Cấu trúc và mô hình của tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 62)

2.1. Lý luận chung về tập đoàn kinh tế

2.1.4. Cấu trúc và mô hình của tập đoàn kinh tế

Tập đoàn kinh tế là mô hình tổ chức kinh tế tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Mặc dù có nhiều điểm chung nhưng mục đích, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động, và các chính sách quản lý của nhà nước đối với các TĐKT có nhiều điểm khác biệt giữa các nước. Các TĐKT có thể phát huy thế mạnh về

quy mô và trình độ công nghệ, góp phần quan trọng tạo ra tăng trưởng nhưng cũng có thể cản trở tăng trưởng kinh tế vì chúng hoạt động kém hiệu quả, tạo ra sự méo mó cho thị trường và thao túng chính phủ do vị thếđộc quyền trong

nền kinh tế. Mô hình của các tập đoàn trên thế giới phụ thuộc vào mục tiêu,

định hướng chiến lược chung của từng tập đoàn, cũng như phụ thuộc vào đặc

điểm, tính chất, mục tiêu chiến lược riêng của các thành viên trong tập đoàn. Ngoài ra, các mô hình tập đoàn khác nhau còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, hệ thống luật pháp ở các quốc gia mà công ty mẹ và các công ty thành viên đặt trụ sở hoạt động. Cấu trúc sở hữu và quyền kiểm soát ở các tập đoàn cũng rất đa dạng. Có những tập đoàn hoàn toàn do nhà nước sở hữu và kiểm soát như ở Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, ở các nước khác, nhiều tập

đoàn hoàn toàn do các chủ sở hữu tư nhân hay thậm chí một gia đình nắm giữ. Một cách khác để xem xét vấn đề sở hữu và kiểm soát của tập đoàn là xem cấu trúc sở hữu và kiểm soát theo chiều dọc và theo chiều ngang của nó. Từ

góc độ này, chúng ta thấy một số tập đoàn có cấu trúc kiểm soát dọc hay còn gọi là cấu trúc kiểm soát hình tháp, trong khi đó nhiều tập đoàn lại liên kết với nhau theo chiều ngang, thông qua việc sở hữu chéo.

Ở một góc độ khác - góc độ quan hệ giữa tập đoàn với nhà nước, trong khi một số tập đoàn có mối quan hệ rất gần gũi với nhà nước và có quyền lực chính trị đáng kể thì đồng thời cũng tồn tại một số tập đoàn không có liên kết chặt với nhà nước, thậm chí còn bị nhà nước kỳ thị (chẳng hạn như vì lý do chính trị và đảng phái).

Hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động của các tập đoàn trên thế giới cũng rất đa dạng. Một số tập đoàn có mức độ tích hợp dọc rất cao, trong khi những tập đoàn khác lại có mức độ tích hợp dọc hạn chế hơn. Ví dụ như các tập đoàn của Phi-lip-pin có mức độ tích hợp dọc sâu hơn nhiều so với các tập

đoàn của Ấn Độ. Tương tự như vậy, nhiều tập đoàn có hoạt động rất đa dạng, trong khi những tập đoàn khác lại hoạt động tương đối tập trung. Chẳng hạn như các tập đoàn ở Chi-lê có tính đa dạng hóa cao hơn so với các tập đoàn của Thái Lan và đến lượt mình, các tập đoàn của Thái Lan lại đa dạng hóa

hoạt động của mình mạnh mẽ hơn so với các tập đoàn của Đài Loan hay Hàn Quốc. Cuối cùng, một số tập đoàn lấn sâu vào những hoạt động tài chính và ngân hàng (ví dụ như ở Phi-lip-pin) trong khi những tập đoàn khác lại gần nhưđứng ngoài những lĩnh vực này (Đài Loan và Mê-hi-cô).

Bên cạnh đó, tùy theo mô hình hệ thống quản trị doanh nghiệp mà TĐKT có cấu trúc khác nhau. Ví dụ, các Keiretsu của người Nhật được tổ

chức hoặc là theo chiều dọc hoặc là theo chiều ngang và phát triển tùy theo các ngành nghề. Các Keiretsu thường gồm một ngân hàng, một công ty mẹ

hoặc một công ty thương mại và một nhóm gồm các hãng sản xuất. Ngược lại, các Chaebol của người Hàn thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc. Các TĐKT ở Đài Loan (được gọi là “Guanxiquiye”) lại thường có quy mô nhỏ, liên kết lỏng lẻo giữa các thực thể với phong cách quản lý nặng về lý thuyết, trái ngược với phong cách độc đoán, gia trưởng thường thấy ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Các TĐKT ở Trung Quốc lại phát triển theo cấu trúc riêng biệt: đó là các TĐKT

đa ngành quy mô lớn có mối ràng buộc chặt chẽ với nhà nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt như ở Hàn Quốc. Đa số các nghiên cứu này

được thực hiện tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường mới nổi. Cấu trúc mô hình TĐKT có thể phân loại như sau:

2.1.4.1. Xét dưới góc độ cơ cấu tổ chức

Dựa vào cơ cấu tổ chức của các tập đoàn có thể có các mô hình tập

đoàn sau: Mô hình tập đoàn nhất nguyên, mô hình tập đoàn có cấu trúc công ty mẹ nắm vốn, mô hình tập đoàn cấu trúc đa trung tâm.

a) Mô hình tập đoàn nhất nguyên:

Theo mô hình này, văn phòng của tập đoàn là đơn vị trung tâm quản lý của tập đoàn, được tổ chức tại công ty mẹ và không có tư cách pháp nhân độc

lập, nó bao gồm một ủy ban điều hành và một số phòng ban chức năng, điều hành những hoạt động chuyên biệt như: Sản xuất, kinh doanh, tài chính. Mô hình tập đoàn nhất nguyên phù hợp với các tập đoàn có quy mô vừa phải và các hoạt động sản xuất, kinh doanh tương đối đồng nhất. Đặc điểm của mô hình này là tính chất nhất nguyên và tập trung quyền lực. Trung tâm của cấu trúc này là văn phòng của tập đoàn với cơ cấu bao gồm ủy ban điều hành và một số phòng ban chức năng. Văn phòng của tập đoàn là cơ quan quản lý tập

đoàn, được tổ chức tại công ty mẹ. Tính nhất nguyên của mô hình tổ chức này thể hiện ở chỗ toàn bộ hoạt động của văn phòng và hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của tổng giám đốc công ty mẹ. Văn phòng thực hiện quản lý tập trung đối với các công ty con, là trung tâm đầu tư và lợi nhuận.

b) Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm vốn (holding):

Đặc điểm chung của các công ty holding là tập trung quản lý và kiểm soát các công ty con, tài trợ tài chính thống nhất cho các công ty con, làm tăng lên đáng kể vốn đầu tư cho các công ty con, và duy trì mức độ kiểm soát với mức vốn đầu tư ở mức tối thiểu, hoặc sử dụng công ty holding như một phương tiện để kiểm soát tập trung.

c) Mô hình tập đoàn theo cấu của đa trung tâm (hay mô hình hỗn hợp):

Đây là mô hình kết hợp giữa hai mô hình: mô hình nhất nguyên và mô hình công ty mẹ nắm vốn. Loại mô hình này phù hợp với các TĐKT lớn, vừa tập trung vừa phân quyền.

2.1.4.2. Căn cứ góc độ sở hữu và cơ chế đầu tư, quản lý vốn

Nếu xét dưới góc độ sở hữu, cơ chế quản lý vốn và đầu tư, các mô hình tập đoàn có thể phân loại như sau:

a) Mô hình tập đoàn cấu trúc sở hữu đơn giản:

Theo mô hình này, tập đoàn bao gồm công ty mẹ đầu tư (M1), chi phối các công ty cấp 2 (công ty con - C1, C2). Các công ty con cấp 2 lại tiếp tục

đầu tư, chi phối công ty con cấp 3 (công ty cháu - CH1, CH2 ). Cơ cấu đầu tư

vốn theo mô hình này tương đối đơn giản, công ty cấp trên trực tiếp chi phối về tài chính thông qua việc nắm giữa cổ phần, vốn góp công ty dưới trực tiếp.

b) Mô hình tập đoàn gồm các doanh nghiệp thành viên đồng cấp đầu tư và kiểm soát lẫn nhau:

Khác với mô hình cấu trúc sở hữu đơn giản, đó là công ty con đồng cấp của mô hình này kiểm soát một phần cổ phần của công ty cùng cấp. Việc đầu tư theo mô hình này có lợi thế là có thể dễ dàng hình thành một công ty mới trong tập đoàn mà không bị các công ty hay cá nhân bên ngoài tập đoàn kiểm soát hay thôn tính. Nếu các công ty con, công ty cháu đủ mạnh về vốn thì rất có điều kiện tăng cường mối liên kết tài chính chặt chẽ trong tập đoàn.

c) Mô hình tập đoàn có công ty mẹ trực tiếp đầu tư, kiểm soát các công ty thành viên:

Trong loại hình tập đoàn này, công ty mẹ đầu tư trực tiếp vào các công ty chi nhánh ở các cấp dưới (cấp 3) nhằm kiểm soát một lĩnh vực nào đó có tầm quan trọng đặc biệt hoặc xuất phát từ yêu cầu về vốn đầu tư mà vươn tới cấp đó. Ví dụ, trong tập đoàn Petronas, khi hình thành một công ty chi nhánh thuộc hàng công ty cháu là Kuala Lumpur City Centre Bhd, công ty mẹ đã

đầu tư và sở hữu 100% vốn của công ty chi nhánh này.

d) Mô hình tập đoàn có cấu trúc sở hữu hỗn hợp:

Đây là mô hình phức tạp nhất về mặt sở hữu nhưng hiện được áp dụng tương đối phổ biến. Trong mô hình này, công ty mẹ chi phối các công ty con

trực tiếp, đồng thời cũng kiểm soát một số công ty thành viên thuộc cấp tiếp theo (công ty cháu). Các công ty cùng cấp và khác cấp nắm giữ cổ phiếu của nhau và có các quan hệ đầu tư đan xen lẫn nhau.

e) Mô hình tập đoàn mà công ty mẹ là công ty con của các tập đoàn khác (tập đoàn trong tập đoàn):

Theo mô hình này, công ty mẹ của tập đoàn lại là công ty con do một công ty khác kiểm soát về vốn, tạo thành một “Tam giác sở hữu” gồm ba công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ đó. Trường hợp điển hình của kiểu cấu trúc này là Tập đoàn Kỹ nghệ điện ABB của Thụy Điển và Thụy Sỹ. Công ty mẹ của tập đoàn ABB là Asca Brown Bovery Ltđ (Zurich) thuộc quyền sở hữu của 2 công ty ABB AB Sctockholm và ABB AG Baden, trong đó mỗi công ty chiếm 50% cổ phần của Asca Brown Bovery Ltđ. Với cấu trúc như vậy, trong tập đoàn này tạo thành một “tam giác sở hữu” gồm 3 công ty quan trọng nhất là công ty mẹ và hai công ty sở hữu công ty mẹ của ABB.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 57 - 62)