1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng
1.2.1. Chủ trương đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng
Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước vào nửa đầu thập niên 80 (thế kỷ XX) đã khắc họa khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Để thốt khỏi tình thế đó, rõ ràng cần có sự đột phá lớn. Cơng cuộc thử nghiệm, “tìm đường” để thốt khỏi khủng hoảng được đặt ra với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những cuộc thử nghiệm ban đầu, những cải biến và thay đổi cục bộ trong khuôn khổ của cơ chế cũ - tuy theo một xu hướng tích cực và nhất thời tháo gỡ được một số khó khăn, ách tắc trên lĩnh vực kinh tế, nhưng lại xuất hiện những bất cập, sai lầm mới, nhất là trong lĩnh vực phân phối lưu thơng, vì vậy khủng hoảng kinh tế - xã hội không giảm, mà trở nên bất ổn hơn. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quyết tâm đổi mới nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận, tạo ra những cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội. Xét đến
cùng, kinh tế là nhân tố quyết định, cần đổi mới mạnh mẽ về kinh tế mới tạo được những điều kiện cơ bản để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trên cơ sở không xa rời mục tiêu tiến lên CNXH.
Đại hội VI của Đảng (12 - 1986) là bước ngoặt và bước đột phá lớn trên con đường đổi mới toàn diện đất nước, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. Quan điểm của Đại hội VI là “kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa” [30, tr. 218]. Đại hội khẳng định nền kinh tế có cơ cấu
nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ. Khi nhận định về tình hình kinh
tế thế giới, Đại hội VI cho rằng: Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự hình thành thị trường thế giới, mà trong đó hệ thống kinh tế TBCN và XHCN vì yêu cầu phát triển nên phải hợp tác với nhau nhưng trong trạng thái đấu tranh, cạnh tranh quyết liệt “giữa các nước có chế độ khác nhau, sự lựa chọn duy nhất đúng đắn là thi đua về kinh tế, về lối sống” [30, tr. 37]. Đổi mới không chỉ là sự nắm bắt những biểu hiện trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mà quan trọng hơn là nhận thức xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới để hoạch định đường lối phát triển phù hợp. Xu thế khách quan ấy là sự phát triển dựa trên cơ sở kinh tế thị trường, mở cửa và do đó, thực chất của đổi mới về mặt thực tiễn là sự chuyển đổi mơ hình phát triển, đó là quá trình hình thành các mối quan hệ kinh tế - xã hội mới, “một phương thức cơng nghiệp hóa mới trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế và cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại” [107, tr. 243]. Báo cáo Chính trị tại Đại hội VI về những phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế, xã hội khẳng định: Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự phát triển khoa học - kỹ thuật và CNH XHCN tiến hành nhanh hay chậm, “điều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại” [30, tr. 81].
Việc nhấn mạnh vai trò của hoạt động KTĐN trong quan hệ quốc tế được coi là bước đổi mới tư duy, đặt cơ sở cho sự chuyển hướng công tác đối ngoại từ ngoại giao chính trị đơn thuần sang ngoại giao chính trị - kinh tế của Đảng. Đó là chủ trương “sử dụng tốt mọi khả năng mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học, kỹ thuật với bên ngồi để phục vụ cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội” [30, tr. 31]. Đặc biệt, Đảng coi trọng việc “tham gia ngày càng rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế, trước hết và chủ yếu là phát triển quan hệ phân công, hợp tác tồn diện với Liên Xơ, với Lào và Cămpuchia, với các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế…” [30, tr. 217].
Có thể nói Đại hội VI của Đảng đã đặt nền móng cho q trình đổi mới kinh tế, trong đó có đổi mới hoạt động KTĐN.
Tháng 12 năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (được thực hiện từ tháng 01 năm 1988). Với 41 điều khoản quy định những hình thức đầu tư, biện pháp quyền lợi của những đối tác đầu tư, Luật đầu tư đã thể hiện tư duy về KTĐN. Đây là mốc quan trọng đánh dấu việc mở ra một thời kỳ mới về hoạt động KTĐN, thời kỳ nền kinh tế mở rộng ra bên ngồi và đa phương hóa quan hệ đầu tư. Chính sách đầu tư được thể chế hóa rõ ràng trong Điều 1 của Luật này: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi” [93, tr. 3].
