1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo đổi mới hoạt động kinh tế đố
1.1.2. Đặc điểm tình hình trong giai đoạn mới
Hệ thống các nước XHCN từ khi ra đời đã có vai trị to lớn với đời sống quốc tế, trở thành đối trọng với hệ thống TBCN. Những thập niên 50 - 80 (thế kỷ XX), các nước XHCN có bước phát triển nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, do bỏ lỡ những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật nên các nước XHCN lạc hậu hơn các nước tư bản trên nhiều lĩnh vực, quá trình xây dựng CNXH đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội. Trong quan hệ kinh tế, các nước XHCN khuôn trong nội bộ khối SEV “tự đóng cửa” nền kinh tế, đi ngược xu thế quốc tế hóa, tồn cầu hóa và nhu cầu phân cơng lao động quốc tế. Hầu hết các nước XHCN đều trong tình trạng năng suất lao động thấp, kém khoảng 4 lần so với các nước tư bản. Xuất khẩu của các nước XHCN được coi là phát triển như Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungari, Liên Xô... chỉ chiếm từ 12 đến 15% tổng thu nhập quốc dân, trong khi đó Mỹ và phương Tây chiếm tới 40%. Do khủng hoảng kinh tế, các nước XHCN không thể triển khai kế hoạch hợp tác kinh tế với Việt Nam một cách bình thường. Do đó, viện trợ từ các nước XHCN - nguồn lực phát triển hết sức quan trọng đối với Việt Nam - bị cắt giảm; hoạt động ngoại thương của Việt Nam đối với thị trường quan trọng hàng đầu cũng bị suy giảm mạnh, làm trầm trọng thêm những mất cân đối vốn có của nền kinh tế.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ bắt đầu từ cuối những năm 70 (thế kỷ XX), trong đó khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn. Cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy sâu sắc quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nước công nghiệp phát triển xúc tiến việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng thu hẹp các ngành công nghiệp truyền thống tốn nhiều lao động, nguyên liệu, năng lượng, gây ô nhiễm, chuyển dần sang các nước đang phát triển. Quá trình này ảnh hưởng to lớn đến nền sản xuất của nhiều nước, các nước phát triển là nước chuyển giao và các nước đang phát triển tiếp nhận công nghệ và trang thiết bị. Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo sự chuyển dịch các nguồn vốn. Chính sách của các nước đều hướng vào việc phục vụ đường lối và chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh hòa bình, hợp tác và phát triển ngày một tăng, cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, từng bước
thay đổi tính chất và trình độ lực lượng sản xuất, góp phần thúc đẩy q trình tồn cầu hóa kinh tế. Trên nguyên tắc độc lập tự chủ, các nước đẩy mạnh hợp tác với
nhau trên những lĩnh vực có lợi ích trùng hợp, đấu tranh với nhau hạn chế bất đồng nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của nước mình. Khi các vịng đàm phán Uruguay kết thúc (tháng 9 - 1986 đến tháng 4 - 1994), Hiệp định về thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết (15 - 4 - 1994), WTO ra đời (01 - 01 - 1995) đã thu hút 136 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 100% kim ngạch buôn bán quốc tế, theo hướng giảm mạnh hàng rào thuế quan, mở cửa thị trường hàng hóa, đầu tư, dịch vụ.
Điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới những năm này là xu hướng liên kết
kinh tế khu vực. Từ năm 1992, quá trình hợp tác, liên kết và nhất thể hóa nền kinh tế
khu vực diễn ra mạnh mẽ và sôi động, số lượng các thoả thuận thương mại tự do tăng nhanh ở hầu hết các khu vực trên thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1992, Liên minh châu Âu năm 1993, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996. Cũng chính nhu cầu tập trung phát triển kinh tế, Liên Xô và Mỹ thúc đẩy quá trình cải thiện quan hệ tay đơi. Liên Xơ và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ. Chính sách của các nước đều hướng vào việc mở cửa và phát triển kinh tế.
Trong khi đó, q trình cải cách, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang mơ hình kiểu mới, dựa trên nguyên tắc kinh tế thị trường của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo và các nhà khoa học Việt Nam. Tháng 12 - 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc họp Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khóa XI) quyết định chuyển trọng tâm sang xây dựng kinh tế để hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN với đặc điểm năng động và hiệu quả. Mặc dù quan hệ Việt - Trung đang gián đoạn (những năm 1979 - 1990), xong giữa Việt Nam và Trung Quốc có nhiều khía cạnh khá tương đồng. Việt Nam là nước láng giềng với Trung Quốc, công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc được thực hiện với những bước đi thận trọng, “có thể nói đây là những gợi ý và tham khảo cho chiến lược phát triển của Việt Nam trong bối cảnh mới” [107, tr. 247].
Việt Nam quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN trong hoàn cảnh một nước nghèo, kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, trình độ phát triển xã hội thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong thời gian áp dụng mơ hình XHCN kiểu Xơviết, mơ hình kinh tế
kế hoạch hóa tập trung (mà thực chất là mơ hình kinh tế phi thị trường) đã phát huy tác dụng trong việc thúc đẩy sự nghiệp CNH, tập trung các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng càng về sau, nó càng bộc lộ những khuyết điểm, mà chủ yếu là nhu cầu của xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế kém hiệu quả, thiếu năng động. Chính điều đó đã kìm hãm động lực và tính cạnh tranh giữa các lực lượng kinh tế, không huy động và sử dụng được các nguồn lực của đất nước để tạo đà cho sự phát triển. Mặt khác, công tác chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý cũng phạm phải một số sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế” [30, tr. 19]. Những sai lầm đó là nghiêm trọng, kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện. Khuynh hướng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, “là khuynh hướng buông lỏng trong quản lý kinh tế - xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng” [30, tr. 26].
Do vậy, đoạn tuyệt với cơ chế kinh tế cũ và phát triển kinh tế trở thành đòi hỏi bức thiết và tất yếu của Việt Nam.