Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 88 - 90)

2.2. Đảng chỉ đạo mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại

2.2.3. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài

Đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài

Ngày 14 - 4 - 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 30 - 8 - 2001, Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam.

Nghị định của Chính phủ số 78/2006/NĐ-CP (ngày 09 - 8 - 2006) quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, theo đó để đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, các nhà đầu tư phải có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với trường hợp sử dụng vốn nhà nước đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong đó, Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thơng sử dụng vốn nhà nước từ 150 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư khơng thuộc những lĩnh vực trên và có sử dụng vốn nhà nước từ 330 tỷ đồng Việt Nam trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 600 tỷ đồng Việt Nam trở lên cũng được Chính phủ chấp thuận đầu tư. Nghị định cũng nêu rõ, việc miễn thuế xuất khẩu đối với tài sản mang ra nước ngoài để triển khai dự án đầu tư áp dụng theo quy

định của pháp luật về thuế xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong phạm vi cả nước.

Đầu tư ra nước ngồi phân theo năm

Tính đến hết năm 2006, số dự án, tổng vốn đầu tư mà Việt Nam đầu tư ra nước ngồi có 190 dự án, tổng số vốn đầu tư là 969,7 triệu USD, vốn điều lệ là 681,0 triệu USD, trong đó, nước ngồi góp 324,5 triệu USD, Việt Nam góp 356,5 triệu USD. Từ năm 1989 đến năm 1998 là những năm mới đầu tư ra nước ngoài nên số dự án và số vốn đầu tư cịn ít (21 dự án với số vốn đầu tư 13,9 triệu USD, trung bình mỗi năm có 3 dự án). Nhưng bắt đầu từ năm 1999 đến năm 2006 cả số dự án và vốn đầu tư đều có xu hướng tăng nhanh (giai đoạn này có 169 dự án với số vốn đầu tư là 955,8 triệu USD, trung bình mỗi năm có 24 dự án). Riêng hai năm (2005 và 2006) số dự án đầu tư ra nước ngoài bằng 1/3 tổng số dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2006 (năm 2005: 37 dự án, năm 2006: 36 dự án) (xem Phụ lục 21).

Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành

Trong các ngành, đầu tư nhiều nhất vào ngành công nghiệp chế biến với 69 dự án (chiếm 36% tổng số dự án), với số vốn đầu tư là 102,2 triệu USD (chiếm 10,5% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư trung bình mỗi dự án là 9,7 triệu USD; ngành nơng, lâm, thuỷ sản có số dự án ít nhất với 17 dự án (chiếm 7,3%) với tổng số vốn đầu tư là 118,5 triệu USD (12% tổng số vốn đầu tư), như vậy vốn đầu tư trung bình mỗi dự án lại tương đối lớn, khoảng 6,9 triệu USD (xem Phụ lục 22).

Nước và vùng lãnh thổ đầu tư, ưu tiên đầu tư

Tính đến hết năm 2006, mặc dù tổng số vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chưa nhiều, nhưng đầu tư vào nhiều nước trên nhiều châu lục khác nhau. Trong tổng số 190 dự án ra nước ngồi thì Lào là nhiều nhất, chiếm 64 dự án (chiếm 33% tổng số dự án), với tổng số vốn đầu tư là 422 triệu USD (chiếm 43% tổng vốn đầu tư ra nước ngồi). Những nước có 10 dự án trở lên là: Hoa Kỳ có 21 dự án với tổng số vốn đầu tư là 14,4 triệu USD, Cămpuchia có 15 dự án với tổng số vốn đầu tư là 31,1 triệu USD, Xingapo có 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 27 triệu USD, Liên bang Nga có 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 33,3 triệu USD [129, tr. 114] (xem Phụ lục 23).

Trong quan hệ với Mỹ, hàng loạt thoả thuận kinh tế, thương mại, đầu tư được ký kết giữa 2 nước. Mỹ trở thành nước suất siêu lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ luôn ổn định, năm sau cao hơn năm

trước (xem Phụ lục 14). Năm 2006, Mỹ thông qua dự luật về Quy chế thương mại

bình thường vĩnh viễn đối với Việt Nam (PNTR).

Xu hướng đầu tư

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngoài đầu tư vốn vào thị trường truyền thống là Lào, Cămpuchia, Việt Nam sẽ mở rộng sang nhiều nước tiềm năng như Trung Đơng, châu Phi và Mỹ. Theo đó, trước hết các doanh nghiệp sẽ hướng đến một số nước SNG - nơi có nhiều người Việt sinh sống và làm việc để tận dụng hiểu biết và mối quan hệ thương mại của cộng đồng này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế ở khu vực này về hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, dịch vụ.

Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia vào hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Trong những năm 1989 - 1998, trước khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ- CP nói trên, có 21 dự án đầu tư ra nước ngồi với tổng vốn đăng ký trên 13,9 triệu USD; quy mơ vốn đầu tư bình qn đạt 0,66 triệu USD/dự án. Trong giai đoạn 1999 - 2006 sau khi ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, có 169 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 955,8 triệu USD, gấp 8 lần về số dự án và gấp 68 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1989 - 1998; quy mơ vốn đầu tư bình quân đạt 5,65 triệu USD/dự án, gấp 8,5 lần giai đoạn 1989 - 1998 (xem Phụ lục 21).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 88 - 90)