Thông số Giá trị (mm) Thông số Giá trị (mm)
L 390 g 10
W 30 W1 2
Wref 70 W2 0,8
Hình 2.23. Nguyên mẫu anten chế tạo
Anten mảng đã được chế tạo (hình 2.23) và đo kiểm đồ thị bức xạ bằng hệ thống đo trường gần (NSI: Nearfield Systems Inc) tại Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Hệ thống đo này sử dụng phương pháp đo bức xạ cầu, cho phép xuất kết quả ở đồ thị dạng 2D, 3D hoặc dưới dạng dữ liệu *.txt hoặc *.csv để vẽ lại và so sánh với kết quả mô phỏng. Chi tiết phương pháp đo trường bức xạ, đo độ lợi, đo SLL của anten được trình bày tại tài liệu tham khảo [14]. So sánh kết quả đo đạc suy hao phản hồi và đồ thị bức xạ với kết quả mô phỏng được trình bày trong các hình 2.24 và 2.25 dưới đây.
Tần số (GHz)
Đo đạc Mô phỏng
Hình 2.24. Hệ số suy hao phản hồi
Đo đạc Mô phỏng (a) Mặt phẳng xoz Đo đạc Mô phỏng (b) Mặt phẳng yoz Hình 2.25. So sánh mô phỏng và đo đạc đồ thị bức xạ của anten mảng
Kết quả cho thấy, băng thông đạt 590 MHz và độ lợi đo đạc đạt giá trị lớn nhất là 17,7 dBi trong khi mô phỏng đạt 17,2 dBi. Bên cạnh đó SLL đo đạc đạt được -15,4 dB tại tần số 5,6 GHz. Tổng hợp kết quả so sánh mẫu anten đề xuất với các tài liệu tham khảo được trình bày ở bảng 2.11. Kết quả cho thấy, anten mảng đề xuất có các kết quả về băng thông, độ lợi cũng như mức búp phụ là tốt hơn so với
các mẫu đã công bố trước đây. Kích thước theo chiều dài của mẫu anten đề xuất lớn hơn, nhưng theo các chiều còn khác lại nhỏ hơn so với các mẫu anten đã công bố.
Bảng 2.11: So sánh mẫu anten đề xuất với tài liệu tham khảo Mẫu Kích thƣớc (0) Chất nền Tần số