với cấu tạo vùng bờ, hướng đường bờ cũng là yếu tố quan trọng để quá trình bồi tụ hoặc xói lở diễn ra. Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, tại các khu vực có đường bờ mở thuần túy quá trình xói lở xãy ra với cường độ mạnh, những nơi có đường bờ được che kín phần nào hoặc diễn ra quá trình bồi tụ - xói lở xen kẽ hoặc chỉ diễn ra quá trình bồi tụ.

Những tác nhân chính ảnh hưởng đến quá trình bồi tụ - xói lở ở đây là các yếu tố động lực: thủy triều, dòng chảy, tác động của trường gió. Một trong những tác nhân không kém phần quan trọng là tác động của con người. Tại khu vực nghiên cứu, nghề nuôi trồng thủy - hải sản phát triển mạnh mẽ. Nghề này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương. Nhưng sự phát triển tự phát, tràn lan, thiếu quy hoạch trong nhiều năm đã phá đi hàng trăm hecta rừng ven bờ, việc phát triển nuôi trồng thủy - hải sản đã có biểu hiện gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Hậu quả trước mắt là làm mất đi tấm “áo xanh” bảo vệ các vùng bờ, làm cho các tác động của thủy triều, dòng chảy, sóng và gió tác động trực tiếp vào bờ, gây nên xói lở bờ.

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng thời tiết đặc biệt như bão, lũ lụt, sự dâng cao của mực nước biển… cũng là những nguyên nhân đóng vai trò đáng kể vào việc bồi tụ - xói lở ven bờ vùng cửa sông.

Quá trình bồi tụ hay xói lở liên quan mật thiết với sự có mặt của thảm thực vật ven bờ. Kết quả điều tra, khảo sát và phân tích tại khu vực nghiên cứucho thấy:

+ Đối với những đoạn bờ có dải rừng phòng hộ (hình 4.8), khi vật liệu bùn sét được vận chuyển đến theo thủy triều sẽ được giữ lại bởi hệ rễ của thực vật. Những dải rừng phòng hộ ven bờ vừa có tác dụng làm giảm năng lực sóng làm cho vùng bờ trở nên tương đối tĩnh, vừa như bẫy giữ bùn, sét đọng lại dẫn đến những đoạn bờ đó được bồi tụ dần.

+ Đối với những đoạn bờ không có dải rừng phòng hộ (hình 4.9), khi triều thấp toàn bộ vùng ven bờ bị phơi ra, phần bề mặt bùn sét bị khô nứt nẻ do co rút khi mất nước, khi triều lên bùn sét nứt nẻ dần dần được ngập nước, phần keo hòa vào trong nước, phần hạt không được kết dính tơi vụn ra. Vào thời gian nước cao triều lên, khi có gió làm sóng đập mạnh vào bờ sẽ làm rả lượng bùn sét nứt nẻ không được kết dính và đủ để làm sạt lở bờ và khi triều rút toàn bộ vật liệu sạt lở bờ sẽ được dòng triều kéo theo ra phía ngoài.

Hình 4.8. Đoạn bờ dải rừng phòng hộ Hình 4.9. Đoạn bờ không có dải rừng phòng hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ trồng rừng chống xói lở ven sông và kênh rạch vùng nước lợ​ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)