Các nghiên cứu về chính sách và giải pháp tái cơ cấu tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 43)

1.1. Nội dung tổng quan

1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách và giải pháp tái cơ cấu tập đoàn

tế ca Chính ph Hàn Quc

Sau khi Hàn Quốc thực hiện quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, đặc biệt là tái cơ cấu các Chaebol, đã có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích,

đánh giá về công cuộc cải cách này của Hàn Quốc.

Về bối cảnh và nguyên nhân tái cơ cấu các TĐKT của Hàn Quốc, tác gi

Jang-Sup Shin, Ha-Joon Chang trong cuốn sách “Restructuring Korea Inc.”

[57] đã nêu ra một cách tổng quan nhất thực trạng của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 1997. Khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính, đây được coi là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất dẫn đến sự phá sản của nhiều ngân hàng, khiến ngân hàng cầu viện đến sự trợ giúp của Chính phủ. Việc Chính phủ vay tiền để hỗ trợ cho các ngân hàng làm tăng lãi suất dẫn đến sự phá sản của các tập đoàn gia đình tại Hàn Quốc và kéo theo sự suy kiệt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ duy trì các chính sách ưu đãi quá lâu, trong khi việc kiểm soát và giám sát kém hiệu quả

cũng là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng của các Chaebol - tác nhân chính dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 ở Hàn Quốc.

Cùng với công trình nghiên cứu nêu trên, bài nghiên cứu “Financial And Corporate Restructuring In South Korea” [39] của tác giả Hiroshi Akama, Kunihisa Noro và Hiroko Tada đã chỉ ra nguyên nhân khủng hoảng của Chaebol. Trong những năm 1990, các Chaebol đầu tư vượt quá phạm vi kinh doanh của họ, dẫn đến sự đột biến về nợ của công ty và làm cho các tài khoản hiện tại thâm hụt. Thâm hụt tài khoản vãng lai được tài trợ chủ yếu thông qua vay ngắn hạn của các tổ chức tài chính trong nước từ ngân hàng nước ngoài dẫn đến tích tụ không ổn định, nợ nước ngoài ngắn hạn. Khi doanh nghiệp phá sản cộng với việc các ngân hàng nước ngoài ép các tổ chức tài chính trong nước trả nợ đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Hàn Quốc. Việc đầu tư quá mức và vay nợ tràn lan của các Chaebol có nguyên nhân từ sự thiếu tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Nhờ các “mối quan hệ ấm cúng” giữa các Chaebol và Chính phủ mà Chính phủ can thiệp vào hoạt động quản lý của ngân hàng để ngân hàng duy trì cho vay dễ dàng

đối với các tập đoàn. Điều này dẫn tới sự đầu tư quá mức và các khoảng nợ

không kiểm soát được của các Chaebol.

Nghiên cứu “Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” [28] của tác giả Vũ Phương Thảo cũng phân tích khá chi tiết những “vấn đề” của các Chaebol Hàn Quốc thời kỳ trước khủng hoảng. Đó là, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao trong khi khả năng sinh lợi từ các khoản đầu tư thấp, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và mức nợ không chỉ lớn về quy mô mà còn lớn trong mối quan hệ so sánh với tổng giá trị tài sản của mỗi tập đoàn cũng như so với GDP của nền kinh tế. Tác giả đã dẫn chứng, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trung bình của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc vào thời điểm cuối năm 1997 là 518,9%, trong đó có 5 Chaebol có tỷ lệ

nợ trên tổng tài sản ở mức trên 1000%. Đó còn là các “vấn đề” về quản lý ngay trong nội bộ các Chaebol như sự thiếu hụt cơ chế kiểm tra nội bộ và

kiểm tra từ bên ngoài, mâu thuẫn về lợi ích giữa các cổđông nắm quyền kiểm soát và các cổ đông nhỏ, không minh bạch trong quản lý và sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ trong quản lý hoạt động kinh doanh của các Chaebol.

Về mục tiêu, nguyên tắc của quá trình tái cơ cấu TĐKT của Hàn Quốc,

tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn trong bài nghiên cứu có tiêu đề “Tái cấu trúc kinh tế Hàn Quốc: Nhìn từ góc độ tái cơ cấu doanh nghiệp” [21], đã chỉ ra công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp của Hàn Quốc chia làm 3 “vòng” cụ thể

với những mục tiêu khác nhau. Vòng tái cơ cấu đầu tiên (1998-1999) tập trung vào cấp cứu ban đầu các chủ thể kinh tế vốn bị tổn thương bởi các khuyết tật nghiêm trọng. Ở vòng này, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra các giải pháp cấp bách nhằm giải cứu các doanh nghiệp khỏi tình trạng mất thanh khoản khi khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra. Vòng tái cơ cấu thức hai (2000-2003) thúc đẩy khả năng cạnh tranh toàn cầu của các thể chế tài chính và tập đoàn kinh doanh sản xuất trong nước. Vòng tái cơ cấu thứ ba (2003-trở đi) thúc đẩy năng lực cạnh tranh, mở rộng tầm ảnh hưởng của các doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc ra thị trường toàn cầu. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, mỗi vòng tái cơ cấu đều đánh giá bước chuyển của doanh nghiệp Hàn Quốc và

được nhận định là thành công. Các Chaebol đã lấy lại được đà tăng trưởng ngoạn mục, tiếp tục trở thành đầu tàu kinh tế của Hàn Quốc.

Nguyên tắc thực hiện chính sách tái cơ cấu TĐKT mà Chính phủ Hàn Quốc đề ra, cũng được tác giả Vũ Phương Thảo chỉ ra trong bài nghiên cứu

“Cải tổ các Chaebol Hàn Quốc và những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, như đã dẫn ở trên, bao gồm 5 nguyên tắc, đó là: Tăng cường tính minh bạch; Đổi mới quản lý công ty; Cải thiện cấu trúc vốn; Xóa bỏ các đảm bảo nợ chéo; Tổ chức lại hoạt động kinh doanh. Mỗi nguyên tắc sẽ có các biện pháp và thời gian thực hiện tương ứng. Chẳng hạn, để thực hiện nguyên tắc cải thiện cấu trúc vốn, các biện pháp và thời gian được đặt ra là: Thỏa thuận

với ngân hàng về cải thiện cấu trúc vốn (tháng 4/1998); Giảm bớt các ngăn cấm đối với việc di chuyển các loại vốn phải xét duyệt (tháng 2/1998); Ngăn chặn việc giảm thuế thu nhập đối với lãi suất vay vốn trên những khoản vay quá mức (năm 2000); Áp dụng bảo hiểm tài sản trả lại (tháng 9/1998).

Đồng thời, nghiên cứu này cũng đã phân tích các chính sách cải tổ

Chaebol trên cả phương diện vĩ mô và vi mô. Trên phương diện vĩ mô đó là các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh của Hàn Quốc như tổ chức lại hệ thống ngân hàng, thực hiện tự do hóa thị trường vốn, cải thiện môi trường cạnh tranh, hoàn thiện các thủ tục về phá sản… Các nhóm chính sách trực tiếp nhằm cải tổ các Chaebol bao gồm: tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các Chaebol, tái cơ cấu vốn và cải tiến quản lý công ty. Trên cơ sở phân tích các chính sách này, tác giả đã đánh giá những thành tựu đạt được, cũng như các tồn tại chủ yếu từ việc cải tổ các Chaebol từ năm 1998 đến nay. Đây là cách tiếp cận nghiên cứu về quá trình cải tổ các Chaebol của Hàn Quốc tương đối toàn diện. Do đó, công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Phương Thảo là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho việc triển khai Luận án. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chưa làm rõ nguyên nhân, bối cảnh và vai trò của Chính phủ

của chính sách tái cơ cấu các Chaebol. Đồng thời, đề xuất của tác giả trong công trình nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc vào thực tiễn quản lý các TCT theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở

Việt Nam, mà chưa gắn với quá trình tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN ở Việt Nam. Đây là giới hạn nghiên cứu do tính lịch sử, bởi công trình nghiên cứu

được hoàn thành vào năm 2005, trong khi đó, chủ trương tái cơ cấu các TCT, TĐKTNN của Việt Nam mới bắt đầu thực hiện từđầu những năm 2010.

Nghiên cứu về nội dung chính sách tái cơ cấu TĐKT của Hàn Quốc, tác

giả Kim Jung Hi trong nghiên cứu “Experience of Corporate Restructuring in Korea” [49], đã chỉ ra chính sách cho những tập đoàn lớn khi tái cơ cấu cần

thông qua biện pháp giảm nợ, lựa chọn lĩnh vực kinh doanh then chốt; phân loại, chọn lọc các doanh nghiệp để cải tổ hoặc đóng cửa và tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp. Tác giả dẫn chứng, năm 1998, 64 tập đoàn lớn của Hàn Quốc đã ký vào “bản kế hoạch nâng cao cấu trúc vốn” để giảm tỷ lệ

nợ/vốn xuống còn 200%, trong đó quy định mức trần lượng trái phiếu; mở

rộng đầu tư nước ngoài vào Hàn Quốc; đóng cửa 55 công ty không có khả

năng phục hồi, những công ty còn lại thì tiến hành tái cơ cấu hệ thống quản trị. Giai đoạn 2000-2001, 200 công ty khác bị buộc phải phá sản.

Đối với việc nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, Chính phủ Hàn Quốc đề ra 4 nội dung đó là: thu phút vốn đầu tư nước ngoài; củng cố quyền của cổđông; bắt buộc các công ty niêm yết lớn phải có thành viên HĐQT độc lập chiếm đa số và làm rõ trách nhiệm quản trị của chủ sở hữu các tập đoàn gia đình. Những biện pháp này của Chính phủ Hàn Quốc đã mang lại tác động tích cực. Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp/GDP giảm từ mức 175% năm 1997 xuống còn 145% vào tháng 6/2002. Cả 4 mảng bao gồm thị trường tài chính, doanh nghiệp, thị trường lao động và tự do hóa đầu tư nước ngoài đều được cải cách.

Chính sách tái cơ cấu TĐKT cũng được nêu trong nghiên cứu “Tái cấu trúc và cải cách doanh nghiệp nhà nước” của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương [37]. Tài liệu này khẳng định Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực hiện tái cơ cấu các Chaebol bằng những chính sách cứng rắn với những nội dung chủ yếu như: xác lập và khống chế các tỷ lệ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính cho tập đoàn; không cho phép công ty mẹ

bảo lãnh nợ cho công ty con thuộc tập đoàn; cấm các Chaebol sở hữu các công ty tài chính phi ngân hàng; minh bạch hóa quản lý bằng cách công bố

các báo cáo tài chính, thông tin tài chính và thông tin kinh doanh; tập trung vào ngành nghề chính nhằm tăng sức cạnh tranh ở tầm toàn cầu; quy trách

nhiệm cá nhân các lãnh đạo Chaebol trong việc điều hành và lãnh đạo tập

đoàn; gia tăng quyền hạn cho cổ đông thiểu số; khống chế đầu tư vào các công ty thành viên và cấm một số giao dịch giữa các công ty thành viên với nhau; nghiêm cấm các hình thức hối lộ, các hình thức tác động lên quá trình ra quyết định chính sách.

Các bước thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp của Hàn Quốc diễn ra như sau: i) Các công ty, tập đoàn có mức nợ cao được phép tham gia quá trình giám sát phá sản của tòa án; ii) Thực hiện chương trình Cải cách cấu trúc vốn (CSIPs) đối với các tập đoàn lớn nhất là Hyundai, Samsung, Daewoo, SK và LG. Các tập đoàn này được yêu cầu tập trung kinh doanh ngành nghề chính của mình, củng cố lại các chi nhánh và chấm dứt việc vay vốn thông qua bảo lãnh chéo; iii) Sắp xếp lại các tập đoàn theo thứ tự từ 6- 64, xếp hạng theo độ lớn tài sản do các ngân hàng và Ủy ban Giám sát tài chính đánh giá và phân loại trên thang điểm từ A (đạt yêu cầu) đến E (cực kỳ không đạt yêu cầu); iv) Tìm cách giảm sự quá tải trong ngành công nghiệp bằng cách buộc các tập đoàn lớn và một số công ty nhà nước vào một loạt giao dịch hoán đổi tài sản, được gọi là Big Deals. Theo đó yêu cầu các ngân hàng chấp nhận các khoản vay dài hạn, hoán đổi nợ - vốn chủ sở hữu và cung cấp các khoản cho vay mới khi những vụ sáp nhập diễn ra; v) Hỗ trợ

các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách yêu cầu các ngân hàng gia hạn các khoản vay của họ, đưa ra khoảng thời gian trả nợ ưu đãi và thêm thanh khoản vào ngành.

Về kết quả của quá trình thực hiện chính sách tái cơ cấu doanh nghiệp ở Hàn Quốc, trong nghiên cu “Corporate Restructuring after Financial Crisis in South Korea: A Critical Appraisal” [56], tác giả Jang-Sup Shin đã đánh giá quá trình tái cơ cấu công ty ở Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Tác giả lập luận rằng cải cách doanh nghiệp tại Hàn Quốc chưa có nhiều

thành công. Thứ nhất, sự phục hồi chủ yếu là do chính sách Keynes điển hình chứ không phải cải cách. Thứ hai, cải cách doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong việc đạt được mục tiêu công bố của nó, nghĩa là, điều chỉnh cấu trúc nợ

cao và lợi nhuận thấp, trong khi phát sinh chi phí lớn trong nền kinh tế. Hệ

thống doanh nghiệp của Hàn Quốc nên được hiểu như là một phần của hệ

thống bắt kịp và đó không phải là mong muốn từ bỏ hệ thống này hoàn toàn. Bài viết tranh luận để xây dựng một hệ thống giai đoạn thứ hai bắt kịp cho Hàn Quốc, hơn là cố gắng để chuyển trực tiếp theo mô hình Anh - Mỹ.

Cũng đánh giá về kết quả của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp của Hàn Quốc, tác giả Vũ Anh Tuấn đã đưa ra quan điểm của mình trong nghiên cứu “Từ Chaebol Hàn Quốc, suy nghĩ về một số bài học phát triển và tái cấu trúc đối với tập đoàn kinh tế Việt Nam [33]. Bài nghiên cứu đã phân tích rõ những thành công và thất bại của mô hình Chaelbol Hàn Quốc. Đó là sự hợp tác giữa Chính phủ với các Chaebol đã đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và tạo nên những thành công đáng kinh ngạc của Hàn Quốc. Các Chaebol đã nhanh chóng phát triển thành các tập đoàn lớn hoạt động trên thị trường thế giới. Có mấy nguyên nhân chính tạo nên sự phát triển thành công của các Chaebol như sau: i) Các Chaebol nhận được sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước. ii) Các Chaebol đã có chiến lược tiếp cận công nghệ mới một cách có hiệu quả; iii) Các Chaebol phát triển trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới tương đối thuận lợi; iv) Trong những năm 60-70 của thế kỷ

trước, Hàn Quốc có lợi thế về nhân lực - có đội ngũ lao động trẻ, cần cù, sáng tạo và có kỷ luật; v) Không thể không lưu ý rằng mặc dù các Chaebol bị

Chính phủ định hướng hoạt động theo các mục tiêu quốc gia nhưng chúng đã không bị ràng buộc bởi những mục tiêu xã hội khác ngoài kinh doanh như tạo việc làm, chống thất nghiệp. Mặc dù, Chaebol đã giúp chuyển đổi nền kinh tế

Chaebol đã bị coi là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 - 1998 ở Hàn Quốc. Đó là do chính sách ưu đãi kéo dài quá lâu của Chính phủ đối với chúng và do bản thân cơ cấu tổ chức quản lý của chính các Chaebol. Mối quan hệ “thân hữu” giữa Chính phủ với một số doanh nghiệp lớn làm méo mó các thước đo hiệu quả kinh doanh, không có hệ thống giám sát chặt chẽ nên các tập đoàn đã vay để đầu tư tràn lan, trong đó có những dự án sinh lợi kém. Cơ chế quản lý kiểu gia đình tạo điều kiện để những quyết định đầu tư mang nhiều tính chủ quan, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng và giám sát chặt chẽ. Các Chaebol đã chạy theo việc bành trướng quy mô và đầu tư vào nhiều lĩnh vực, mà không tập trung sức mạnh vào một số ít lĩnh vực chính. Sự dàn trải lực lượng như vậy không chỉ gây ảnh hưởng tới lĩnh vực chính, mà còn là nguyên nhân của tình trạng quản lý kém ở nhiều lĩnh vực được mở rộng. Quá trình công nghiệp hóa do Chaebol dẫn đầu đã đẩy sự tập trung vốn và các hoạt

động mang lại lợi ích kinh tế vào tay một số lượng giới hạn các Chaebol. Xét trên góc độ quản lý, thì cấu trúc sở hữu gia đình không thích hợp với việc quản trị một doanh nghiệp lớn. Một gia đình nắm quyền kiểm soát toàn bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chính sách tái cơ cấu tập đoàn kinh tế của chính phủ hàn quốc bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)