Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 85 - 88)

2.2. Đảng chỉ đạo mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại

2.2.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một nội dung quan trọng trong tiến trình mở cửa, phát triển KTĐN của Đảng. Tháng 12 năm 1987, tức là chỉ một năm sau khi thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngồi, sau đó tiếp tục được sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996 và năm 2000.

Đại hội IX của Đảng, trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhấn mạnh: “Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài” [39, tr. 99]. Đại hội nêu lên những chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là: “Tồn bộ nguồn vốn bên ngồi có thể thu hút cho đầu tư phát triển là 18 - 20 tỷ USD” [39, tr. 269].

Năm 2004, Hội nghị lần thứ 9 BCHTƯ Đảng (khóa IX) khẳng định, cần “tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực sự coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận hữu cơ trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa” [136, tr. 3]. Năm 2004, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 36 - NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định cần thiết có chính sách khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, phát triển kinh doanh và dịch vụ ở trong nước; coi trọng hình thức đầu tư, kinh doanh quy mơ vừa và nhỏ, do họ trực tiếp điều hành hoặc thông qua người thân trong nước; áp dụng cơ chế kiều hối thuận lợi cho người Việt Nam hoặc thân nhân ở trong nước; phát huy khả năng của người Việt Nam ở nước ngoài làm dịch vụ, thiết lập các mối quan hệ cho việc mở rộng hợp tác và đầu tư với các công ty, tổ chức và cá nhân bên ngoài.

Đại hội X của Đảng nêu nhiệm vụ phấn đấu để vốn FDI đạt trên một phần ba tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA, đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng, kiểm sốt chặt chẽ, chống thất thốt và có kế hoạch bảo đảm trả nợ; Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngồi. Có chính sách thu hút mạnh kiều hối vào phát triển kinh tế, xã hội.

Tính đến hết năm 2006, có 8.266 dự án nước ngồi được cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 78 tỷ USD. Từ năm 2001 đến năm 2006, tổng số FDI đưa vào thực hiện (khơng kể phần góp vốn trong nước) đạt 17,8 tỷ USD, gấp gần 1,5 lần so với giai đoạn 1996 - 2000(xem Phụ lục 15). Đầu tư trực

tiếp nước ngoài tăng mạnh từ năm 1988 đến năm 2006 là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trở thành một trong những động lực tăng trưởng của Việt Nam. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP của Việt Nam tăng dần: năm 2000 là 13,28%, năm 2001: 13,76%, năm 2005: 15,99%, năm 2006: 17,05%. Điều này chứng tỏ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam (xem Phụ lục 9).

Điều đáng chú ý là, cơ cấu thu hút FDI ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, trong tổng số 8.266 dự án với hơn 78 tỷ USD vốn đăng ký, có 5.338 dự án với hơn 41 tỷ USD tập trung vào ngành công nghiệp chế biến (chiếm hơn 52% tổng số vốn), các ngành công nghiệp khai thác mỏ, phân phối điện, khí đốt và nước, xây dựng có 37 dự án với hơn 11 tỷ USD

(chiếm 14% tổng số vốn), (xem Phụ lục 16). Địa phương có số dự án lớn nhất là Đơng Nam Bộ 5.126 dự án với 42,3 tỷ vốn đăng ký, tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng 1.781 dự án với số vốn đăng ký đạt 20,2 tỷ USD, khu vực Tây Bắc thấp nhất cả nước 27 dự án với số vốn đăng ký 115,4 triệu USD (xem Phụ lục 17).

Đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp để thúc đẩy FDI, ODA

Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 - 01 - 1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định quy định chính sách khuyến khích và dành ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư và sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng công nghệ cao, danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục các địa bàn khuyến khích đầu tư.

Ngày 26 - 3 - 1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 53/1999/QĐ-TTg về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Nghị quyết của Chính phủ số 09/2001/NQ-CP ngày 28 - 8 - 2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005. Nghị quyết đề ra một hệ thống giải pháp tương đối toàn diện, nhằm tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút thêm nguồn vốn FDI.

Chỉ thị số 19/2001/CT-TTg ngày 28 - 8 - 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28 - 8 - 2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005. Quyết định số 62/2002/QĐ-TTg ngày 17 - 5 - 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001 - 2005.

Điều chỉnh sự phân bổ dự án và vốn FDI, ODA

Ngày 05 - 8 - 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 87-CP về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Năm 2005, nguồn vốn ODA được cam kết tài trợ đạt mức cao nhất trong suốt 10 năm (1995 - 2005) với 3,74 tỷ USD. Thu hút FDI được xác lập kỷ lục với con số 10,2 tỷ USD, tăng 49,1% so với năm 2005, vượt 57% kế hoạch đề ra và cao hơn kỷ lục 8,6 tỷ USD của năm 1995. Năm 2006, Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG), đã nhất trí trong năm 2006 tài trợ cho Việt Nam ở mức kỷ lục là 4,5 tỷ USD vượt 1,1 tỷ USD so với năm 2005.

Ngày 09 - 11 - 2006, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Tính đến năm 2006, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà cung cấp vốn ODA lớn thứ hai của Việt Nam (sau Nhật Bản). Trong vòng 10 năm kể từ khi nối lại quan hệ (1993 - 2003), WB cam kết cho Việt Nam vay khoảng 5,96 tỷ USD, bằng 23,5% tổng lượng ODA mà cộng đồng các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam vay, chủ yếu dưới hình thức cho vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật của Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA). Ngoài ra cơng ty Tài chính quốc tế (IFC) cịn cho vay các dự án thuộc khu vực tư nhân của Việt Nam theo lãi suất của thị trường.

Riêng trong năm 2006, có trên 14 tỷ USD vốn nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, trong đó vốn đầu tư trực tiếp đạt trên 12 tỷ USD [129, tr. 99].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)