2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng
2.1.2. Chủ trương mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoạ
ngoại của Đảng
Đổi mới hoạt động KTĐN là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Qua đó, Đảng từng bước hội nhập kinh tế thế giới, mà trước hết và căn bản là hội nhập khu vực Đơng Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và vươn lên hội nhập quốc tế. Từ năm 1986 Đảng đã chủ trương tập trung nhiều nguồn lực cho việc đổi mới hoạt động KTĐN và đến năm 1996 đạt được những thành tựu nhất định, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội thốt ra khỏi khủng hoảng và có bước phát triển ổn định, đưa đất nước bước sang thời kỳ phát triển mới: thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở thế và lực tạo ra sau một thập niên đổi mới, hoạt động KTĐN được Đảng điều chỉnh và dần hoàn thiện nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả KTĐN.
Đại hội VIII (1996) của Đảng chủ trương:
Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đơi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập khu vực và thế giới hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả… lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ [35, tr. 86].
Đại hội coi việc “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế” [35, tr. 62] là một trong năm thành tựu cơ bản qua 10 năm đổi mới (1986 - 1996).
Chủ trương về hoạt động KTĐN được đề cập tại Đại hội VIII có điểm mới so với Đại hội VII:
Một là, trong khi vẫn tiếp tục quan điểm tăng cường quan hệ với các đảng
cộng sản và công nhân, các lực lượng cách mạng, độc lập dân tộc và tiến bộ, Đảng chủ trương: “Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác”, nhằm đẩy mạnh quan hệ mọi mặt, trong đó có quan hệ KTĐN.
Hai là, lần đầu tiên, trong lãnh đạo hoạt động KTĐN, Đảng đưa ra chủ
trương “thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài” [35, tr. 91].
Ba là, đề ra chủ trương mới xúc tiến việc tham gia APEC, WTO.
Một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là theo Quyết định số 493 - CV/VPTW của Bộ Chính trị ban hành ngày 14 - 6 - 1996, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập APEC [139, tr. 205].
Sau Đại hội VIII, ngày 18 - 11 - 1996, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 01/NQ - TW về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996 - 2000. Nghị
quyết tổng kết những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm của hoạt động KTĐN 1986 - 1996 và xác định nhiệm vụ, phương pháp, giải pháp, cơ chế cho hoạt động KTĐN trong 5 năm (1996 - 2000). Nghị quyết nêu rõ bảy nhiệm vụ cơ bản của KTĐN, nhấn mạnh nhiệm vụ: “Phát triển kinh tế đối ngoại theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [38, tr. 248], cụ thể có thể tóm lược như sau: Tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến, đồng thời tạo điều kiện đồng bộ về đầu tư vốn, cơng nghệ, quản lý, cơ chế và chính sách nhằm phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; đầu tư đổi mới công nghệ để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm truyền thống, đồng thời tập trung nghiên cứu, sản xuất các mặt hàng mới có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế; đẩy mạnh xuất khẩu các dịch vụ kĩ thuật, kể cả xuất khẩu chất xám và lao động có kĩ thuật; ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ CNH, HĐH, tạo công ăn việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu; hạn chế và giảm dần tỷ trọng hàng tiêu dùng.
Qua nội dung, qua các quan điểm định hướng, có thể thấy rằng, Nghị quyết số 01/NQ - TW của Bộ Chính trị (18 - 11 - 1996) là Nghị quyết chuyên sâu của Đảng về hoạt động KTĐN - một lĩnh vực trọng yếu của Việt Nam. So với trước đây, những
quan điểm của Đảng về mở rộng, nâng cao hiệu quả KTĐN có tính đồng bộ hơn, thể hiện ở những nội dung sau: 1 - Quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển; 2 - Kết hợp chặt chẽ KTĐN với chính trị đối ngoại, quốc phịng, an ninh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Ngày 07 - 5 - 1997, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 296/TTg về việc thành lập Đồn đàm phán Chính phủ gia nhập WTO. Ngày 29 - 12 - 1997, tại Hội nghị lần thứ 4 (khóa VIII), BCHTƯ ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW tiếp tục
hoàn thiện phương hướng chỉ đạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết
nêu lên những nguyên tắc và nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, trong đó khẳng định: “Cần tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ, gia nhập WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA” [18, tr. 128]. Hội nghị chủ trương thực hiện “tiến trình đổi mới trong nước phải đi kịp và gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển đất nước, giữ vững độc lập tự chủ” [18, tr. 128].
Ngày 09 - 6 - 2000, kỳ họp thứ 7, khóa X, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật đã tạo dựng môi trường pháp lý thơng thống hơn, ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện rõ ở những điểm sau: 1 - Các nhà đầu tư nước ngoài được cân đối ngoại tệ, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, được mở tài khoản ở nước ngoài; 2 - Được hưởng các chính sách mới về miễn giảm thuế, giảm cước phí dịch vụ, mở rộng quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, quyền về xuất - nhập khẩu; 3 - Người Việt định cư ở nước ngoài đầu tư về nước được giảm 20% thuế thu nhập doanh nghiệp so với các dự án cùng loại. Với những điểm sửa đổi quan trọng nêu trên, Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung trở thành một đòn bẩy để gia tăng các dòng vốn FDI vào Việt Nam, nhằm tạo ra sức bật cho nền kinh tế.
