Đảng chỉ đạo đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 47 - 55)

1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng

1.2.2. Đảng chỉ đạo đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại

Đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động xuất - nhập khẩu

Nhận thức đúng tầm quan trọng và yêu cầu đổi mới hoạt động xuất - nhập khẩu, Đại hội lần thứ VI của Đảng nêu nhiệm vụ: “Trong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại, khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu” [30, tr. 82]. Thực hiện nhiệm vụ nêu trên, hoạt động xuất nhập khẩu “phải chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương, trung ương thống nhất quản lý xuất, nhập khẩu theo kế hoạch, pháp luật và chính sách” [30, tr. 83]; đồng thời, “phải tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng được phần lớn nhu cầu nhập khẩu vật tư, máy móc, phụ tùng và những hàng hóa cần thiết” [30, tr. 215].

Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 2 (khóa VI) ngày 09 - 4 - 1987 đề cập việc cần thiết đổi mới chính sách xuất - nhập khẩu.

Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 6 khóa VI (3 - 1989) khẳng định: “Xóa bỏ tình trạng độc quyền mang tính chất cửa quyền trong sản xuất và kinh doanh xuất, nhập khẩu” [31, tr. 30].

Hội đồng Bộ trưởng, trong Nghị định số 64/HĐBT ngày 10 - 6 - 1989 ban hành Quy định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất - nhập khẩu. Tiếp đó, Bộ Kinh tế đối ngoại ra Thông tư số 10/KTĐN-XNK ngày 07 - 9 - 1989 hướng dẫn thi hành Nghị định 64/HĐBT ngày 10 - 6 - 1989 của Hội đồng Bộ trưởng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.

Ngày 03 - 5 - 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 131/CT về việc tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Những chủ trương, chính sách trên đây đã tạo nên những thành tích đáng khích lệ, đem lại những điều kiện ban đầu quan trọng cho việc tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động xuất - nhập khẩu. Từ chỗ thiếu lương thực triền miên, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba, rồi thứ hai thế giới. Năm 1988, Việt Nam còn phải nhập khẩu 50 vạn tấn gạo, nhưng đến “năm 1989, lần đầu tiên sau 30 năm, Việt Nam có gạo xuất khẩu, với sản lượng 1,4 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới; năm 1990 xuất khẩu 1,6 triệu tấn, tăng 14,3%” [145, tr. 296]. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao. “Năm 1986, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 798,1 triệu đôla, tăng 12,9% so với năm 1985; đến năm 1988 đạt 1.038,4 triệu đôla, tăng 21,56%; năm 1990 đạt 2.404 triệu đôla, tăng 23,5%” [145, tr. 297]. Đặc biệt, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có vị trí trên thị trường thế giới như gạo, than đá, dầu mỏ, lâm, hải sản…

Sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đại hội lần thứ VII của Đảng chỉ đạo: “Tập trung sức đẩy mạnh xuất khẩu để trả nợ quá hạn và đáp ứng một phần cân đối trước mắt đối với sản xuất và lưu thông phân phối” [32, tr. 29]. Theo tinh thần đó, hoạt động xuất khẩu phải được tiến hành theo hướng “cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như dầu mỏ, nông sản, thuỷ sản” [32, tr. 64]. Đối với nhập khẩu, Đại hội lần thứ VII chủ trương “huy động nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư

hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và đời sống” [32, tr. 64]. Chỉ tiêu cho kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) được Đại hội xác định: Kim ngạch xuất khẩu 5 năm (1991 - 1995) là 12 đến 15 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu 5 năm (1991 - 1995) là 16 tỷ USD.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, từ năm 1991 đến năm 1995, Nhà nước đề ra một số biện pháp mới về quản lý xuất nhập khẩu, thể hiện qua những văn bản cụ thể sau:

Ngày 26 - 12 - 1991, Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam thơng qua Luật thuế xuất - nhập khẩu; Nghị định 114 - HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 07 - 4 - 1992 về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định 78 - TTg ngày 28 - 02 - 1994 của Thủ tướng Chính phủ về điều hành cơng tác xuất, nhập khẩu; Nghị định số 33-CP ngày 19 - 4 - 1994 của Chính phủ về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu; Quyết định số 238/TM-XNK ngày 24 - 3 - 1994 của Bộ Thương mại về các mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 04/TM-XNK ngày 04 - 4 - 1994 của Bộ Thương mại về cơ chế quản lý các mặt hàng xuất khẩu theo hạn ngạch, các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo kế hoạch định hướng và các mặt hàng nhập khẩu nói chung; Thơng tư số 371/TM-XNK ngày 25 - 3 - 1995 của Bộ Thương mại về việc thực hiện chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất, nhập khẩu năm 1995.

Nội dung cơ bản của các văn bản trên có thể tóm lược như sau:

- Nới lỏng cơ chế quản lý để khuyến khích phát triển xuất khẩu ở vùng khó khăn, mở rộng quyền trực tiếp xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất, thay đổi thuế và các công cụ quản lý để phù hợp với thực tiễn và tập quán quốc tế.

- Giảm đến mức tối đa các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu được quản lý bằng hạn ngạch (quota).

- Tăng thêm một số mặt hàng thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu so với mấy năm trước do tình hình thực tế địi hỏi. Ví dụ: cấm xuất khẩu gỗ để bảo vệ tài nguyên rừng đang bị phá hoại nghiêm trọng.

- Ban hành chế độ quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu theo “kế hoạch định hướng” cùng với xóa bỏ một số bước trước đây trong điều hành quản lý xuất - nhập khẩu.

Căn cứ vào nội dung các quy định mới sửa đổi, có thể thấy nổi lên những vấn đề lớn sau:

Một là, chế độ quản lý hàng hóa xuất - nhập khẩu bằng hạn ngạch (quota)

được đơn giản hóa, khơng cịn là một cơng cụ quản lý rất quan trọng như trước đây. Bỏ hạn ngạch đối với nhập khẩu, Nhà nước chỉ còn ấn định hạn ngạch xuất khẩu đối với hai mặt hàng: hàng may mặc, dệt và hàng sắn lát.

Hai là, sự điều hành của Nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu được

thực hiện theo “kế hoạch định hướng”; theo đó, đối với những mặt hàng xuất khẩu - nhập khẩu quan trọng (như dầu thô, gạo, thép), Nhà nước sẽ chỉ định một số doanh nghiệp làm đầu mối kinh doanh từ 50 đến 70% tổng mức hàng hóa và dành tỷ lệ cịn lại (30 đến 50%) cho các doanh nghiệp khác. Như vậy, với cách thức trên, cơ chế quản lý xuất - nhập khẩu đã mềm dẻo hơn, thúc đẩy nhanh các hoạt động xuất - nhập khẩu, giá trị năm sau cao hơn năm trước (xem Phụ lục 2, mục 2.1).

Ba là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu được thay đổi cơ bản theo hướng loại bỏ dần chế độ quản lý bằng biện pháp hành chính để thay thế bằng hệ thống thuế quan và phi thuế quan.

Năm 1995, khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức ASEAN, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các nước ASEAN năm 1995 là 23,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Cũng trong năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của AFTA, điều này có nghĩa Việt Nam bắt đầu tham gia vào các cam kết giảm thuế cho các hàng nhập khẩu nông - công nghiệp cho các nước ASEAN.

Đổi mới hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là nhân tố quan trọng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng phải đương đầu với khó khăn về thiếu vốn. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức hay viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong các nguồn vốn huy động từ bên ngoài.

Cơ chế thu hút vốn đầu tư nước ngồi về cơ bản được định hình trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (tháng 12 - 1987). Luật Đầu tư nêu rõ:

Việt Nam hoan nghênh khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư vào Việt Nam cùng tôn trọng độc lập chủ quyền bình đẳng, tuân thủ pháp luật Việt Nam và các bên cùng có lợi. Nhà nước Việt

Nam bảo đảm quyền sở hữu đầu tư và các quyền lợi khác của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi và các thủ tục dễ dàng cho các tổ chức cá nhân đầu tư vào Việt Nam [93, tr. 3-4].

Việc ban hành Luật đầu tư với những chính sách hấp dẫn có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư nước ngồi thời gian sau đó. Nhưng luật này vẫn cịn hạn chế là chỉ áp dụng đối với đối tác là các tổ chức kinh tế nhà nước liên doanh với nước ngoài.

Nghị quyết số 06 - NQ/TW của BCHTƯ Đảng (khóa VI) ban hành ngày 29 tháng 3 năm 1989 đã nêu: “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngồi đầu tư, đóng góp bằng nhiều hình thức vào cơng cuộc xây dựng đất nước” [45, tr. 610-611].

Ngày 12 - 6 - 1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Chỉ thị số 163/CT về phương hướng gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày 16 - 9 - 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 126/HĐBT về việc giao Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư quản lý thống nhất các công việc về đầu tư của người nước ngoài.

Ngày 22 - 6 - 1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 233/HĐBT ban hành Quy chế lao động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Cùng với việc mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, Quy chế này tạo ra một hành lang pháp lý nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và chủ đầu tư nước ngoài sử dụng lao động Việt Nam.

Ngày 07 - 7 - 1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký lệnh công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 30 - 6 - 1990, nhằm khuyến khích và tạo thêm điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và cho các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài.

Đại hội VII (1991) nhấn mạnh: “Tranh thủ đến mức cao nhất (và có hiệu quả nhất) vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng và cải tiến cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật cho quá trình tăng tốc của nền kinh tế” [32, tr. 29].

Từ ngày 12 đến ngày 13 - 9 - 1991, diễn ra Hội nghị đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tại Niu Oóc - đây là hội nghị đầu tiên về chủ đề này được tổ chức tại Mỹ.

Tiếp đó, Hội nghị lần thứ 3 BCHTƯ khóa VII ngày 18 - 6 - 1992 đã khẳng định: “Mở rộng cửa để tiếp thu tốt vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, tiếp cận thị trường thế giới, nhưng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc gia, hạn chế đến mức tối thiểu những mặt phát sinh trong quá trình mở cửa”. Ngày 14 - 11 - 1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 96/TTg về việc bãi bỏ chế độ đối với hàng hóa của Việt kiều mang theo khi về nước và của người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi về nước. Nhờ những chính sách thơng thống và cởi mở này mà lượng kiều hối của Việt Nam đã tăng nhanh, “nếu như năm 1991 chỉ có 35 triệu USD thì năm 1993 (tức sau khi có quyết định 96/TTg) lượng kiều hối đổ về Việt Nam tăng lên 141 triệu USD và năm 1994 là 250 triệu USD” [101, tr. 401].

Cụ thể hóa quan điểm của Đại hội VII và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), tháng 12 - 1992, Luật đầu tư nước ngoài tiếp tục được Quốc hội bổ sung lần thứ hai. So với Luật được ban hành lần đầu tiên và bổ sung lần thứ nhất, Luật đầu tư nước ngồi lần này có những điểm sửa đổi, điều chỉnh theo hướng “mở” hơn cả đối với người đầu tư nước ngoài cũng như người đầu tư trong nước, trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức và các thể chế về tổ chức đầu tư, mở rộng quyền hợp tác với bên ngồi cho các doanh nghiệp trong nước, khơng phân biệt thành phần kinh tế.

Ngày 16 - 4 - 1993, Chính phủ ra Nghị định số 18 - NĐ/CP quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định trên giúp Việt Nam có thể vay tín dụng của Ngân hàng thế giới (WB) để thực hiện những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như dự án cải tạo nhiều đoạn đường thuộc quốc lộ 1A, dự án giáo dục tiểu học... Tổng giá trị các dự án lên đến 2 tỷ USD, trong đó năm 1994, Việt Nam vay 324,5 triệu USD, năm 1995 vay 415 triệu USD.

Ngày 09 - 11 - 1993, Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần đầu tiên được tổ chức tại Paris. Cùng với đại diện Chính phủ của 20 nước và 16 tổ chức quốc tế, Hội nghị mở ra một trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế; đồng thời, đánh dấu mốc Việt Nam bắt đầu nhận ODA - nguồn vốn trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày 15 - 3 - 1994, Chính phủ ra Nghị định số 20/CP về việc ban hành bản Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Ngày 23 - 02 - 1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 48/QĐ-NH7 về việc khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển ngoại tệ về nước.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), từ năm 1988 đến 31 - 12 -1995, Chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho 1.620 dự án, với tổng số vốn đăng ký 19.265 triệu USD, có 700 cơng ty của 58 nước và vùng lãnh thổ tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 1995 đã cấp giấy phép cho 415 dự án với tổng số vốn đăng ký 6.937 triệu USD (xem Phụ lục 15).

Hợp tác khoa học - kỹ thuật và chuyển giao cơng nghệ

CNH có nội dung cơ bản là ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật để tăng nhanh năng suất lao động xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vậy, CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận của cải quốc dân được huy động ngày càng tăng để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại, nhờ đó đảm bảo cho tồn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội. “Theo cách hiểu này, CNH cũng là quá trình gắn liền với xóa bỏ nghèo, lạc hậu, gắn liền với quá trình chuyển từ lao động thủ cơng sang lao động cơ khí, từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao” [145, tr. 21]. Hợp tác khoa học kỹ thuật được thực hiện dưới nhiều hình thức, như trao đổi những tài liệu - kỹ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học kỹ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân…

Năm 1988, các giải pháp, biện pháp về hợp tác khoa học - kỹ thuật và

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)