Bên cạnh những kinh nghiệm thành công của chính sách tái cơ cấu các Chaebol của Hàn Quốc từ những năm cuối của thập kỷ 1990, một số kinh nghiệm chưa thành công trong chính sách này của Hàn Quốc cũng được rút ra cho Việt Nam.
Thứ nhất, mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp để thực hiện tái cơ cấu, tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí để xác định công ty yếu kém cũng chưa thực sự hợp
lý, dẫn đến một số trường hợp xác định chưa chính xác. Ví dụ, trường hợp các chi nhánh của tập đoàn Daewoo được các ngân hàng cho vay đánh giá là lành mạnh vào tháng 6/1998 và không nằm trong danh sách các công ty cần đóng cửa. Hệ quả là khoản nợ xấu của Daewoo đã tăng lên trong khu vực tài chính và cuối cùng dẫn đến cái gọi là “Cú sốc Daewoo” vào tháng 8 năm 1999 với số nợ hơn 70 nghìn tỷ Won. Tình hình cũng xảy ra tương tự với Công ty Thiết kế & xây dựng Hyundai và Công ty Công nghiệp xi măng Ssangyoung.
Thứ hai, việc thực hiện nguyên tắc rõ ràng, minh bạch trong quản lý còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của The Korea Time, năm 2002 có 174 công ty kinh doanh trên lĩnh vực thị trường chứng khoán đã vi phạm nguyên tắc này. Hàn Quốc là một trong bốn nước không rõ ràng nhất trong công tác kế
toán, xếp thứ 33 trong 34 nước được nghiên cứu. Tính không minh bạch và nạn tham nhũng là nhân tố cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài.