3.2. Chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Chính phủ Hàn Quốc
3.2.3. Nội dung chính sách tái cơ cấu các Chaebol
Chính sách tái cơ cấu được Chính phủ Hàn Quốc chỉ đạo các Chaebol thực hiện theo những nội dung chủ yếu sau:
3.2.3.1. Tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, đẩy nhanh quá trình hợp lý hoá và chuyên môn hóa trong nội bộ Chaebol
Trong nội dung quy định về tái cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực, Chính phủ
Hàn Quốc chia các TĐKT thành 3 nhóm và áp dụng chính sách tái cơ cấu từng phần khác nhau đối với mỗi nhóm. Cụ thể:
Nhóm 1 gồm các TĐKT chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh và không cần có sự kiểm soát của nhà nước thì thực hiện tư nhân hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà nước tiếp tục nắm giữ các ngành nghề trọng
điểm của quốc gia, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
Nhóm 2 gồm các TĐKT chủ yếu hoạt động công ích (có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng), không tham gia đáng kể vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiếp tục duy trì (phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, từng
địa phương).
Nhóm 3 gồm các TĐKT vừa hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tham gia hoạt động công ích thì thực hiện tái cơ cấu toàn diện.
Các nỗ lực tái cơ cấu các TĐKT mà trọng tâm là các Chaebol do Chính phủ chỉđạo sau khủng hoảng được thể hiện ở 3 khía cạnh:
Một là, xác định các công ty yếu kém phải ngừng kinh doanh. Có 55 công ty thuộc 64 tập đoàn lớn nhất được lựa chọn vào tháng 6 năm 1998 và
được sắp xếp lại bằng cách đóng cửa, bán, sáp nhập hoặc thụ lý tại tòa. Trong 20 doanh nghiệp đang gặp khó khăn thuộc 5 tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, các tập đoàn Huynđai, Samsung và LG mỗi tập đoàn có 4 chi nhánh được nêu trong danh sách này. Trong khi đó có 5 chi nhánh của tập đoàn Daewoo và 3 công ty của tập đoàn SK cũng nằm trong danh sách đó. Uỷ ban Giám sát Tài chính Hàn Quốc đã đe doạ cắt các khoản vay tín dụng đối với các chi nhánh của 5 tập đoàn trên, nhất là các hãng sản xuất ô tô nếu họ không chịu tiến hành cải cách. Đây là biện pháp kiên quyết đầu tiên được thực hiện đối với các Chaebol Hàn Quốc, nơi mà các ngân hàng chỉ luôn hỗ trợ chứ chưa bao giờ can thiệp làm hạn chế sự phát triển của chúng.
Uỷ ban Giám sát Tài chính Hàn Quốc đã tham gia vào các cuộc thương lượng, để quyết định việc cơ cấu lại các công ty trên cơ sở năng lực tài chính
và kinh doanh của chúng. Các cuộc đàm phán đã đi đến kết quả là các ngân hàng đã đồng ý cho các Chaebol chuyển đổi nợ thành cổ phần, gia hạn thời gian thanh toán, đưa ra các hình thức thanh toán vốn và lãi mới, giảm lãi suất, xoá nợ, cấp các khoản tín dụng mới, phát hành cổ phiếu mới đế gọi vốn, v.v. Các công ty có thể được trợ cấp thêm và thử thách thêm, nếu như có những tín hiệu phục hồi tích cực. Ví dụ Công ty đầu tư tín thác Hàn Quốc và Công ty
đầu tư tín thác Daehan đã nhận được 7,9 nghìn tỷ Won từ công quỹ, để duy trì hoạt động kinh doanh tới thời hạn là tháng 6/2003. Chính phủ đã yêu cầu hai công ty này phải công bố lợi nhuận kinh doanh trong năm tài chính tính đến tháng 3/2001 và phải tăng tỷ lệ vốn kinh doanh ròng trên 150% vào tháng 6/2003. Những thoả thuận này dựa trên quan điểm cho rằng việc bình thường hóa hoạt động của các công ty là cấp thiết để ổn định thị trường tài chính. Chính phủ đã yêu cầu hai công ty trên phải bán những tài sản không sinh lãi trị giá 428 tỷ Won vào cuối tháng 3/2001.
Đối với các công ty được đưa vào chương trình cơ cấu lại nợ và được hỗ trợ tài chính để tiếp tục thử thách kinh doanh, Chính phủ đã áp dụng một loạt các biện pháp ưu đãi về thuế để giúp cho chúng cơ cấu lại, thu hút đầu tư
nước ngoài bằng chính sách tự do hoá, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài
được mua lại các công ty không có tầm quan trọng chiến lược và nâng mức trần về sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc sáp nhập và mua lại công ty, hoạt động mua bán chứng khoán cũng đã được cải tổ bằng cách tăng tỷ lệ cổ phiếu có thể mua được mà không cần HĐQT thông qua. Chính phủ cũng củng cố các đạo luật về thương mại bình đẳng và chống độc quyền, cấm các bảo lãnh nợ mới giữa các công ty chi nhánh, v.v.