Từ sau Đại hội VI, Đảng và Chính phủ đề ra chủ trương tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế xuất - nhập khẩu. Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 2 (khóa VI, ngày 09 - 4 - 1987) đưa ra giải pháp đổi mới chính sách xuất - nhập khẩu như: Các cơ sở sản xuất có quy mơ tương đối lớn được trực tiếp giao dịch với khách hàng nước ngoài và tham gia các hội chợ quốc tế; khuyến khích các địa phương và các cơ sở đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu và đảm bảo qua đầu mối thống nhất hơn là từng địa phương tự xuất khẩu.
Ngày 05 - 9 - 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Cuối năm 1988, Nhà nước công bố Pháp lệnh chuyển giao cơng nghệ nước ngồi tại Việt Nam. Pháp lệnh là một bước tiến cả về nhận thức và biện pháp thực hiện trong việc đổi mới việc tiếp nhận, chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam.
Từ sau khi công bố Luật đầu tư nước ngoài, nhiều tổ chức thương mại và doanh nghiệp của các nước đã quan tâm hợp tác với Việt Nam. Việt Nam đón tiếp hơn 2.500 đoàn khách quốc tế vào Việt Nam và “đến tháng 10 - 1989 đã có 96 dự
án có tính khả thi được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép với tổng số vốn lên tới 755.272 triệu USD” [142, tr. 171]. “Dòng vốn FDI đã đạt 341,7 triệu đôla năm 1988, đạt 525,5 triệu đôla năm 1989, tăng 53,8%, năm 1990 đạt 735 triệu đôla, tăng 39,9%” [145, tr. 297].
Ngày 20 - 5 - 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 13/NQ - TW về nhiệm vụ
và chính sách đối ngoại trong tình tình mới. Với chủ đề “giữ vững hịa bình phát
triển kinh tế”, Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàng đầu. Nghị quyết 13 đã tháo gỡ những “nút” quan trọng để đẩy mạnh quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước, đó là giải quyết vấn đề Cămpuchia, cải thiện quan hệ với Trung Quốc, thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Nghị quyết khẳng định: “Cần phải có quan điểm mới về an ninh và phát triển trong thời đại ngày nay để khẳng định mạnh mẽ phương hướng ưu tiên tập trung cho sự nghiệp giữ vững hịa bình và phát triển kinh tế” [112, tr. 7]. Nghị quyết nêu nhiệm vụ: Kiên quyết và chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ tình trạng đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hịa bình “làm thất bại cuộc bao vây và cô lập Việt Nam về kinh tế và chính trị”.
Nghị quyết số 06 - NQ/TW ngày 29 tháng 3 năm 1989, kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới, đề ra
những đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý và tổ chức kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế tập trung có sự quản lý của Nhà nước; đồng thời, đề ra chủ trương xây dựng và thực hiện chiến lược KTĐN theo quan điểm mở cửa, nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia vào phân công lao động quốc tế:
Hoạt động kinh tế đối ngoại trong ba năm tới phải tập trung thực hiện mấy yêu cầu lớn: tăng nhanh nguồn thu ngoại tệ, thu hút mạnh nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật của nước ngồi để phát triển có hiệu quả nền kinh tế quốc dân. Đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển du lịch cần có hiệu quả xuất khẩu lao động và cán bộ khoa học, kỹ thuật; sửa đổi những bất hợp lý trong hợp đồng lao động với các nước để bảo đảm lợi ích thoả đáng của người lao động và của Nhà nước [45, tr. 610].
Hội nghị lần thứ 11 BCHTƯ Đảng (khóa VI) họp từ ngày 07 đến 12 - 01 - 1991 nhấn mạnh một trong những yếu tố phản ánh hoạt động KTĐN đang có sự thay đổi về chất như đã tự cân đối nhiều hơn bằng sức mình, gần đạt cân đối xuất nhập khẩu, tuy nhập khẩu còn thấp hơn so với yêu cầu.
Quá độ lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ TBCN, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn. Vì vậy, vấn đề cấp thiết là phải có một đường hướng hành động đúng đắn, mang tầm nhìn chiến lược. Vấn đề “thảo ra một cương lĩnh cách mạng hoàn chỉnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (...) đặt nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội” [42, tr. 41] được nêu lên.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, ngay từ tháng 02 - 1987, Trung ương Đảng đã chỉ đạo biên soạn Cương lĩnh. Cương lĩnh năm 1991 của Đảng được chuẩn bị từ sau Đại hội VI cho đến khi được thơng qua tại Đại hội VII - đó là khoảng thời gian hệ thống XHCN có những diễn biến hết sức phức tạp. Từ cuối năm 1990 đến năm 1991, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu sụp đổ, Liên Xô đứng trước ngưỡng cửa của sự tan rã. Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới tuy đạt được những thành tựu bước đầu đáng khích lệ, song vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất vẫn đình đốn, lạm phát vẫn cao (1991: 67%). Do tác động từ tình hình bên ngồi, đã xuất hiện tư tưởng hoang mang, dao động, hoài nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ra đời trong bối cảnh như vậy, Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng là hệ thống quan điểm
tổng thể về một xã hội với những mục tiêu tổng quát nhất, những biện pháp lớn và bước đi cơ bản xuất phát từ đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Việc xây dựng Cương lĩnh cho cả thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam khơng những là nhu cầu lịch sử mà cịn là một yêu cầu cần thiết và cấp bách để định hướng cho Đảng và toàn xã hội phấn đấu tiến lên trong thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt lúc đó. Cương lĩnh đánh giá về nền sản xuất vật chất trong thời đại ngày nay như sau:
Nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong q trình quốc tế hóa sâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sống các dân tộc. Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh cho các nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với các nước lạc hậu về kinh tế [88, tr. 6].
Cương lĩnh nêu lên một trong những định hướng lớn về chính sách đối ngoại là “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hịa bình”.
Đại hội VII của Đảng (1991) nhấn mạnh nhiệm vụ cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất và xu thế quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp. Căn cứ vào mục tiêu chặng đường đầu thời kỳ quá độ lên CNXH là vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực, bất cơng xã hội đưa Việt Nam cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng [32, tr. 60], chủ trương của Đảng về hoạt động KTĐN được tái khẳng định: “Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại. Huy động tiềm năng của nền kinh tế, phát huy lợi thế tương đối, vừa đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước, vừa hướng mạnh về xuất khẩu” [32, tr. 64].
Hiến pháp năm 1992 do Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 11 cơng bố và có hiệu lực từ ngày 18 - 4 - 1992. Điều 16, 24, 25, 81 trong Hiến pháp đã thể chế hóa chủ trương về hoạt động KTĐN của Đảng, quy định rõ quyền lợi của bất cứ cá nhân, tổ chức nước ngoài nào muốn phát triển đầu tư và cư trú ở Việt Nam: “Điều 24. Nhà nước thống nhất quản lý và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước” [94, tr. 21]. Nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư vốn, cơng nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế, Nhà nước Việt Nam “bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngồi. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng bị quốc hữu hóa. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước” [94, tr. 22].
Như vậy, trong Văn kiện Đại hội lần thứ VII của Đảng và Hiến pháp năm 1992, nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương và các quan hệ KTĐN khơng cịn được đề cập. Đây là những đổi mới quan trọng trên lĩnh vực KTĐN, đánh dấu bước chuyển từ cơ chế tập trung, độc quyền sang cơ chế thị trường.
Chủ trương đổi mới hoạt động KTĐN của Đảng tiếp tục được bổ sung tại Hội nghị BCHTƯ lần thứ 3 (khóa VII), tháng 6 - 1992, với Nghị quyết về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ: “Cố gắng khai
thông quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)... mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết là ở Châu Á - Thái Bình Dương” [18, tr. 73]. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu ra bốn phương châm: 1 - Bảo đảm lợi ích dân tộc; 2 - Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; 3 - Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; 4 - Ưu tiên hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước.
Hội nghị tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (01 - 1994) đề ra một số chủ trương về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, trong đó chủ trương lớn thay đổi cơ chế quản lý về KTĐN được nhất trí cao và được sự quan tâm, đó là: “Xóa bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt xí nghiệp Trung ương và xí nghiệp địa phương”.
Ngày 22 - 11 - 1994, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 1005 - CV/VPTW, giao cho Chính phủ soạn thảo và gửi đơn xin gia nhập WTO, tích cực