Một số hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 116 - 125)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Một số nhận xét

3.1.5. Một số hạn chế trong hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực hiện

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng chủ trương hội nhập từng bước, đi từ thấp đến cao, từ khu vực ra thế giới, từ xuất nhập khẩu sang lĩnh vực khác. Những bước đi quan trọng trong quá trình này đều được sự chỉ đạo tương đối kịp thời của BCHTƯ và Bộ Chính trị. Đó cũng là ngun nhân để q trình đổi mới hoạt động KTĐN đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, cần thẳng thắn thừa nhận rằng, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, việc hoạch định chủ trương của Đảng có phần chậm, chưa có chiến lược tổng thể quốc gia về đổi mới hoạt động KTĐN để làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển các ngành nhằm khai thác lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trong hệ thống phân cơng lao động quốc tế. Do đó, cũng chưa có lộ trình mở cửa từng lĩnh vực cụ thể, nhất là ngoại thương, đầu tư, các lĩnh vực dịch vụ để các ngành, các cấp, các doanh nghiệp xây dựng chương trình hành động và có thời gian chuẩn bị để khơng những thích ứng

với điều kiện dỡ bỏ dần sự bảo hộ, mà còn chủ động vươn ra thị trường thế giới. Sự chỉ đạo, điều hành hoạt động KTĐN cũng còn bất cập, có lúc cịn chần chừ, do dự thiếu quyết đoán. Tiểu ban tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá: “Khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế còn nhiều hạn chế: còn chịu ảnh hưởng lớn của những biến động kinh tế thế giới; tiềm lực kinh tế còn yếu; nhập siêu lớn...” [49, tr. 108]. “Chưa tận dụng tốt điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát huy được lợi thế so sánh, tham gia có hiệu quả vào q trình phân cơng lao động quốc tế để phát triển nhanh và bền vững” [49, tr. 109].

Đại hội lần thứ VI của Đảng đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế. Nghị quyết Đại hội đưa ra chủ trương có tính định hướng chung về hoạt động KTĐN nhưng chưa đưa ra được chủ trương, nội dung và biện pháp cụ thể để đổi mới hoạt động KTĐN với tư cách là một hệ thống các quan điểm, mà mới dừng lại ở các giải pháp mang tính tình thế. Đến Đại hội lần VII, Đảng mới hồn tồn xóa bỏ quan điểm Nhà nước độc quyền ngoại thương và các hoạt động KTĐN; tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo, quan điểm này lại chậm được hiện thực hóa, chậm đi vào cuộc sống. Trong các Nghị quyết của Đảng từ năm 1986 đến năm 1995, chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức và nhận thức đúng về vị trí, vai trị của hợp tác khoa học - cơng nghệ và du lịch quốc tế.

Sau 10 năm đổi mới (1986 - 1996), Bộ Chính trị mới ra Nghị quyết số 01/NQ - TW về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 5 năm 1996 - 2000 (1996) - nghị quyết chuyên đề về hoạt động KTĐN. Đây có thể coi là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình nâng cao hiệu quả KTĐN, tuy nhiên, lẽ ra, nhiệm vụ đổi mới hoạt động KTĐN phải được Đảng hoạch định thành quan điểm, chủ trương ngay từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Trong bối cảnh KTĐN là lĩnh vực hoạt động có quan hệ khá phức tạp cả trong nước và quốc tế, Đảng phải đối phó với nhiều thách thức để thực hiện bước đầu quá trình xây dựng Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, theo định hướng XHCN; do vậy, những chỉ đạo, những biện pháp, giải pháp lớn đối với hoạt động KTĐN không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Điều đó dẫn đến hoạt động KTĐN vẫn còn nhiều nổi cộm, dù Đảng nhận thức rằng “việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ làm nảy sinh những vấn đề phức tạp, cần có biện pháp hạn chế và ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực” [50, tr. 67].

Cũng hạn chế nêu trên mà việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp với yêu cầu của hội nhập. Tỷ lệ hàng xuất khẩu qua chế biến, chế tác sâu cịn thấp, các loại sản phẩm thơ vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch xuất khẩu, quy mô xuất khẩu nhỏ. Mặc dù Việt Nam có tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm là khá cao, khoảng 23,9% mỗi năm, có nhiều mặt hàng kim ngạch xuất hơn 100 triệu USD, nhưng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu kém. Theo báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới, năm 2004, xuất khẩu bình quân đầu người của Việt Nam “chỉ bằng gần 20% của Thái Lan, bằng 6% của Malaixia, bằng 70% của Trung Quốc và mới bằng 22% mức bình quân của thế giới” [49, tr. 683]. Bên cạnh đó, do chưa có những giải pháp, biện pháp triệt để trong chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, nên cơ cấu xuất khẩu thay đổi chậm, lạc hậu, tỷ trọng khu vực chế biến, chế tạo trong tổng giá trị xuất khẩu vẫn ở mức thấp so với một số nước, các hoạt động dịch vụ, sản phẩm chế tạo có hàm lượng cơng nghệ cao còn nhỏ, yếu. Các doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức vào những ngành có thế mạnh xuất khẩu như chế biến, gạo, thuỷ sản… Những ngành trực tiếp khai thác và chế biến nông sản nhiệt đới như cao su, chè, cà phê… có lợi thế nhưng cơng nghệ, kỹ thuật của Việt Nam còn quá lạc hậu, chất lượng sản phẩm cịn thấp, một số sản phẩm khơng phù hợp với thị trường.

