Môi trường, điều kiện hình thành và phát triển các tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 53)

2.1. Lý luận chung về tập đoàn kinh tế

2.1.2. Môi trường, điều kiện hình thành và phát triển các tập đoàn

Từ giữa thế kỷ XIX nền kinh tế ở các nước tư bản đã phát triển đến một trình độ nhất định, thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi sản xuất phải phát triển để cung ứng kịp thời hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Muốn vậy, các doanh nghiệp sản xuất phải mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, vừa

đảm bảo sản xuất hàng loạt sản phẩm, vừa giảm giá thành sản xuất trên cơ sở

kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành để tích tụ và cạnh tranh (bằng cách thôn tính hay sáp nhập). Đây là bước thứ nhất để hình thành các tập

đoàn sản xuất.

Khi đã sản xuất với quy mô lớn, sản xuất hàng loạt sản phẩm đòi hỏi các công ty sản xuất phải nắm lấy “đầu ra”, nắm lấy khách hàng nên các công ty sản xuất cần nắm lấy hệ thống phân phối, tiến hành công việc tiếp thị, quảng cáo, do đó xuất hiện nhu cầu thành lập các công ty thương mại, tiêu thụ sản phẩm ngay trong công ty sản xuất. Đồng thời, về phía các công ty sản xuất cũng muốn có nguồn cung cấp “đầu vào” ổn định để quản lý được chi phí, giá thành sản phẩm, nên cũng xuất hiện nhu cầu thành lập các công ty cung ứng. Do đó, xuất hiện nhu cầu hình thành các công ty con đảm bảo khâu

cung ứng và tiêu thụ sản phẩm trong công ty sản xuất. Việc quản lý chuỗi kinh doanh theo mô hình liên kết dọc được hình thành, mỗi doanh nghiệp chỉ

là một khâu trong hệ thống, từ khâu cung cấp đầu vào, tiến hành sản xuất, cho

đến khâu tiêu thụđầu ra nhằm đảm bảo sao cho chi phí giao dịch nội bộ là tối thiểu. Đây là bước thứ hai trên con đường hình thành TĐKT.

Tất cả các công ty sản xuất kinh doanh đều muốn lợi nhuận ngày càng tăng bằng cách gia tăng sản lượng và giảm chi phí bằng mọi hình thức tổ

chức sản xuất kinh doanh. Vì vậy, trong một số ngành, lĩnh vực để đảm bảo duy trì lợi nhuận, nhiều công ty đã tiến hành thực hiện việc liên kết ngang với các doanh nghiệp khác trong ngành hoặc khác ngành. Điều này dẫn đến các công ty sản xuất tập trung hàng ngang ra đời. Ở giai đoạn đầu, các công ty sản xuất cùng ngành thành lập các hội buôn (Cartel), theo đó, các công ty tham gia cùng ký thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, quy định sản lượng, giá cả hàng hóa, thống nhất về chuẩn mực, mẫu mã, kiểu loại... Đây là một dạng của tổ chức độc quyền và là dạng cổ điển nhất của TĐKT. Tuy

nhiên, Cartel là một dạng liên kết lỏng lẻo dễ bị phá vỡ do các thành viên vẫn bán phá giá cam kết khi giá cam kết không còn đảm bảo lợi nhuận như mong muốn cho các đối tác tham gia ký kết. Để cải tiến hoạt động các thành viên đã thành lập nên Sandicat. Đây là hình thức liên hợp độc quyền tương đối ổn

định hơn Cartel. Các thành viên tham gia sandicat mất tính độc lập về thương mại, nhưng vẫn giữ tính độc lập về tổ chức sản xuất. Việc tiêu thụ sản phẩm làm ra trong các xí nghiệp của Sandicat, việc mua nguyên liệu, vật liệu đều tiến hành thông qua ban quản trị chung của Sandicat. Những người tham gia Sandicat buộc phải bán số hàng hóa của mình cho ban quản trị theo giá ấn

định. Cũng như trong Cartel, ở đây vẫn diễn ra cuộc đấu tranh khốc liệt về

phân chia lợi nhuận và tiêu thụ hàng hóa giữa các thành viên.

Sandicat đã thành lập nên các tổ hợp sản xuất (Trust). Trust là một hình thức tổ chức độc quyền phổ biến nhất, liên hợp chặt chẽ hơn cả. Ở đây chủ sở hữu của các công ty hoàn toàn mất tính độc lập về sản xuất, thương mại và pháp lý. Chúng trở thành những cổ đông của công ty cổ phần và được nhận một món lợi nhuận phụ thuộc vào số cổ phần đã đóng góp. Mọi hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tài chính và các nghiệp vụ khác của Trust đều do một ban quản trị điều hành. Dĩ nhiên, những người chủ sở hữu số cổ phiếu nhiều nhất sẽ

chiếm phần lớn số lợi nhuận đó. Trong thực tế, trust tạo nên sựđộc quyền tiêu thụ và độc quyền sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao, do đó, nó bị chống đối và nhà nước ở nhiều nước có Trust đã ra luật chống độc quyền, nghiêm cấm việc khống chế giá cả và phân chia thị trường tiêu thụ. Vì vậy, các công ty sản xuất đã không chịu bị thua thiệt nên đã thành lập các Concern. Đây là hình thức phổ biến với mô hình công ty mẹ đầu tư vào các công ty con. Concern là một hình thức hết sức phức tạp của tổ chức độc quyền. Các Concern đầu tư

vào nhiều lĩnh vực sản phẩm khác nhau để hạn chế rủi ro, nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Sau đó các Conglomerate được hình thành và phát triển. Đây là những tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực, nó liên hợp các công ty thuộc các ngành công nghiệp khác nhau, ngân hàng, thương nghiệp, giao thông và công ty bảo hiểm trên cơ sở quyền lợi về tài chính chung. Conglomerate thực chất là một tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty kinh doanh nhằm tạo ra một chùm doanh nghiệp tài chính - công nghiệp để hỗ trợ vốn đầu tư cho các công ty thành viên có hiệu quả cao.

