2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng
2.1.1. Tình hình thế giới và trong nước
Cuối thế kỷ XX, thế giới tiến vào giai đoạn phát triển mới với những biến đổi rộng lớn và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Xu thế hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vẫn là chủ đạo của tình hình thế giới thời kỳ này. Các cuộc xung đột diễn ra ở khuôn khổ nhất định, không chuyển thành chiến tranh lớn, một vài cuộc xung đột kéo dài đi vào giải quyết hịa bình. Các nước đang phát triển tăng cường đồn kết, đấu tranh cho một trật tự thế giới công bằng hơn. Các cuộc gặp cấp cao Mỹ - Trung, Trung - Nga, Mỹ - Nhật, Trung - Nhật, Nga - Mỹ, Nga - Pháp - Đức... cho thấy các nước lớn đang điều chỉnh quan hệ để thích ứng với một thế giới đa dạng đầy biến động trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cùng tồn tại hịa bình.
Khoa học - cơng nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước phát triển nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và tạo ra những biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Các nước đang phát triển có cơ hội thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế; đồng thời, cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội, khắc phục những yếu kém của mình.
Tồn cầu hóa kinh tế trở thành một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm tất cả các lĩnh vực. Đó là một q trình mà thơng qua đó thị trường và sản xuất ở những nước khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc bn bán hàng hóa và dịch vụ, cũng như sự lưu thơng vốn tư bản và công nghệ. Mặc dù tồn cầu hóa do các nước tư bản phát triển phát động nhưng lại lôi cuốn nhiều nước tham gia, kể cả các nước đang phát triển và chậm phát triển. Mặt khác, tồn cầu hóa là một q trình đầy mâu thuẫn, đó là q trình vừa đấu tranh, vừa hợp tác để đi đến những thoả thuận mà các bên đều có thể chấp nhận được, phụ thuộc vào tương quan lực lượng của mỗi nước, mỗi tập đoàn. Đại hội IX của Đảng khẳng định: Tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, “lơi cuốn
các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế” [39, tr. 157]. Thực tế cho thấy, tới năm 2006 có 150 nước là thành viên của WTO, bao gồm cả những nước phát triển, các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Cùng với các mối liên kết kinh tế toàn cầu là sự gia tăng xu hướng liên kết kinh tế khu vực - khu vực hóa kinh tế và các quan hệ mậu dịch tự do song phương. Khu vực hóa kinh tế là sự liên kết kinh tế giữa một số nước trong một không gian kinh tế nhất định trên cơ sở cùng có lợi, được thể chế hóa bằng các định chế, quy tắc chung và có cơ chế, tổ chức điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Cơ sở của khu vực hóa là đem lại lợi ích lớn hơn cho các thành viên trong cạnh tranh, hợp tác quốc tế. Mặt khác, do nhu cầu mở rộng thị trường, một số nước đã thảo luận, đàm phán xây dựng thị trường tự do giữa hai nước, hình thành quan hệ thị trường tự do song phương. Xu hướng khu vực hóa và phát triển quan hệ thị trường tự do song phương tăng nhanh hơn so với hội nhập tồn cầu, vì trong quy mơ khu vực, các quốc gia có nhiều điểm tương đồng hơn, có nhiều cơ hội để hợp tác, phân công hơn và quan trọng nhất là lợi ích từng quốc gia được thoả mãn tốt hơn. Vì lợi ích của mình mà mỗi quốc gia lựa chọn hội nhập khu vực trong một số lĩnh vực; đồng thời, thúc đẩy hội nhập toàn cầu trong những lĩnh vực khác và trong những thời kỳ nhất định.
Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN và một số nước gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ từ giữa năm 1997, quan hệ giữa một số nước nảy sinh phức tạp, dẫn tới những biến đổi nhất định trong quan hệ khu vực. Tuy nhiên, xu hướng chung là các nước vẫn mong muốn duy trì đồn kết, mở rộng hợp tác để vượt qua khó khăn, khắc phục khủng hoảng, phát triển bền vững. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 (1998) mang chủ đề “Đồn kết hợp
tác vì một ASEAN hịa bình, ổn định và phát triển đồng đều” với tuyên bố Hà Nội
và chương trình hành động Hà Nội thể hiện quyết tâm của các nước ASEAN nhằm tăng cường đoàn kết, mở rộng hợp tác vượt qua khó khăn, khắc phục khủng hoảng, tiến tới phát triển bền vững.
Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định: “Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với tính chất, trình độ, u cầu phát triển của sức sản xuất, giải phóng và phát huy tiềm năng to lớn trong nước, tạo thuận lợi khai thác nguồn lực bên ngồi” [34, tr. 10-11]; khắc phục được tình trạng
trì trệ, suy thối, đạt mức tăng trưởng khá cao, liên tục và tương đối toàn diện; quan hệ mậu dịch được mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận nhiều thị trường mới; khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với Lào, xây dựng quan hệ tốt với Cămpuchia, phát triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, các nước trong cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đơng Âu; bình thường hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình Dương, Trung Đơng, châu Phi và Mỹ Latinh, mở rộng quan hệ với phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Đại hội VIII của Đảng (1996) đánh giá: Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài, mặc dù một số mặt còn chưa vững chắc. Những thành tựu đạt được cho phép chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Như vậy, những tác động của cách mạng khoa học - công nghệ vào đời sống kinh tế - xã hội, xu thế khách quan của tồn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa và quan hệ mậu dịch tự do song phương ngày càng phát triển, đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực vượt bậc để duy trì, củng cố quan hệ, giữ vững ổn định, đối phó với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và thế giới. Nền kinh tế thế giới với các mối quan hệ kinh tế đa dạng, phức tạp, vận động theo các xu hướng khách quan và tất yếu chi phối quá trình vận động của nền kinh tế quốc dân của từng nước. Việc nắm được xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới có tác dụng thiết thực trong việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế nói chung và hoạt động KTĐN nói riêng. Đó là những cơ hội:
Thứ nhất, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Từ nửa cuối thế kỷ XX, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế mạnh mẽ. Hội nghị lần thứ 29 của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) (từ ngày 28 - 01 đến ngày 02 - 02 - 1999) khẳng định tồn cầu hóa khơng cịn là xu thế nữa mà đã trở thành một thực tế. Việt Nam bước vào quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế vì vậy chọn con đường hội nhập kinh tế quốc tế là quyết tâm của Đảng và Chính phủ. Lần đầu tiên các thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế”, “tích cực và chủ động thâm nhập” hoặc “chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới” hay “gia nhập các tổ chức APEC, WTO” được thể hiện mạnh mẽ, tạo ra một động lực
mới cho tồn bộ chính sách KTĐN của Việt Nam thời kỳ này. Đại hội lần thứ VIII của Đảng (1996) tổng kết 10 năm đổi mới, đã xác định nhiệm vụ: “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế” [35, tr. 84]. Đại hội IX của Đảng (2001) khẳng định: “Tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” [39, tr. 13]. “…Phát huy cao độ nội lực; đồng thời, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững” [39, tr. 24]. Đại hội lần thứ X (2006) chỉ rõ: “... hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn, hợp tác với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất” [44, tr. 40].
Đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng đóng vai trị quyết định thắng lợi đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập của Việt Nam. Từ nhận thức này, Việt Nam đã có bước chuyển đổi lớn trong chủ trương đối với hoạt động KTĐN.
Thứ hai, tham gia tồn cầu hóa chính là nhằm tranh thủ những điều kiện
quốc tế để khai thác các tiềm năng của đất nước, phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân. Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, khơng chỉ tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác chế biến mà cịn là sức thu hút đối với các cơng ty nước ngoài, mặt khác, Việt Nam có thể xác lập cơ cấu ngành kinh tế với những sản phẩm có tính cạnh tranh đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới.
Thứ ba, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch sang nền kinh
tế tri thức, khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, chi phối mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nhưng cũng khơng thể thay thế vai trị của nguồn lực lao động. Hơn nữa, bản thân nguồn lực lao động cịn là nhân tố sáng tạo ra cơng nghệ thiết bị và sử dụng chúng trong quá trình phát triển kinh tế. Phát triển KTĐN tạo cơ hội để nguồn lực trong nước khai thông, giao lưu với thế giới bên ngoài. Như vậy, với lợi thế nhất định về nguồn lao động cho phép lựa chọn dạng hình phù hợp tham gia vào hội nhập và quá trình hội nhập cũng tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam.
Thứ tư, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện đất nước hịa bình,
thực hiện tốt các hoạt động KTĐN. Chính trị - xã hội ổn định là bộ lọc quan trọng trong quá trình giao lưu hội nhập, bảo đảm vai trò định hướng trong hội nhập quốc tế.
Thứ năm, mặc dù kinh tế chưa phát triển cao nhưng Việt Nam hội nhập
khơng phải với hai bàn tay trắng, ngồi nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực cùng với sự ổn định chính trị - xã hội, Việt Nam đã có kinh nghiệm nhất định sau hơn 10 năm đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Có những cơ hội được mở ra, đồng thời, những thách thức, khó khăn cũng xuất hiện. Việt Nam đối diện với những thách thức sau:
Thứ nhất, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Về nguy cơ này, Đại hội VIII
của Đảng (1996) chỉ rõ: “Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thách thức to lớn và gay gắt...” [35, tr. 79]. Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam thích ứng chậm so với những thay đổi trong nền kinh tế; nợ nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ cao, “chiếm hơn 35% GDP, trong đó chủ yếu là nợ trung hạn và dài hạn”[120, tr. 34].
Thứ hai, tồn cầu hóa về cơ bản đều mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia. Tuy
nhiên, tồn cầu hóa cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế nhỏ, lạc hậu. Việc mở cửa thị trường nội địa theo AFTA, WTO có thể biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nước ngoài, phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả trên thế giới. Tham gia tự do hóa thương mại buộc Việt Nam phải tuân theo những quy định của tự do cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam cịn ở một trình độ thấp (thể hiện tập trung nhất ở việc GDP bình quân đầu người thấp so với một số nước trong khu vực, xem Phụ lục
3), tích lũy và đầu tư chưa cao, cơ cấu ngành của nền kinh tế chưa phù hợp, trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất cịn thấp) thì chính sự tự do cạnh tranh này đặt ra những thách thức vô cùng to lớn. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội của toàn cầu hóa sẽ tạo thành một nguồn lực to lớn đối với sự phát triển, ngược lại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn tiềm ẩn như thất nghiệp, ơ nhiễm mơi trường, dịch bệnh, nguy cơ về các vấn đề xã hội.
Thứ ba, cơ cấu KTĐN chưa hợp lý, đặc biệt là cơ cấu xuất nhập khẩu. Thời
gian trước đây tuy Việt Nam có sự thay đổi về chiến lược xuất nhập khẩu nhưng đến năm 1996 tình trạng xuất khẩu nguyên liệu chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế vẫn là chủ yếu. Sức cạnh tranh, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cạnh tranh
của sản phẩm quá thấp (số lượng manh mún, chất lượng thấp), do đó Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc củng cố và phát triển các thị trường mới trong điều kiện nhiều nước đang phát triển cùng chọn chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu.
Thứ tư, hệ thống luật pháp quản lý kinh tế, quản lý KTĐN của Việt Nam
phần lớn chưa được điều chỉnh tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế. Nhận thức về KTĐN của các doanh nghiệp còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tận dụng cơ hội do mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Thứ năm, hệ thống thông tin - viễn thơng tồn cầu với tư cách là một thứ
quyền lực siêu hạng đang phát triển nhanh có thể gây ra tác động tiêu cực trực tiếp đến an ninh kinh tế, văn hóa và xã hội, theo hướng làm rối loạn, làm lợi cho các thế lực bên ngoài. Vấn đề là kiểm sốt việc tự do hóa thơng tin, truyền thơng như thế nào để khơng từ bỏ lợi ích khi tận dụng khai thác mà vẫn hạn chế nguy hại có thể gây ra.