Hoạch định chủ trương về kinh tế đối ngoại gắn với yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 131 - 133)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.3. Hoạch định chủ trương về kinh tế đối ngoại gắn với yêu cầu phát triển

triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng

Mở rộng và phát triển hoạt động KTĐN mang lại lợi ích khi có hiệu quả kinh tế và xã hội. Trên thực tế, bất cứ một ngành, một lĩnh vực kinh tế nào cũng đều chịu

sự chi phối, tác động qua lại của nhiều nhân tố, song nhân tố quan trọng nhất là hiệu quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả kinh tế - xã hội được thể hiện ở các mặt: nâng cao trình độ sản xuất, tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước được hoạch định sao cho không những tạo được mơi trường đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh mà còn kết hợp hiệu quả cả kinh tế lẫn xã hội, khơng vì lợi ích cục bộ, địa phương mà quên mất lợi ích chung. Vai trò của Đảng và Nhà nước là giải quyết hợp lý các mối quan hệ: lợi ích doanh nghiệp và lợi ích đất nước. Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp được lập ra để phục vụ xã hội mà khơng tính đến hiệu quả kinh doanh. Đối với những doanh nghiệp này, Nhà nước có chính sách trợ giá, bù lỗ, để bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp. Khác với xã hội TBCN, hiệu quả kinh tế - xã hội là mọi hoạt động kinh tế đều phải thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN.

An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của chế độ xã hội và là sự bảo đảm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, là sự an tồn tuyệt đối trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phịng, đối ngoại. Bảo vệ an ninh quốc gia là công việc hệ trọng của đất nước cần được thực hiện với một tinh thần cảnh giác cao, một bản lĩnh chính trị vững vàng, sự nhạy cảm và khôn khéo, linh hoạt trong mọi công việc. Phát triển hoạt động KTĐN đồng thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ với các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc. Tránh những sai lầm “mở toang cửa” buông lỏng quản lý, hoặc quá nhấn mạnh về chính trị dẫn đến “đóng cửa” về kinh tế. Bên cạnh mối quan hệ có tính ngun tắc đó, cần có đối sách linh hoạt, khơn khéo, triệt để khai thác những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố bất lợi.

Trong hình thái mới của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc - vừa hợp tác vừa đấu tranh, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng trong hoạt động KTĐN phải đáp ứng yêu cầu: góp phần tạo ra những điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, đưa kinh tế hội nhập vào sự phát triển chung của thế giới; đồng thời, phải tạo ra các yếu tố, điều kiện cần thiết để chủ động đấu tranh lại một cách hiệu quả mọi hình thức chống phá mới của các thế lực thù địch, giữ vững độc lập, chủ quyền. Theo đó, việc kết hợp KTĐN với quốc phịng khơng chỉ dừng lại ở những phương thức truyền thống. Kết hợp KTĐN với an ninh - quốc

phòng phải đáp ứng yêu cầu: Khai thác triệt để những cộng hưởng tích cực phát triển KTĐN với củng cố quốc phòng; hạn chế tối đa những mâu thuẫn trong mối quan hệ đó và hồn toàn tránh để mặt này triệt tiêu tác động của mặt kia; bảo đảm cho mỗi bước phát triển kinh tế là một bước tăng cường tiềm lực quốc phòng. Thực hiện nguyên tắc này, các hoạt động KTĐN phải ln quan tâm đến những u cầu của quốc phịng - an ninh, phải gắn hai lĩnh vực này trong từng hình thức hoạt động, trong quy hoạch và kế hoạch phát triển.

Hiệu quả của sự kết hợp đó phụ thuộc vào năng lực điều hành vĩ mơ của Nhà nước. Trước hết ở khả năng thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật, chính sách kết hợp KTĐN với quốc phịng, nhằm hướng sự phát triển kinh tế vào mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thơng qua các chính sách khuyến khích các hoạt động đầu tư; đồng thời, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi, thủ đoạn gây rối, phá hoại sự phát triển kinh tế đất nước, làm cho quá trình phát triển kinh tế cũng là q trình củng cố quốc phịng. Năng lực hoạch định chủ trương về

KTĐN gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng thực chất

và trước hết thể hiện ở khả năng giữ vững lợi thế, không bị chèn ép về kinh tế; đồng thời, tạo ra sự đan xen về lợi ích, sự chế ước lẫn nhau giữa các đối tác làm hạn chế nguy cơ xung đột vũ trang. Nói cách khác, đó là con đường hiệu quả nhất để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế phục vụ cho lợi ích của nhân dân, vì tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)