Bước vào thế kỷ XXI, trên cơ sở nhận thức rõ hơn bối cảnh thế giới; đồng thời phân tích “thế” và “lực” đất nước sau 15 năm đổi mới, Đại hội IX của Đảng (2001) khẳng định mơ hình phát triển kinh tế của Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng XHCN, coi mơ hình này là một chỉnh thể kinh tế, tồn tại lâu dài, không chỉ suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, trong CNXH và ngay cả khi CNXH đã xây dựng xong. Đây là một bước khẳng định quan trọng nhằm tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam trở thành một phần không thể tách rời của nền kinh tế thế giới.
Khẳng định “tồn cầu hóa là một xu thế khách quan”, Đại hội IX chỉ rõ xu thế này đang bị chi phối bởi các nước đang phát triển, quán triệt tinh thần:
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường [39, tr. 120].
Nhấn mạnh hội nhập phải là sự nghiệp của toàn dân, Đại hội IX đồng thời khẳng định phải có lộ trình, bước đi hợp lý. Chính phủ cùng các Bộ, ngành và các doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập với chương trình hành động cụ thể; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xã hội; hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Điểm mới trong chủ trương đối với hoạt động KTĐN tại Đại hội IX là:
Một là, Đảng làm rõ hơn quan điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ,
khẳng định: 1 - Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập, tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; 2 - Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước [39, tr. 25-26].
Hai là, nhấn mạnh việc hội nhập khu vực và quốc tế với tinh thần chủ động
tránh để rơi vào thế bị động và vấn đề chủ yếu, trước hết của hội nhập khu vực và quốc tế là hội nhập về kinh tế.
Ba là, Đại hội IX đánh dấu sự đổi mới nhận thức về đối tượng và đối tác
trong quan hệ đối ngoại theo tinh thần “thêm bạn bớt thù”, đề ra chủ trương xây dựng quan hệ đối tác (bổ sung thêm khái niệm “là đối tác tin cậy”).
Những quan điểm nêu trên là cơ sở để đến Hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (khóa IX) (tháng 7 - 2003), Đảng làm rõ khái niệm về đối tượng và đối tác: Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh... trong mỗi đối tượng vẫn có mặt cần
tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn” (trong đối tượng có đối tác, trong đối tác có đối tượng).
Ngày 27 - 11 - 2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07 - NQ/TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là văn kiện tổng hợp, toàn diện nhằm triển khai chủ
trương đối với hoạt động KTĐN của Đảng; đồng thời, đáp ứng những đòi hỏi khách quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghị quyết đưa ra năm quan điểm chỉ đạo:
Một là, quán triệt chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường.
Hai là, hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; của các thành
phần kinh tế, của tồn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và
cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa khơng ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khơn khéo và linh hoạt trong việc xử lý hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phịng tư tưởng trì trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nơn nóng.
Bốn là, nhận thức đầy đủ đặc điểm và tình hình đất nước, từ đó đề ra kế
hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam tham gia; tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường.
Năm là, kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ
vững an ninh, quốc phịng, thơng qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chính quyền và an ninh đất nước, cảnh giác với các mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hịa bình” đối với Việt Nam.
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng xác định chín nhiệm vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Có thể nói, Nghị quyết số 07 - NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX đã xác định hết sức rõ ràng quan điểm, nguyên tắc của Đảng trong việc chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết là một dấu mốc quan trọng trong quá trình nhận thức của Đảng
về hội nhập kinh tế, tham gia vào đời sống kinh tế thế giới với tư cách là một thực thể chủ động, đặt mình trong sự chuyển động của kinh tế thế giới, nắm bắt cơ hội do tồn cầu hóa mang lại, ý thức phòng tránh rủi ro; đồng thời, một lần nữa nêu cao tinh thần độc lập tự chủ. Một cách khái quát, Nghị quyết kế thừa, cụ thể hóa và triển khai chủ trương của Đảng đề ra từ thời gian trước; đồng thời, đáp ứng kịp thời những địi hỏi khách quan tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nghị quyết này đóng vai trị quan trọng, hướng dẫn về mặt nhận thức và hành động trong bối cảnh còn nhiều ý kiến khác nhau về mối quan hệ giữa kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Những năm 2002 - 2005, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban ngành... triển khai bằng các chính sách, nội dung cần thiết. Cụ thể là:
Ngày 31 - 01 - 2002, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 01 năm 2002, thơng qua chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 14 - 3 - 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 37/2002/QĐ - TTg về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 07 - NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Theo tinh thần Quyết định, Chính phủ hành động tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng phát huy cao độ nội lực khai thác tối đa nguồn lực dự trữ bên ngoài, tạo thế và lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh vững chắc trong thế kỷ XXI.
Ngày 19 - 3 - 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2003/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 - 7 - 2000 về quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngày 11 - 7 - 2003, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 137/2002/QĐ- TTg về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác hội nhập quốc tế giai đoạn 2003 - 2010.
Ngày 05 - 11 - 2004, Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ (khóa IX) nhấn mạnh phải có bước đi mạnh hơn, quyết tâm cao hơn về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ trương của Đảng là: “Thu hút mạnh hơn nữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của các cơng ty đa quốc gia... xóa bỏ quy định khơng cho nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực Việt Nam có thể tự làm” [6, tr. 107].
Luật đầu tư (2005) thay thế cho Luật đầu tư nước ngồi và Luật khuyến khích đầu tư trong nước (có hiệu lực từ tháng 7 - 2006) là bước tiến hướng tới cải thiện môi trường đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Luật bao gồm các quy định mới về đơn giản hóa thủ tục đầu tư và những điều kiện thuận lợi hơn để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu