Đơn vị tính: Nghìn tỷ Won
Năm Hyundai Samsung Daewoo
(Hanjin) LG SK 1996(B) 1997 1998 1999(A) 2000 43.743 53.597 73.520 88.806 88.649 40.761 51.651 64.536 61.606 67.384 31.313 35.455 52.994 78.168 (20.771) 31.395 38.376 52.773 49.524 47.612 14.501 22.927 29.267 32.766 40.147 A/B (tỷ lệ tăng trưởng) 102,7% 65,3% 120,5% 51,6% 176,8%
Nguồn: Ủy ban Thương mại tự do Hàn Quốc 2002
Ngoài ra, nạn tham nhũng và trốn thuế của một số công ty và tập đoàn lớn vẫn diễn ra phổ biến. Để xảy ra tình trạng trên là do cơ chế quản lý tài chính lỏng lẻo đã dẫn tới những thất thoát lớn về tài chính. Năm 2003, 6 tập
đoàn công nghiệp lớn bị Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (FTC) phạt tổng số
tiền 31.5 tỷ Won, tương đương với 27.2 tỷ USD do những giao dịch bất hợp pháp để trục lợi. Đáng chú ý là khoản phạt 29 triệu Won đối với Tập đoàn viễn thông SK. Ủy ban Thương mại Hàn Quốc cũng ra phán quyết phạt các tập đoàn nổi tiếng gồm: Samsung, Huyndai, LG và 2 công ty con của Huyndai là Huyndai Motors và Xưởng đóng tàu Huyndai. FTC tiến hành hàng loạt các
điều tra về sai phạm tài chính đối với các Chaebol và theo các nhà phân tích sai phạm của các doanh nghiệp này là khó tránh khỏi khi tất cả đều có cơ cấu quản lý phức tạp đa quốc gia, dễ nảy sinh tình trạng trốn thuế, lậu thuế. Ngay sau đó các Chaebol đã sửa chữa sai phạm một cách tích cực do yêu cầu của FTC [51]. Mặt khác, các Chaebol có tổ chức khép kín nên vấn đề minh bạch
thông tin không cao, hiện tượng các công ty con mua bán cổ phiếu bất hợp pháp vẫn diễn ra phức tạp, rất khó kiểm soát. Tình trạng lập sổ đen trong các công ty gia tộc để hối lộ các quan chức Chính phủ vẫn còn phổ biến.
Nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc là do mối quan hệ “thân hữu” giữa chính phủ với một số doanh nghiệp lớn đã tồn tại trong thời gian khá dài, nên không phải ngày một ngày hai có thể cải thiện được. Điều này dẫn đến quá trình triển khai thực hiện chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc phần nào vấp phải những phản ứng từ các Chaebol, khiến cho Chính phủ Hàn Quốc khó có thể mạnh tay hơn nữa trong thực hiện cải cách. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa do các Chaebol dẫn đầu đã đẩy sự tập trung vốn và các hoạt động mang lại lợi ích kinh tế vào tay một số lượng giới hạn các Chaebol. Sự phát triển quá mạnh của các Chaebol và mối liên kết chặt chẽ của chúng với chính quyền là mối lo ngại đối với việc hoạch định chính sách một cách công bằng. Các Chaebol có thể gây sức ép để có được những
đạo luật có lợi cho công việc kinh doanh của họ, hoặc nhằm kiếm nhiều lợi ích cho nhóm thân hữu của mình hơn là phục vụ các lợi ích công.
Kết luận Chương 3
Nội dung Chương 3 đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản buộc Chính phủ Hàn Quốc phải tiến hành tái cơ cấu các TĐKT của nước này mà chủ yếu là tập trung vào các Chaebol. Đồng thời, trên cơ sở khung phân tích đã được trình bày ở Chương 2, Chương 3 đã phân tích mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và kết quả của chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Hàn Quốc. Từ đó, có những đánh giá về những thành công và thất bại trong chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Hàn Quốc, thời kỳ sau khủng hoảng 1997.
CHƯƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH TÁI CƠ
CẤU CÁC CHAEBOL CỦA CHÍNH PHỦ HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ
HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
4.1. Bài học kinh nghiệm từ chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính
phủ Hàn Quốc
Từ việc nghiên cứu sự thành công cũng như thất bại trong quá trình tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối những năm 1990, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam sau một thời gian dài tăng trưởng cao và bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến nay.
4.1.1. Một số bài học thành công
Trước hết, bài học về vai trò của Chính phủ Hàn Quốc đối với quá trình tái cơ cấu các Chaebol. Vai trò này thể hiện ở việc ban hành chính sách và kế
hoạch tái cơ cấu Chaebol trong các lĩnh vực kinh tế. Một trong những đặc
điểm quan trọng của quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc là sự phát triển mạnh mẽ của các Chaebol. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của các Chaebol lại phụ
thuộc rất lớn vào chính sách của Chính phủ và sự hỗ trợ vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, có thể khẳng định, sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng, Chính phủ
và các Chaebol. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành tái cơ cấu hệ
thống ngân hàng trước khi tái cơ cấu các khoản nợ doanh nghiệp. Chính phủ
cho rằng, khi hệ thống ngân hàng được lành mạnh hóa thì các ngân hàng sẽ đi
đầu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua việc giúp đỡ các ngân hàng thương mại, Chính phủ gián tiếp hỗ trợ Chaebol tái cơ cấu các
khoản nợ. Chính phủ Hàn Quốc can thiệp trực tiếp và gây sức ép buộc các Chaebol phải tiến hành cải tổ. Ngoài những cải tổ mà IMF buộc Hàn Quốc phải thi hành, chính quyền Tổng thống Kim Dae Jung lên nắm quyền năm 1997 đã họp các Chaebol để thông báo chính sách và luật pháp sẽ ban hành để
cải tổ cơ chế quản lý các Chaebol này với sự cứng rắn, chẳng hạn “sẽ điều tra và xử lý hình sự những Chaebol nào đã thiếu trách nhiệm gây ra khủng khoảng kinh tế”. Dưới áp lực đó, các Chaebol buộc phải “trao đổi” những công ty thành viên cho nhau để giảm bớt đầu tư ngoài ngành trái luật. Trong giai đoạn đầu, Chính phủ Hàn Quốc là người dẫn dắt, chỉđạo việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nói chung và các Chaebol nói riêng bằng việc ban hành luật, các quy định. Tuy nhiên, khi các Chaebol đã phát triển ổn định, Chính phủ đã giảm vai trò điều hành trực tiếp vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp mà
để cho thị trường tựđiều chỉnh.
Sau khi tiến hành các cuộc cải cách, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục đưa ra các chính sách mới toàn diện nhằm tạo ra một trật tự kinh tế tự do và hiệu quả hơn. Chính phủ đã dành ưu tiên cao cho hai lĩnh vực là xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, coi đây là những đòn bẩy giúp khắc phục khó khăn về tài chính. Để khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp mới như ưu đãi về thuế, tín dụng và đầu tư nước ngoài. Chính phủđã quyết định mở cửa và tự do hoá cả vềđầu tư trực tiếp và gián tiếp vào một số ngành lâu nay vẫn bị cấm kỵ. Tháng 9/1998, Luật đầu tư nước ngoài mới ra đời thay thế cho đạo luật cũ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra Chính phủ
Hàn Quốc còn thực hiện các biện pháp khác như: thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng đầu tư xây dựng nhà
ở và tăng ngân sách nhà nước cho các dự án nhằm tạo thêm việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, v.v.
môi trường kinh doanh theo định hướng và nguyên tắc của thị trường. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ Tổng thống Kim Dae Jung, nền kinh tế Hàn Quốc
đã chuyển sang theo mô hình Anh - Mỹ, một mô hình đối lập với mô hình của Tổng thống Park trước đây. Điều này đã góp phần tạo dựng sự đồng thuận cao trong xã hội đối với công cuộc cải cách như tham khảo rộng rãi nguyện vọng của quần chúng và các nhóm lợi ích. Biểu hiện tập trung ở việc
đạt được sự thoả thuận ba bên giữa giới kinh doanh, giới lao động và chính phủ. Sự đồng thuận này, một mặt là động lực để các Chaebol tình nguyện thực hiện cải tổ, mặt khác các Chaebol quan tâm hơn đến việc điều chỉnh cơ
cấu lĩnh vực kinh doanh và đầu tư, cũng như xây dựng một cơ cấu quản lý thích hợp theo những tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, với một khung thể chế mạnh mẽ, các tập đoàn sẽ dựa trên những dấu hiệu của thị trường để quyết định chiến lược và các chính sách kinh doanh, từ đó có thể trụ vững sau những hậu quả nặng nề của khủng hoảng tài chính 1997. Bên cạnh đó, việc Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục điều chỉnh và xây dựng hệ thống luật pháp, nhằm tạo những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, có thể đáp ứng được một cách nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh quốc tế.
Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định một lộ trình tái cơ cấu các khu vực trong nền kinh tế. Các Chaebol có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của Hàn Quốc, do đó quá trình tái cơ cấu các Chaebol sẽ có những tác động tới các khu vực khác và ngược lại hiệu quả của quá trình tái cơ cấu các TĐKT này chắc chắn bị ảnh hưởng bởi quá trình tái cơ cấu trong các khu vực khác như lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vì vậy, quá trình tái cơ
cấu các Chaebol không thể thực hiện một cách riêng rẽ mà đã có sự kết hợp với quá trình tái cơ cấu các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - ngân
hàng. Do các Chaebol chiếm một tỷ lệ rất lớn nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng Hàn Quốc, nên việc tái cơ cấu các Chaebol đóng vai trò quan trọng trong việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành dỡ bỏ các hạn chế về lãi suất và do đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Gánh nặng nợ nần của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Sau khi Hàn Quốc chấp nhận các khoản vay của IMF, lãi suất trên thị trường tăng lên tới trên 30%/năm, đã làm cho một số Chaebol nhỏ lập tức phá sản, một loạt các doanh nghiệp khác cũng rơi vào thua lỗ nặng nề.
Một loạt các chính sách tái cơ cấu cứng rắn được Chính phủ Hàn Quốc
đề ra như: Minh bạch hóa quản lý bằng cách công bố các báo cáo tài chính, thông tin tài chính và thông tin kinh doanh, điều hành Chaebol; Không cho phép công ty mẹ bảo lãnh nợ cho công ty con thuộc tập đoàn; Xác lập và khống chế các tỉ lệ tài chính nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho tập đoàn (trong đó tỉ lệ nợ vay trên vốn sở hữu không quá 200%); Tập trung vào ngành nghề chuyên môn nhằm gia tăng tính cạnh tranh ở mức độ toàn cầu; Quy trách nhiệm cá nhân các lãnh đạo gia đình Chaebol trong việc điều hành và lãnh đạo tập đoàn; Cấm các Chaebol sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng; Khống chế đầu tư lòng vòng vào các công ty thành viên và cấm một số
giao dịch giữa các công ty thành viên với nhau; Gia tăng quyền hạn cho cổ đông thiểu số; Nghiêm cấm lễ lộc, quà cáp, hình thức tác động không hợp lệ đối với những người thừa kế Chaebol (đánh thuế lên giá trị quà tặng nhằm công khai và tránh hối lộ). Các chính sách này được thực thi đã vực dậy các Chaebol, góp phần giúp nền kinh tế Hàn Quốc vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