Hai là, Chính phủđưa ra chương trình “Workout” tháng 6/1998 và yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tuân theo. Mục đích ban đầu của chương
trình là khôi phục lại các công ty nợ nhiều, thiếu tiền mặt bằng sự hỗ trợ của các ngân hàng cho vay.
Bảng 3.3. Kết quả chương trình “Workout” (cuối năm 2002)
Công ty trong chương trình tái cơ cấu Kết quả
Số công ty đăng ký trong chương trình Loại bỏ Sáp nhập Tách thành 2 hoặc nhiều công ty Tổng số Hoàn thành Dừng lại Đang thực hiện 104 8 17 4 83 55 16 12
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Hàn Quốc
Tháng 6/1998, có 83 công ty nằm trong chương trình này, trong đó có 55 công ty đã hoàn tất việc tái cơ cấu vào cuối năm 2002, 16 công ty không có dấu hiệu khôi phục nên chương trình này dừng lại và 12 công ty còn lại vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu.
Ba là, đẩy mạnh việc hoán đổi kinh doanh giữa các tập đoàn lớn (Big Deal Program). Hoán đổi kinh doanh ở quy mô lớn được Chính phủ xúc tiến giữa 5 tập đoàn hàng đầu trong 9 ngành công nghiệp mà ở đó việc đầu tư
chồng chéo dẫn đến vấn đề kinh doanh vượt quá năng lực. Tháng 4/2002, theo kết quả đánh giá tái cơ cấu của 7 ngành do bộ Năng lượng, Công nghiệp, Thương mại Hàn Quốc tiến hành, 4.9 nghìn tỷ Won giá trị tài sản đã được bán và thu hút được 1.3 nghìn tỷ Won vốn đầu tư nước ngoài. Với kết quả này, vấn đề vượt quá công suất của một số ngành như luyện kim, giấy, sợi tổng hợp, sợi cốt tông đã đi vào ổn định.
Bảng 3.4: So sánh giữa kết quả
và kế hoạch chương trình hoán đổi “Big Deal”
Ngành Nội dung thỏa thuận giữa chính phủ và các tập đoàn (12/1998) Kết quả Lọc dầu Hyundai Oilbank tiếp nhận lĩnh vực lọc dầu của Hanwha Energy - Hyundai Oilbank tiếp nhận lĩnh vực lọc dầu của Hanwha Energy 9/1999 - Hanwha Energy đổi thành Incheon Refinery Co.
- Incheon Refinery nộp hồ sơ lên tòa án 9/2001 vì khó khăn tài chính Bán dẫn Huyndai Electronics tiếp nhận LG Semicondutors - Huyndai Electronics tiếp nhận LG Electronics 5/1999 - LG Semicondutor đổi tên thành Hyundai Semicondutors 7/1999
- Hyundai Electronics Industry được sáp nhập từ Hyundai Electronics và Hyundai Semiconductors 10/1999 - Hyundai Electronics Industry được
đổi tên thành Hynix Semicondutors 3/2001 và trong quá trình thỏa thuận bán vào cuối năm 2002
Động cơ
thủy
Bán bộ phận sản xuất
động cơ của tập đoàn Samsung cho Korea Heavy Industries
- Hai công ty đồng ý sáp nhập để tạo thành Korea HSD Engines 12/1999 - Daewoo Shipbuilding và Marine Engineering
Ô tô/ điện
tử
- Samsung Motors được bán cho Renault sau khi kế hoạch ‘hoán đổi’ thất bại
- Daewoo Electronics được chia tách thành 2 công ty mới
Ngành Nội dung thỏa thuận giữa chính phủ và các tập đoàn (12/1998) Kết quả Hóa dầu Thành lập công ty từ việc sáp nhập Hyundai Petrochemical và Samsung General Chemical
Hoán đổi kinh doanh giữa Samsung Motors và Daewoo Electronics
- Các công ty cùng khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Thỏa thuận không đạt được vào 1/2001 vì không thu hút được vốn từ
các tập đoàn Nhật Bản
- Hyundai Petrochemicals đang trong quá trình đàm phán để bán vào cuối năm 2002
- Samsung General Chemicals được khuyến khích tái cơ cấu trên cơ sở tự
nguyện
Nguồn: Thông cáo báo chí, Federation of Korean Industries
Với chủ trương tiếp tục theo đuổi chiến lược tạo ra các tập đoàn doanh nghiệp có tính cạnh tranh quốc tế, trong quá trình tiến hành cải cách, Chính phủ Hàn Quốc vừa xử lý nghiêm khắc các Chaebol nhưng đồng thời cũng làm cho các Chaebol mạnh lên. Năm Chaebol lớn nhất là Samsung, Daewoo, Huyndai, LG và SK đã nằm trong trọng tâm của chương trình này. Quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc cho rằng trong một thế giới toàn cầu hoá, các tập
