Hoạch định chủ trương về hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 128 - 131)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Một số kinh nghiệm

3.2.2. Hoạch định chủ trương về hoạt động kinh tế đối ngoại phù hợp với đặc

đặc điểm kinh tế khu vực và thế giới

Trong lịch sử hiện đại, Việt Nam là nơi hầu hết các cường quốc trên thế giới dính líu và can dự trực tiếp. Do vị trí địa - chính trị, địa - kinh tế của Việt Nam, quan hệ với các nước ln có vị trí đặc biệt. Thông qua đối ngoại, sự tương tác đa chiều giữa các nước và Việt Nam vẫn hiện hữu và mang tính phổ biến. Hoạt động đối ngoại có nhiệm vụ quan trọng là tạo môi trường quốc tế thuận lợi (hịa bình, hữu

nghị, hợp tác) cho phát triển và mở rộng KTĐN. Hoạt động đối ngoại còn tạo cơ sở pháp lý cho KTĐN phát triển, qua việc đàm phán và ký kết các hiệp ước song phương và đa phương có liên quan đến KTĐN, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, hợp tác đầu tư, tín dụng quốc tế, hỗ trợ phát triển chính thức, giao thơng vận tải, bưu chính viễn thơng. Mặt khác, tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, vì thế, mỗi quốc gia sẽ khơng phát triển nếu đứng ngồi xu thế đó. Nhưng hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào, hội nhập một cách chủ động hay chỉ là sự thích ứng bị động. Nếu một quốc gia mở cửa kinh tế một cách thụ động mà khơng tính đến khả năng thích nghi của nền kinh tế thì chắc chắn quốc gia đó sẽ bị thua thiệt và có thể gặp những nguy hiểm khó lường. Theo đó, một mặt khơng để thiệt hại đến lợi ích cần có, mặt khác phải chấp nhận sự chia sẻ một cách hợp lý lợi ích cho các đối tác tùy theo mức độ đóng góp của các bên tham gia. Trong liên kết cần giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để đạt tới mục tiêu, bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc; đồng thời, phải luôn cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu và thủ đoạn lợi dụng hợp tác kinh tế can thiệp, áp đặt về chính trị.

Khi bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng coi việc giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định để phát triển kinh tế là lợi ích cao nhất. Điều đó cũng dễ hiểu vì một khi đất nước đã giành được độc lập, thống nhất đồng thời lại đứng trước nguy cơ tụt hậu về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước khác thì nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế. Hoạt động KTĐN tất yếu phải phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm này. Đảng đã có cách tiếp cận về xu thế phát triển mới của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh việc nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra như vũ bão, ngay từ Đại hội VI, Đảng đã chỉ ra xu thế quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới và sự hình thành một thị trường tồn cầu. Sau đó, Đại hội IX chỉ rõ tồn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế là xu thế khách quan, vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp, đặc biệt là đấu tranh của các nước đang phát triển bảo vệ lợi ích của mình, vì một trật tự kinh tế quốc tế cơng bằng, chống lại những áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế, các công ty xuyên quốc gia. Đại hội X xác định trong thời gian tiếp theo cần hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, muốn vậy, phải tham gia có hiệu quả vào phân cơng lao động quốc tế.

Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vừa tuân theo các quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự chi phối bởi các yếu tố bảo đảm tính định hướng XHCN. Vì vậy, việc phát triển KTĐN phải luôn dựa trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật vận động của kinh tế thị trường (khu vực và thế giới) vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhằm tạo cho nền kinh tế vận hành ổn định và hiệu quả. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của thế giới rất phong phú, cần nghiên cứu tham khảo, song khơng thể áp dụng một cách máy móc, giáo điều, mà phải xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể và lợi ích của đất nước để định ra đường lối, chính sách, cách làm đúng đắn và phù hợp. Đây là một bài học kinh nghiệm lớn, sâu sắc từ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Để hoạt động KTĐN góp phần kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại và phù hợp với chủ trương “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”, Đảng và Nhà nước đã: thực hiện CNH, HĐH theo định hướng XHCN phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và bối cảnh quốc tế; kết hợp chặt chẽ nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp, trong đó nội lực giữ vai trị quyết định; có đường lối đối ngoại đúng đắn, tạo được môi trường thuận lợi để phát triển và bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc và ứng phó có hiệu quả với các tình huống phức tạp; đồng thời, chủ động hội nhập quốc tế và tranh thủ được tốt nhất thời cơ, thuận lợi, nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển của đất nước; có các Nghị quyết chuyên đề về KTĐN, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch và lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của đất nước; hội nhập từng bước vững chắc, nhưng không “chần chừ”, “do dự”; các cam kết quốc tế song phương và đa phương về tự do hóa thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường dịch vụ phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, với sự chuẩn bị trong nước, không đi quá xa với hiện trạng của nền kinh tế; làm tốt công tác hội nhập kinh tế trên tất cả các mặt từ nhận thức tư tưởng, đội ngũ cán bộ đến điều chỉnh lại hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế, những điều chỉnh kinh tế trong nước được chuẩn bị ở tất cả các ngành, các cấp, đặc biệt là doanh nghiệp.

Các thể chế kinh tế quốc tế như APEC, WTO đều có những quy định đặc biệt mang tính ưu đãi đối với các nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế đang chuyển đổi về thời hạn thực hiện các cam kết mở cửa và mức độ mở cửa (thường dài hơn và thấp hơn về mức độ so với các nước phát triển). Đó là nguyên tắc chung,

nhưng được hưởng cụ thể các ưu đãi như thế nào thì lại phụ thuộc vào kết quả của các cuộc đàm phán. Do vậy, trong quá trình đàm phán song phương và đa phương, cần nắm chắc các quy định đó và đưa ra lập luận xác đáng để dành những ưu đãi cao nhất có thể, nhất là đối với những lĩnh vực ưu tiên bảo hộ, đặc biệt là tìm hiểu kinh nghiệm đàm phán và thực hiện các cam kết mở cửa và tự do hóa của các nước đang phát triển đi trước. Thực hiện các cam kết theo Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (CEPT), Việt Nam đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Đến năm 2006, Việt Nam có 10.283 dịng thuế (chiếm 99,43%) có thuế suất chỉ ở mức 0 - 5% trong biểu thuế nhập khẩu của ASEAN, nhưng các ngành sản xuất của Việt Nam vẫn phát triển với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhanh chóng, chiếm tới 60% GDP; vốn nước ngồi, bao gồm cả FDI và ODA, trong 5 năm 2001 - 2005, chiếm trên 30% tổng số vốn đầu tư của xã hội; hàng năm hàng triệu khách du lịch tới thăm Việt Nam... Trong 20 năm đổi mới, sản xuất cơng nghiệp tăng trung bình 15 - 16%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình trên 20%/năm là nhân tố quan trọng bảo đảm tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Như vậy, trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cần xây dựng chiến lược thu hút các nguồn lực từ bên ngoài; đồng thời, phát huy nguồn nội lực nhằm tập trung cho sự phát triển. Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh” cần có sự kết hợp cả nội lực và ngoại lực. Chỉ có trên cơ cở phát huy tối đa nội lực mới có thể tranh thủ tốt nhất được ngoại lực; đồng thời, ngoại lực cũng góp phần quan trọng để khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của đất nước. Nội lực là nhân tố quyết định, nhưng ngoại lực là nhân tố quan trọng. Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ hiệu quả ngoại lực là điều kiện cơ bản để đẩy mạnh CNH, HĐH, sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Do vậy, việc hoạch định chủ trương về hoạt động KTĐN phù

hợp với đặc điểm kinh tế khu vực và thế giới có ý nghĩa quan trọng và to lớn, thực

hiện thành công công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo hoạt động kinh tế đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2006 (Trang 128 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)