Thứ ba, Chính phủ quy định rõ ràng và cụ thể các Chaebol cấu trúc lại nguồn vốn, đồng thời thu hẹp các hoạt động kinh doanh ngoài ngành, để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Cùng với việc tái cơ cấu mạnh mẽ hệ
liệt đối với các tập đoàn lớn. Trong đó trọng tâm chính là tăng cường năng lực quản trị, giảm đầu tư ngoài ngành. Sau một thời gian dài để các tập đoàn dễ
dàng vay vốn, đầu tư dàn trải dẫn đến nợ xấu, năm 1998, Chính phủ Hàn Quốc đã thực thi những cải cách mạnh mẽ đối với các tập đoàn lớn. Trong đó có 3 nội dung chính đó là: tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp thông qua giảm nợ, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh then chốt; phân loại, chọn lọc các doanh nghiệp để cải tổ hoặc đóng cửa và tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp. Năm 1998, Hàn Quốc đã yêu cầu 64 Chaebol lớn nhất ký vào “bản kế hoạch nâng cao cấu trúc vốn” với các ngân hàng lớn. Mục tiêu chính của các kế
hoạch này đó là giảm tỷ lệ nợ/vốn xuống dưới 200% và giảm số lượng công ty con, công ty liên kết. Bên cạnh đó Chính phủ cũng yêu cầu 5 Chaebol lớn nhất phải hoán đổi lĩnh vực kinh doanh để tập trung vào các ngành nghề
chính. Tỷ lệ nợ/vốn của doanh nghiệp cũng được cải thiện nhờ các khoản đầu tư mới cũng như việc bán bớt hoạt động kinh doanh ngoài ngành. Sau khi thua lỗ trong các năm 1998 - 1999, đến năm 2001, các doanh nghiệp niêm yết bắt đầu có lãi và đến năm 2002 thì đạt mức lợi nhuận kỷ lục. Có một điểm
đáng chú ý trong công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp của Hàn Quốc đó là từ
chỗ do Chính phủ khởi xướng, cuộc cải cách sau đó đã được dẫn dắt bởi chính thị trường. Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và các ngân hàng trở thành những động lực chính khi tỏ ra kỹ lưỡng hơn khi lựa chọn doanh nghiệp. Chính điều này đã khiến các công ty được chia thành hai nhóm. Những công ty có tình hình tài chính lành mạnh dễ thu hút được vốn, trong khi những công ty có vấn đề buộc phải cắt giảm đầu tư, củng cố lại hoạt
động và bán bớt các mảng kinh doanh không phải sở trường để giữ cổ phiếu khỏi giảm giá.
Thứ tư, quy định chặt chẽ về đầu tư chứng khoán trong các Chaebol. Trước tái cơ cấu, các Chaebol thường tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ
phần hoặc các loại trái phiếu và giấy tờ có giá. Người mua những cổ phần và trái phiếu này thường là các quỹ đầu cơ hoặc chính các công ty liên kết của các Chaebol này, dẫn đến tình trạng sở hữu chéo khó kiểm soát. Để khắc phục tình trạng này, Hàn Quốc áp dụng trở lại quy định về đầu tư chứng khoán của các Chaebol, đồng thời quy định mức trần lượng trái phiếu các quỹ đầu cơ được nắm giữ tại một công ty. Sau đó Tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Kim Dae Jung kêu gọi các Chaebol phối hợp cùng chính quyền và các nghiệp đoàn lao động thành lập ủy ban chuyên trách về cắt giảm việc làm và giảm lương. Dù việc này khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2% lên 8% trong năm 1998, chi phí của các doanh nghiệp được giảm mạnh.
Thứ năm, tăng cường mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với quá trình cải cách cơ cấu khu vực doanh nghiệp và ngân hàng, Hàn Quốc tiếp tục mở cửa nền kinh tế và tự do hóa tài chính. Tháng 8/1998, Hàn Quốc ban hành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, nhằm giúp các công ty trong nước dễ dàng bán bớt các hoạt động kinh doanh không phải sở trường để cải thiện nguồn vốn. Chính phủ cho phép các công ty nước ngoài được thực hiện mọi hình thức mua lại và thôn tính công ty trong nước; nâng mức trần sở hữu cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty Hàn Quốc từ 26% lên 55%; mở cửa 11 trong 42 ngành nghề trước đây không cho đầu tư nước