Thông số Giá trị (mm) Thông số Giá trị (mm)
W1 3 L5 6,7
W2 4,3 L6 7
W3 6 L7 9,75
L8 7,5
b. Mạng tiếp điện của mảng phẳng
Sau khi thiết kế phần tử đơn DSPD, mạng tiếp điện của mảng được tính toán, thiết kế để xây dựng mảng. Cụ thể, các bộ chia công suất hình T được sử dụng để đảm bảo công suất tương đương đặt lên mỗi phần tử của mảng. Anten mảng đề xuất gồm 12 mảng nhỏ, mỗi mảng nhỏ gồm 2×2 phần tử đơn.
Ngoài ra, các mảng nhỏ được đặt cách đều nhau một khoảng bằng λ0 (L1, L2)
để đảm bảo tất cả các mảng nhỏ được tiếp điện đồng pha. Cuối cùng, cấu trúc hình học của mảng gồm 4×4×3 phần tử với các kích thước 241×194 mm2 và các thông số kĩ thuật được trình bày trong hình 2.27 và bảng 2.13.
Bảng 2.13: Thông số thiết kế mảng (đơn vị: mm)
Thông số Giá trị Thông số Giá trị
L 241 L2 59
W 194 L3 36
L1 59 L4 46,5
(a) Mô hình mô phỏng (b) Nguyên mẫu chế tạo
Hình 2.27.Anten mảng phẳng đề xuất c. Đặc tính của mảng phẳng đề xuất c. Đặc tính của mảng phẳng đề xuất
Kết quả mô phỏng và đo đạc suy hao phản hồi được trình bày trên hình 2.28. Dải tần hoạt động của anten đề xuất nằm trong khoảng từ 4,5 GHz đến 5,9 GHz (S11 ≤ -10 dB).
Hình 2.28. So sánh kết quả mô phỏng và đo đạc của S11
Kết quả mô phỏng và đo đạc trường bức xạ của anten đề xuất theo các mặt phẳng xoz và yoz tại tần số 5,5 GHz được thể hiện trong hình 2.29 dưới đây.
(a) Mặt phẳng xoz (b) Mặt phẳng yoz
Hình 2.29. Đồ thị bức xạ của anten đề xuất
Tổng hợp kết quả đo đạc và mô phỏng được thể hiện trong bảng 2.14. Kết quả cho thấy anten mảng đề xuất có băng thông khá rộng (khoảng 23% tại tần số 5,5 GHz) với S11 ≤ -10 dB, có thể đáp ứng ở tất cả các kênh tần số theo chuẩn WLAN 802.11ac. Độ lợi lớn nhất của mẫu anten đề xuất đạt được là 18,2 dBi ở tần
số 5,5 GHz và (HPBW)xoz là 12,50, (HPBW)yoz là 17,80 Mẫu anten đề xuất được chế tạo và đo kiểm, kết quả đo đạc phù hợp với kết quả tính toán, mô phỏng. Mẫu anten mảng vi dải búp nhọn đề xuất hoàn toàn có thể là tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc thiết kế anten cho các ứng dụng trong truyền thông điểm - điểm.