Đảng, Nhà nước cũng chưa có những biện pháp, chính sách thực sự hữu hiệu quản lý hàng hóa xuất - nhập khẩu: Hàng hóa nhập lậu trốn thuế cịn khá lớn, chủ yếu là hàng tiêu dùng nhập lậu qua đường biên giới. Cơ chế điều hành nhập khẩu vừa áp dụng biện pháp quản lý về hành chính lẫn biện pháp về kinh tế nên còn nhiều lúng túng. Việc nhập khẩu máy móc thiết bị còn nặng về nhập khẩu cơng nghệ trung gian và trung bình, chưa tìm đến cơng nghệ nguồn và hiện đại, chưa tập trung vào một số doanh nghiệp đầu mối có kinh nghiệm, có đầy đủ điều kiện, nên dẫn đến những thiệt hại không nhỏ và những hậu quả lâu dài về lạc hậu công nghệ. Năng lực công nghệ của Việt Nam đứng gần cuối bảng trong khu vực châu Á, thua Thái Lan 49 bậc, Malaysia 65 bậc và Singapore 81 bậc. Tỷ trọng doanh nghiệp có cơng nghệ cao của cả nước “mới đạt 20,6% (năm 2006), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Philippines: 29,1%; Inđônêsia: 29,7%; Thái Lan: 30,8%; Malaysia: 51,1%; Singapore: 73%)” [145, tr. 367]. Điều đó dẫn đến tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao cũng rất thấp. Năng lực khoa học - công nghệ yếu đã hạn chế

khả năng nắm bắt cơ hội và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Bên cạnh đó, có một vấn đề đặt ra là trong xu hướng phát triển chung của hoạt động KTĐN, tình trạng bảo hộ mậu dịch sau khi giảm một thời gian lại có sự gia tăng đáng kể. Mục đích của chính sách nhập khẩu là khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại để phục vụ cho sản xuất đồng thời bảo hộ chính đáng những ngành sản xuất trong nước, song do chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước đã được quán triệt nhưng chưa được cụ thể hóa thành một chính sách nhất qn, có bài bản, nên bảo hộ tràn lan, quá nhiều mặt hàng nên không khai thác được các lợi thế so sánh giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu. Mặt khác, thời gian bảo hộ quá dài gây trì trệ, ỷ lại vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở ngay thị trường nội địa. Bên cạnh đó, mức thuế suất nhập khẩu bình quân đã được giảm từ trên 16% xuống còn trên 13% trong những năm 1996 - 1998, nhưng đã tăng lên tới 16% vào năm 2001. Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu cịn chịu mức thuế cao; chỉ có 20% số dịng thuế được áp dụng mức thuế dưới 5%. Việc hoàn thuế cho các hàng hóa nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạp phiền hà và kém hiệu lực. Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu dịch vẫn còn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực.

Về chính sách mở rộng cho các doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu, mặc dù Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện thuộc mọi thành phần kinh tế được phép tham gia hoạt động xuất - nhập khẩu là hoàn toàn phù hợp với nền kinh tế thị trường qua đó thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu, nhưng trong quá trình thực hiện đã bộc lộ những nhược điểm: 1 - Số lượng các doanh nghiệp chuyên đăng ký để được kinh doanh xuất - nhập khẩu rất lớn nhưng lại rất ít thị trường, chưa có nhiều khách hàng, chưa đủ trình độ quản lý kinh doanh xuất - nhập khẩu dẫn đến hiệu quả kinh doanh xuất - nhập khẩu rất thấp; 2 - Có quá nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh ở cả thị trường trong và ngoài nước, qua nhiều lớp trung gian, phức tạp làm cho hàng hóa xuất khẩu phải chịu nhiều khoản chi phí khơng cần thiết, chất lượng hàng xuất khẩu khơng được chú ý, từ đó là giảm uy tín ở thị trường nước ngồi.

Các giải pháp, biện pháp, chính sách, nhằm khuyến khích xuất khẩu vẫn còn nhiều điểm chưa chưa đồng bộ, chưa nhất quán và chưa có sự phối hợp thống nhất

giữa các cơ quan quản lý, vênh giữa chủ trương và chỉ đạo thực hiện, nên hiệu quả thu được chưa cao (ví dụ như doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được ưu tiên vay với lãi suất thấp nhưng khi vay vốn ngân hàng lại yêu cầu phải có tài sản thế chấp nên nhiều doanh nghiệp khơng vay được vốn hoặc vay được ít, từ đó cản trở sản xuất hàng xuất khẩu).

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ, công chức làm việc trong hoạt động KTĐN đã được Đảng quan tâm “có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực kinh doanh cho đội ngũ cán bộ làm kinh tế đối ngoại” [50, tr. 67], song nhìn chung vẫn cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi cuộc cạnh tranh hàng hóa dựa trên lao động rẻ và chất lượng thấp ngày càng mất ưu thế trong nền kinh tế tri thức, thì nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay đã bất cập với yêu cầu của nền kinh tế. Một số cán bộ, công chức giữ trọng trách cao trong quản lý nhà nước về KTĐN thối hóa biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm pháp luật nghiêm trọng chậm bị phát hiện và xử lý.

Để triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước đã ban hành các bộ luật, các văn bản pháp quy nhằm định hướng và tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường, trong đó có kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, “cải thiện mơi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài” [39, tr. 99]. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về hoạt động KTĐN chưa thật sự đồng bộ và nhất quán, một số luật còn chậm được xây dựng và sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, hoặc đã được ban hành mới và sửa đổi nhưng chất lượng chưa cao, còn dừng lại ở những nguyên tắc chung, chờ văn bản hướng dẫn. Chính sách quản lý xuất - nhập khẩu chưa được hệ thống một cách có lơgíc, có q nhiều văn bản làm cho các doanh nghiệp khó có thể theo dõi và nắm bắt để thực hiện, giữa các loại văn bản còn nhiều mâu thuẫn với nhau. Chính sách và cơ chế xuất - nhập khẩu thay đổi thường xuyên, làm cho các doanh nghiệp bị động, lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm đầu tư vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương

lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011) của

Đảng đã nêu lên hạn chế này: “Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách chưa tạo được hành lang pháp lý thuận lợi cho sự vận hành của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập

quốc tế” [49, tr. 99]. Môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn so với một số nước xung quanh. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cịn kém, chi phí kinh doanh cao, chất lượng và hiệu quả thấp. Theo Báo cáo cạnh tranh kinh tế toàn cầu năm 2004 của Diễn đàn kinh tế thế giới, chỉ số cạnh tranh “về môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam xếp thứ 58/104, về thể chế công xếp thứ 82/104, về công nghệ xếp thứ 92/104, chỉ số cạnh tranh về kinh doanh xếp thứ 90/104 nước” [49, tr. 680].

Việc quản lý tài chính tiền tệ, ngân hàng với tư cách là những công cụ bảo đảm phát triển KTĐN còn nhiều lúng túng. Khi Việt Nam bắt đầu đổi mới, thị trường còn nhỏ, sự yếu kém của hệ thống ngân hàng, tiền tệ chưa được bộc lộ. Đến khi mở cửa, thực hiện hội nhập khu vực và thế giới theo chiến lược CNH hướng về xuất khẩu thì hệ thống ngân hàng lại phát triển quá nhanh, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Kinh tế phát triển đòi hỏi hệ thống ngân hàng, tiền tệ phải phát triển theo. Song, Nhà nước quản lý không chặt chẽ đã tạo ra nhiều kẽ hở tiêu cực, tự do hóa các loại hình giao dịch vốn và ngoại tệ quá khả năng cho phép. Hoạt động của ngân hàng “bung ra” quá rộng càng khó khăn cho quản lý, trong khi đó lại coi nhẹ phòng ngừa rủi ro. Hoạt động tài chính, bảo lãnh nhằm vay nợ nước ngoài bị chi phối bởi sự câu kết của một số quan chức chính phủ với ngân hàng và doanh nghiệp, tạo ra nhiều khe hở cho tình trạng tham nhũng, gây thất thốt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước (điển hình như vụ Vinalines, Vinashines).

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực chủ yếu của hoạt động KTĐN đã thu được kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp yêu cầu của hội nhập. Chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Hoạt động KTĐN lấy tự do hóa kinh tế làm động lực, do đó khu vực kinh tế tư nhân ở đa số các nước tỏ ra rất năng động và là lực lượng chủ lực, nhưng đối với Việt Nam khu vực này còn nhỏ bé và thiếu vững chắc (năm 2006, khu vực này chiếm chưa đến 23% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được thừa nhận là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam và được tạo điều kiện để phát triển: “Tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm” [39, tr. 99]. Tuy vậy, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển chưa tương xứng với tiềm năng,

thiếu một chiến lược thu hút đầu tư, nên bị động trong việc đón nhận các dự án đầu tư nước ngồi, nhất là các dự án có quy mơ lớn, cơng nghệ cao. Trong khi khu vực nhà nước là chủ đạo nhưng lại hoạt động kém hiệu quả và được sự bảo hộ q lớn. Ngồi 20 loại phí và 35 loại lệ phí chính thức thuộc ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang phải chịu những chi phí do sự sách nhiễu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 116 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)