Sau Thế chiến thứ hai, các TĐKT đã hình thành và phát triển mạnh mẽ

tại các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật và phạm vi hoạt động của chúng ngày càng mở rộng ra, vượt khỏi phạm vi ranh giới một quốc gia, mang tầm cở khu vực và quốc tế, hình thành nên các công ty tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia. Sự gia tăng về số lượng các công ty tập đoàn quốc tế là các công ty xuyên

quốc gia (TNCs), công ty đa quốc gia (MNCs) và hoạt động đa dạng của chúng cũng là một biểu hiện của toàn cầu hoá và khu vực hoá. Từ vài trăm công ty vào những năm đầu thế kỷ XX đến những năm cuối của thập kỷ 2010 toàn thế giới có khoảng 60.000 công ty quốc tế mẹ và trên 500.000 công ty con. Chúng hoạt động khắp nơi trên thế giới và trong tất cả các ngành kinh tế

quốc dân.

Như vậy, các TĐKT trên thế giới đã ra đời và phát triển trên cơ sở nhu cầu đảm bảo lợi nhuận cao, thị trường lớn và ổn định, đảm bảo sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự tồn tại của các công ty trong nền kinh tế thị trường khu vực và quốc tế cạnh tranh khốc liệt, cũng như trên cơ sở của quá trình quốc tế

hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế - xã hội.

Sự hình thành và phát triển TĐKT là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung vốn sản xuất kinh doanh bằng nhiều hình thức khác nhau. Quá trình tập trung sản xuất và vốn là bước đi phổ biến trong quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT tại các nước tư bản phát triển. Quá trình tập trung sản xuất kinh doanh và tập trung vốn thể hiện thông qua việc thôn tính như mua lại các công ty, doanh nghiệp nhỏ yếu hơn, biến chúng thành một bộ phận không tách rời của công ty mẹ, cũng có thể các công ty tự

nguyện sáp nhập lại với nhau thành công ty lớn hơn để chống lại nguy cơ bị

thôn tính và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, điển hình như ở Anh, Pháp, Mỹ, v.v.

Ở các nước công nghiệp hóa đi sau, các TĐKT được hình thành và phát triển chủ yếu bằng tích tụ và liên doanh nhằm tăng vốn nhanh, tăng nhanh khả năng sản xuất và khả năng cạnh tranh nhằm chống lại nguy cơ bị

các công ty nước ngoài thôn tính, điển hình nhưở Hàn Quốc và Thái Lan, các tập đoàn tự lớn lên nhờ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sự hỗ trợ

của chính phủ. Tuy nhiên, ở nhiều nước sự hình thành các tập đoàn còn phụ

thuộc vào mục tiêu của chính phủ, trên cơ sở tổ chức lại các công ty nhà nước và nhà nước giữ cổ phần chi phối như trường hợp Trung Quốc, Việt Nam.

Xuất phát điểm trong hình thành TĐKT ở các nước cũng khác nhau. Ở

Nhật Bản và các nền kinh tế mới (NIEs), các tập đoàn chủ yếu được hình thành bắt đầu từ lĩnh vực thương mại hoặc ngoại thương. TĐKT ở các nước này thường chuyên môn hóa trong các hoạt động thương mại với một số sản phẩm nhất định. Qua quá trình phát triển, quy mô và cơ cấu sản xuất kinh doanh dần dần được mở rộng, đa dạng hóa sang các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh khác như: Các ngành sản xuất, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu khoa học - công nghệ. Nét điển hình đối với những nước này là ngoại thương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế nên các TĐKT lớn của họ hiện nay vẫn là những tập đoàn kinh doanh xuất, nhập khẩu. Ở Mỹ và một số nước châu Âu, các TĐKT lại được hình thành bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất. Thông qua kết quả sản xuất mà các tập đoàn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác như thương mại, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng....

Sự khác biệt về xuất phát điểm là do những nét đặc thù về điều kiện địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước. Có nghĩa là, điều kiện môi trường kinh doanh ở mỗi nước sẽ quy định

điểm xuất phát trong quá trình hình thành và phát triển TĐKT.

Ở các nước, vai trò của chính phủ cũng rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các TĐKT. Ở Hàn Quốc, chính phủ đã hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời cũng hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh sang các ngành nghề khác.

Đặc biệt vào những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư cho các doanh nghiệp lớn thông qua việc cho vay ưu đãi mở

rộng đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề khác để hình thành các tập đoàn.

Ở Mỹ, chính phủ luôn tạo môi trường thuận lợi cho sự hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn. Trung Quốc coi phát triển các TĐKT là phát triển phương thức tăng trưởng kinh tế mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)