Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 67)

2.2. Khái quát về chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

2.2.1. Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

2.2.1.1. Các khái niệm liên quan đến tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

Thuật ngữ “tái cơ cấu” hiện đang được sử dụng khá phổ biến và cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, một cách chung nhất có thể hiểu tái cơ cấu là sự thay đổi chiến lược, mục tiêu, tầm nhìn của một hệ thống hoặc là sự cơ cấu lại hệ thống bao gồm các hoạt động như sắp xếp lại, chuyển đổi hình thức hoạt động, xác định lại mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn, các giá trị

Tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn, chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính hệ thống; cấp thấp là sự

chuyển đổi, sắp xếp lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có thể bao gồm cả

hai cấp, vừa thay đổi tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp.

Tái cơ cấu nền kinh tế là một quá trình tổ chức lại cơ cấu kinh tế bằng cách hình thành mới, cắt bỏ đi, tăng hay giảm các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế. Về bản chất, tái cơ cấu là cuộc cải cách mạnh mẽ, quyết liệt để nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư được phân bổ hiệu quả và tạo ra một sự

khích lệ, động lực mới, gắn bó một cách sâu sắc với hội nhập và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Mục đích của tái cơ cấu kinh tế là giúp nền kinh tế

phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Còn tái cơ cấu TĐKT, theo Michael Hammer và James A. Champy [48], “tái cơ cấu” là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ

một tổ chức, một đơn vị nào đó, mà thường là một công ty. Ngoài việc tổ

chức cho một công ty về các mảng chức năng (như là sản xuất, kế toán, tiếp thị, v.v) và xem xét các nhiệm vụ mà mỗi chức năng thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, chúng ta còn phải chú ý tới các quy trình hoàn thiện từ khâu tìm kiếm các nguyên liệu, cho tới các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Như

vậy, tái cơ cấu ở tầm vi mô được hiểu là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.

Tái cơ cấu TĐKT còn có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tái cơ

cấu hiểu theo nghĩa rộng là một quá trình làm thay đổi căn bản trong doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cấu trúc các bộ phận một cách thuần túy, thay

đổi căn bản về sở hữu, cơ cấu vốn, HĐQT hay nhân sự quản lý cấp cao của doanh nghiệp hoặc thay đổi cả quy trình kinh doanh trên nền tảng và triết lý kinh doanh cũ. Tóm lại, tái cơ cấu nghĩa là thay đổi cấu trúc và những gì thuộc về cấu trúc bên trong của doanh nghiệp. Còn tái cơ cấu hiểu theo nghĩa hẹp là thay đổi cơ cấu doanh nghiệp (thay đổi phòng, ban chức năng), thay

đổi hệ thống doanh nghiệp (thay đổi công ty thành viên, chi nhánh, đại lý phân phối). Tái cơ cấu TĐKT là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Mục tiêu chung của tái cơ cấu là đạt được một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng chiến lược sẵn có của doanh nghiệp. Việc tái cơ cấu TĐKT luôn phải được xem xét một cách thường xuyên, nếu không, tình trạng mất cân bằng của hệ thống có thế xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, tái cơ cấu TĐKT thường được đặt ra bởi lý do sau:

- Tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên ngoài để thích nghi theo môi trường kinh doanh đã có những biến đổi về cơ bản.

- Tái cơ cấu xuất phát từ các áp lực bên trong để phù hợp theo quy mô tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ: yêu cầu phân công chuyên môn hóa sâu hơn hoặc để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp

đang tiến đến bờ vực phá sản...

- Tái cơ cấu xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên trong và bên ngoài. Từđó, có thể hiểu tái cơ cấu TĐKT bao gồm các hoạt động chính sau:

- Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động: điều chỉnh cơ cấu các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động...

- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy: từ phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh...

- Điều chỉnh cơ cấu thể chế: điều chỉnh các cơ chế, chính sách thông qua việc rà soát, thay đổi, hợp lý hóa từ các quy trình công việc đến các quy chế, quy định.

- Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực.

2.2.1.2. Một số lý thuyết liên quan đến tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

Như trên đã phân tích, tái cơ cấu là việc xem xét và cấu trúc lại một phần, một số phần hay toàn bộ một tổ chức, mà thường là công ty. Ngoài việc xem xét các hoạt động quản trị chức năng, các nhiệm vụ mà mỗi hoạt động quản trị chức năng này thực hiện, theo lý thuyết tái cơ cấu, cần chú ý hoàn thiện các quy trình từ khâu tìm kiếm nguyên vật liệu, cho đến các khâu sản xuất, tiếp thị và phân phối. Công ty cần được tái cơ cấu thông qua một loạt các quy trình. Theo Bowman và Singh (1993), ở mức độ tích hợp cao nhất, có thể xác định 3 dạng tái cơ cấu, đó là: Tái cơ cấu danh mục, tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức [41].

