Đặc điểm và mối quan hệ giữa các Chaebol với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 81 - 85)

3.1. Khái quát về các Chaebol của Hàn Quốc

3.1.2. Đặc điểm và mối quan hệ giữa các Chaebol với Chính phủ

3.1.2.1. Đặc điểm của các Chaebol

Mặc dù kinh doanh theo những phương thức khác nhau, nhưng các Chaebol đều có chung những đặc điểm chủ yếu sau:

- Các công ty thành viên của Chaebol hoạt động kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành (chủ yếu là đa ngành). Mọi quyết định quan trọng của

Chaebol đều chỉ được quyết định ở cấp cao nhất, tức là chủ tịch công ty và mọi nhân viên bắt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên các cấp quản lý cũng góp phần quan trọng trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng

Chaebol là các thực thể độc lập và có quyền lực cao trong nền kinh tế - chính trị Hàn Quốc, song đôi khi Chaebol cũng hợp tác với Chính phủ trong các lĩnh vực quy hoạch và đổi mới. Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc khuyến khích cạnh tranh giữa các Chaebol trong một số lĩnh vực nhất định để tránh tình trạng độc quyền tuyệt đối. Vai trò của đại doanh nghiệp đã mở rộng tới vũđài chính trị. Năm 1988, Chong Mong-jun, Chủ tịch các cơ sở công nghiệp nặng Hyundai, đã thành công trong việc chạy đua vào Quốc hội. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác cũng được chọn làm thành viên Quốc hội thông qua hệ thống bầu cử theo tỉ lệ. Hyundai thậm chí đã góp phần tốt đẹp hóa quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc từ năm 2000.

- Về cơ cấu nhân sự trong Chaebol: phân cấp, phân tầng chặt chẽ, rõ rệt theo kiểu hình tháp. Kiểu tổ chức này nhằm thúc đẩy, khuyến khích các thành viên trong Chaebol luôn phấn đấu đạt kết quả cao trong vị trí của mình và phấn đấu đạt địa vị nhất định trong cơ cấu đó, song cũng có hạn chế của một thể chế quản lý truyền thống kiểu “kim tự tháp”. Cơ cấu các Chaebol Hàn Quốc đều chịu sự chi phối của gia đình sáng lập và hậu duệ. Mức độ chi phối tương đối chặt chẽ và chiếm vị trí quan trọng trong tập đoàn. Mối quan hệ

chặt chẽ và đẳng cấp này đã đưa Chaebol trở thành một “nền cộng hòa” riêng, chi phối và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia.

- Về sở hữu, các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu “huyết thống”, tức là thường do các cá nhân sáng lập ra, kiểm soát và tuân thủ theo truyền thống cha truyền con nối. Các thành viên trong gia đình theo thứ tự (thường là con trai cả của gia đình thay cha nắm quyền kiểm soát và quản lý tài sản

để kế tục sự nghiệp của cha ông để lại). Theo Ủy ban Buôn bán công bằng Hàn Quốc thì phần sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43,8% (1995) lên 44,1 % (1996). Cơ cấu sở hữu của các Chaebol Hàn Quốc được phân thành 3 loại [61]:

+ Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (mô hình của Han Jin Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ)

Các chi nhánh (Công ty chi nhánh)

+ Loại thứ hai: Cơ cấu công ty cổ phần (mô hình của Daewoo Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ)

Công ty cổ phần

Chi nhánh hay công ty chi nhánh

+ Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình của Samsung Group) Chủ sở hữu (Công ty mẹ)

Công ty cổ phần Các tổ chức trung gian

Chi nhánh hay công ty chi nhánh

- Về cơ chế điều hành: Trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành riêng, cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng giúp chủ tịch tập đoàn điều phối hoạt động của các công ty chi nhánh, điều hành nhân sự, tài chính, đầu tư R&D. Bằng các hoạt động cụ thể, các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của tập đoàn nói chung, các công ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol có vai trò chi phối các thành viên khác của hội đồng quản trị. Nhìn chung, chủ tịch Chaebol

mang tính độc đoán, gia trưởng, đó là đặc điểm nổi bật nhất trong các tổ chức kinh doanh Hàn Quốc.

3.1.2.2. Mối quan hệ giữa các Chaebol và Chính phủ Hàn Quốc

Những công ty được thành lập ở Hàn Quốc vào cuối những năm 1940,

đầu những năm 1950 có mối liên hệ khá chặt chẽ với Chính phủ của Tổng thống Ree Syung Man (nhiệm kì 1948-1960). Điều này giải thích vì sao các doanh nghiệp này lại nhận được những ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ. Sau khi quân đội giành được chính quyền vào năm 1961, Tổng thống Park Chung Hee

đã tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng và bất công xã hội còn tồn tại từ thời Tổng thống Ree. Nhưng sau đó các lãnh đạo của chính quyền mới lại nhận ra rằng họ không thể thực hiện mục tiêu cải cách kinh tế của mình nếu không có sự giúp đỡ của các Chaebol. Một thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ và các Chaebol đã được ký kết nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng trước mắt là cải cách nền kinh tếđất nước.

Sự hợp tác giữa Chính phủ và các Chaebol kéo theo nó là sự phát triển

đáng kinh ngạc của nền kinh tế bắt đầu từ đầu những năm 1960. Khởi đầu là sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và công nghiệp nhẹ, tiếp đến là công nghiệp nặng, hóa chất, công nghiệp thay thế hàng nhập khẩu. Các nhà chính trị và các nhà lập kế hoạch của Chính phủ rất tin tưởng vào kế hoạch hợp tác với các Chaebol. Mối quan hệ hợp tác này thể hiện ở chỗ Chính phủ đưa ra các kế hoạc chi tiết để phát triển công nghiệp, các Chaebol thực hiện các kế hoạch đó. Tổng thống Park coi Chaebol là đầu tàu của nền kinh tế, khuyến khích sản xuất để xuất khẩu, quy định về hạn ngạch cũng được thiết lập. Các Chaebol được Chính phủ cho phép hưởng một loạt trợ cấp và đặc quyền, bao gồm việc hạn chế các công ty đa quốc gia tham gia thị trường, hỗ

trợ chiến lược tạo vốn và các hoạt động phát triển công nghệ hướng vào xuất khẩu. Bên cạnh đó được bảo hộ về thị trường để làm chủ các công nghệ phức

tạp, giảm thiểu sự phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và buộc họ phải

đầu tư nâng cao năng lực nghiên cứu của mình để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhìn chung, các Chaebol có thể phát triển mạnh là do hai nhân tố chủ

yếu: nguồn vốn vay từ nước ngoài và những ưu đãi đặc biệt từ phía Chính phủ. Bên cạnh đó tiếp nhận các nguồn công nghệ hiện đại từ nước ngoài cũng là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của các Chaebol (Hàn Quốc đã mua lại những công nghệ và bằng sáng chế từ nước ngoài để sản xuất nhưng lại bán sản phẩm với giá thành rẻ hơn các nước trên thế giới). Với chủ trương “vốn đi đầu”, Chính phủ đã lựa chọn một số công ty và đứng ra đảm bảo để

các công ty đó có thể được tiếp nhận nguồn vốn vay từ nước ngoài, bên cạnh nguồn vốn huy động được từ các ngân hàng trong nước. Mối quan hệ giữa Chaebol và Chính phủ thu được nhiều thành công và thực hiện được mục tiêu kinh tế của Chính phủ. Tuy nhiên các quyết định của Chính phủ đưa ra không có sự tham gia của giới kinh doanh, trong khi lại can thiệp quá sâu vào hoạt

động kinh doanh của các Chaebol đã dẫn tới việc các Chaebol lệ thuộc quá nhiều vào Chính phủ. Chính vì thế, để có thể tự chủ và tăng sức đề kháng trước những biến động bất thường của môi trường kinh doanh, các Chaebol

đã có nhiều động thái nhằm giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều vào Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)