đoàn cần phải có quy mô đồ sộ và chuyên môn hoá. Chính vì vậy, bất chấp việc các Chaebol có cam kết tự nguyện cải cách cơ cấu hay không, Chính phủ
vẫn kiên quyết thi hành chương trình đã được thiết kế để tinh giản các doanh nghiệp và giảm sự dư thừa về sản xuất các sản phẩm khó tiêu thụ. Bằng các biện pháp tài chính như đe doạ cắt tín dụng ưu đãi, không cho phép vay vốn ngân hàng nhiều hơn 25% vốn cổ phần, Chính phủđã buộc các doanh nghiệp phải tự chọn cho mình một vài ngành nghề trụ cột chính, các doanh nghiệp
còn lại phải hoán đổi hoặc sáp nhập và mua lại các cơ sở kinh doanh của nhau. Ngày 17 tháng 12 năm 1999, các tập đoàn kinh doanh hàng đầu ở Hàn Quốc đã bắt đầu ký kết các thoả thuận cơ bản với các ngân hàng ở nước này về việc cải cách công ty. Chẳng hạn, LG đã ký thoả thuận với Ngân hàng thương mại Hàn Quốc, cam kết cải cách tài chính và quản lý, giảm số chi nhánh của hãng từ 53 chi nhánh xuống còn 32 chi nhánh vào năm 2000; bán tài sản, phát hành cổ phiếu và vay tiền của nước ngoài để thu được 17 nghìn tỷ Won (14 tỷ đôla Mỹ); xoá bỏ các khoản bảo lãnh nợ giữa các đơn vị kinh doanh của hãng ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Sau khi hoàn tất về cơ
cấu tổ chức, tập đoàn LG cũng đã ký cam kết chỉ tập trung vào 4 ngành lớn là hoá chất, năng lượng, điện tử viễn thông, dịch vụ và tài chính.
Tập đoàn Hyundai đã thỏa thuận với Ngân hàng hối đoái Hàn Quốc giảm số đơn vị kinh doanh của hãng từ 63 xuống còn 32 đơn vị, giảm tỷ suất nợ từ mức 364% xuống còn 199,7% vào cuối năm 1999 và 177,6% vào cuối năm 2000. Hyundai cũng đã cam kết thu hút 5,89 tỷđôla Mỹ vốn đầu tư nước ngoài vào cuối năm 1998 và thêm 4,5 tỷ nữa vào năm 1999 thông qua việc thành lập liên doanh, phát hành trái phiếu chuyển đổi và bán tài sản.
Tập đoàn Samsung cũng đã cam kết giảm nợ xuống còn 100% vào năm 2002, giảm số đơn vị kinh doanh từ 65 xuống còn 40 đơn vị. Tập đoàn SK cam kết giảm số đơn vị kinh doanh từ 49 xuống còn 22 thông qua việc bán 6
đơn vị, giải thể 2 và sáp nhập 19 đơn vị. SK cũng dự kiến bán số tài sản trị giá 1,6 nghìn tỷ Won, phát hành cổ phiếu trị giá 2,9 nghìn tỷ Won.
Như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã gây sức ép buộc 5 tập đoàn mạnh nhất nói trên phải thực hiện cuộc cải cách xoá bỏ các khoản nợ chéo giữa các tập đoàn kinh doanh lên tới 12,7 nghìn tỷ Won vào cuối năm 1999 (10,5 tỷ đôla Mỹ) và cam kết giảm tổng sốđơn vị kinh doanh từ 271 đơn vị xuống còn
136 đơn vị vào cuối năm 2000, đồng thời tỷ lệ nợ/vốn cổ phần cũng xuống còn dưới 200%. Mục đích của các cuộc tinh giản trên là nhằm tạo ra các hãng có chuyên môn hoá và hợp lý hoá cao. Cho nên vào cuối năm 1999, tập đoàn Daewoo đã chuyển giao hãng điện tử của mình cho Samsung đế đổi lấy hãng xe hơi của Samsung. Kết quả là Samsung đã thống lĩnh thị trường hàng điện tử tiêu dùng của Hàn Quốc với thị phần khoảng 60%. Còn trong lĩnh vực sản xuất ô tô, hãng KIA Motors bị phá sản phải mang ra đấu giá vào tháng 11/1998. Hãng Hyundai Motors đã thắng thầu, sáp nhập KIA Motors vào Hyundai Motors, đưa khả năng sản xuất của công ty này lên tới 2,5 triệu ô tô mỗi năm so với 1,6 triệu trước đó. Nhờ đó, Hyundai motors đã trở thành công ty sản xuất ô tô đứng thứ 10 trên thế giới. Còn Daewoo đã trở thành một trong hai hãng xe hơi duy nhất của Hàn Quốc bên cạnh hãng Hyundai. Ngành công nghiệp xe hơi của Hàn Quốc nhờ vậy đã rút gọn lại từ một sân chơi gồm 5 người nay chỉ còn có 2 người. Thêm vào đó, Chính phủ cũng đã dàn xếp cuộc sáp nhập giữa các công ty sản xuất con chip (vi mạch) trong bộ nhớ của tập
đoàn Hyundai vào tập đoàn LG, lập ra một hãng sản xuất lớn thứ hai trên thế
giới trong lĩnh vực này. Hàn Quốc đã có 2 hãng sản xuất vi mạch lớn nhất thế
giới, trong đó hãng đứng đầu thế giới là Samsung [38].