Tái cơ cấu danh mục là quá trình tái định hình các kênh kinh doanh chính của công ty thông qua hoạt động M&A và thoái đầu tư, thường kéo theo những thay đổi về quản trị nội bộđể phù hợp với phạm vi hoạt động mới của công ty. Các nhà quản trị có thể tin rằng, đa dạng hóa hơn nữa sẽ phù hợp cho việc khai thác các nguồn lực hoặc năng lực dư thừa hoặc ngược lại, giảm phạm vi hoạt động thông qua các chương trình thoái vốn chiến lược là cần thiết để ngăn ngừa việc pha loãng các tài sản chính yếu của công ty [51].

Tái cơ cấu tài chính thường liên quan đến thay đổi cấu trúc vốn và cấu trúc sở hữu. Các nhà quản trị có xu hướng tái cơ cấu tài chính theo hai hướng:

Chuyển công ty đại chúng thành công ty tư nhân, đồng thời hủy niêm yết để

giảm thiểu các mâu thuẫn về lợi ích liên quan đến vấn đề người đại diện thông qua kết nối chặt chẽ hơn giữa sở hữu và kiểm soát; hoặc chuyển công ty tư

nhân thành công ty đại chúng và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư. Tái cơ cấu tài chính cũng tỏ ra phù hợp trong những trường hợp cấu trúc vốn không đạt đến mức tối ưu [40].

Tái cơ cấu tổ chức tập trung vào các thay đổi có ý nghĩa trong cấu trúc của tổ chức, thường được sử dụng khi các nhà quản trị nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức. Tái cơ cấu tổ chức thường là sản phẩm song hành của tái cơ cấu danh mục và tái cơ cấu tài chính, vì sự thay đổi trong phạm vi chiến lược và cấu trúc tài chính của công ty cần được hỗ trợ bởi những thay đổi tương ứng trong hệ

thống thứ bậc quyền lực [55]. Ở mức độ tích hợp thấp hơn, có thể chia tái cơ

cấu công ty thành các giao dịch tái cơ cấu. Giao dịch tái cơ cấu có thể được sử dụng để hỗ trợ sự thay đổi về mặt tổ chức, chẳng hạn như mua đứt bằng vay nợ, nhà quản trị mua lại công ty mà họ đang làm việc, v.v mà những giao dịch này mang lại sự thay đổi đồng thời trong sở hữu, trong cấu trúc tài chính và hệ thống thứ bậc quyền lực trong công ty. Có 4 dạng giao dịch tái cơ cấu công ty là:

Hợp nhất và sáp nhập: Là giao dịch phổ biến nhất.

Cắt giảm quy mô và cắt giảm phạm vi: Cắt giảm quy mô liên quan đến việc giảm nguồn nhân lực hiện hữu một cách có chủ ý nhằm cải thiện hiệu lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Chuyển giao quyền sở hữu: Giao dịch này rất phổ biến ở các nước mà thị trường cổ phiếu có quy mô tương đối lớn so với quy mô nền kinh tế. Hai loại chuyển giao quyền sở hữu chính là chào bán ra công chúng và mua lại

công ty. Chào bán ra công chúng nghĩa là “một quá trình mời chào cổ phần rộng rãi cho công chúng mua để giao dịch lại trên sở giao dịch có điều chỉnh”.

Quốc tế hóa và bộ phận hóa: Thường không được xem là biểu hiện của tái cơ cấu công ty. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Alfred Chandler về các thay đổi trong cấu trúc của các công ty Mỹ, ông đã kết luận rằng, “thay đổi cơ

bản nhất là từ một cấu trúc hướng tâm với các phòng chức năng sang một cấu trúc nhiều bộ phận với một văn phòng công ty và một số bộ phận theo sản phẩm hoặc theo vùng địa lý. Theo Chandler, bộ phận hóa là câu trả lời hợp lý về mặt quản trị do quá tải trong việc ra quyết định ở cấp quản lý cao nhất trong các TCT lớn, là kết quả của đáp ứng nhu cầu quản trị quá nhiều hoạt

động ở các vùng địa lý tản mát và trong nhiều thị trường sản phẩm khác nhau. Quốc tế hóa liên quan đến quá trình gia tăng sự tham dự của tổ chức vào các hoạt động quốc tế xuyên qua biên giới [42].

Theo Fouraker và Stopford, “dạng đa dạng hóa mới này vượt trội ở các công ty có nhiều kinh nghiệm trong quản lý các hoạt động đa dạng hóa”. Những nguyên nhân của quốc tế hóa là các kinh nghiệm vượt trội trong thị

trường quốc tế, năng lực cạnh tranh ở cấp độ công ty, sự tồn tại của công nghệ

siêu việt và lợi thế tổ chức ở cấp độ vùng và quốc gia [46].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)