Đồng thời, với mục đích chuyển từ việc tái cơ cấu các Chaebol có sự chỉ đạo của Chính phủ sang tái cơ cấu theo định hướng thị trường, Chính phủ đã sửa đổi các quy định và luật liên quan đến việc đóng cửa doanh nghiệp yếu kém và việc tái cơ cấu công ty. Để khuyến khích việc sáp nhập các công ty không hiệu quả, nhiều quy định cản trở đã được bãi bỏ, ví dụ cho phép sáp nhập đặc biệt hoạt động, bãi bỏ mức trần nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài, bỏ yêu cầu chủ thể tiếp quản công ty phải đưa ra mức giá đệm (Tender Offer). Bên cạnh đó, Luật Phá sản mới được ban hành để thay thế cho 3 luật
phá sản trước đó, cho phép các công ty thua lỗ nhanh chóng quyết định việc mua bán, sáp nhập và hoàn thiện chuẩn mực kế toán theo chuẩn mực quốc tế.
Bảng 3.5. Kết quả tái cơ cấu tự nguyện của bảy ngành (4/2002) Ngành Mục tiêu ban đầu Kết quả Luyện kim - Bán bốn công ty yếu kém - Giảm sản lượng xuống 3 triệu tấn đến năm 2005
- Korea, Hwanyoug: hoàn thành việc bán cho bên thứ 3 - Hanbo: giai đoạn đàm phán cuối cùng để bán, đóng cửa 1,12 triệu tấn năm 2002 (chiếm 37% tổng sản lượng) Hóa dầu Hợp nhất các lĩnh vực kinh doanh giống nhau
- Sáp nhập giữa Daelim và Hanwha (Yeochun NCC) - Bán Hyundai Petrochemical Sợi tổng hợp - Bán 5 công ty yếu kém - Giảm sản lượng vượt quá công suất xuống 248.000 tấn
- Bán hai công ty (Daeha, Kohap) - Đang thỏa thuận bán Saehan, Kumgang và Dongkuk - Giảm sản lượng 150.000 tấn (61% tổng sản lượng) Sợi cốt tông - Đóng cửa cơ sở sản xuất lạc hậu (360.000 máy) - Cải thiện tái cơ cấu vốn - Đóng cửa cơ sở sản xuất lạc hậu xuống 256.000 máy - Bán tài sản phụ: 439 tỉ won Xi măng - Cải thiện tái cơ cấu vốn (Ssangyong, Sung Shin, Tong Yang)
- Bán tài sản: 3,3 nghìn tỉ won - Thu hút đầu tư nước ngoài: 520 tỉ
won
+ Ssangyoung: Pacific Cement (Nhật)
Ngành Mục tiêu ban đầu Kết quả
Giấy
- Thu hút đầu tư nước ngoài
- Hình thành liên minh chiến lược trong ngành - Đóng cửa công ty yếu kém, bao gồm Shinho Paper
- Hansol bán tài sản tại Pan Asia (460 tỉ won)
- Thành lập Bowater Hanla Paper (230 tỉ USD)
- Liên minh trong hợp tác mua, vận chuyển và trao đổi sản phẩm - Bán tài sản: 71.4 tỉ won Máy nông nghiệp - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
- Vốn đầu tư nước ngoài: Kooje (Cummins, Mỹ)
- Liên doanh đầu tư: Tong Yang, Kookje
Nguồn: Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc 3.2.3.2. Tái cơ cấu tài chính
Dựa theo qui mô và tình hình tài chính của doanh nghiệp, Chính phủ
thực hiện các biện pháp tái cơ cấu khác nhau. Các công ty con của năm tập