Các dây chêm này đóng vai trò là các tụ điện và cùng với đường truyền chính hoạt động như một bộ phối hợp trở kháng, cho phép kiểm soát biên độ kích thích tại các đầu ra. Do ảnh hưởng của các tụ điện tại các điểm phối hợp trở kháng mà các tham số S tại mỗi cổng ra liên quan đến cổng vào đều được kiểm soát. Vì tính chất đối xứng của phân bố Chebyshev nên mạng tiếp điện cũng có tính chất đối xứng. Do vậy, ta chỉ cần thiết kế đối với một nhánh sau đó lấy đối xứng qua trục sẽ thu được mạng tiếp điện hoàn chỉnh. Một nhánh của mô hình mạng tiếp điện và mạch điện tương đương được minh họa ở hình 3.22.
Trong mô hình thiết kế, ZTL là trở kháng đặc trưng của đường truyền chính cung cấp biên độ kích thích u1; Zs1, Zs2, Zs3,... là trở kháng đặc trưng đường mạch rẽ, cung cấp biên độ kích thích theo phân bố định trước (ví dụ như phân bố được tính toán theo tỉ lệ phân bố biên độ và
Cụ thể: Zs1:ZTL = u2:u1; Zs3:ZTL = u3:u1; Zs4:ZTL = u4:u1; Z5:ZTL = u5:u1. Dựa trên phương pháp tính đó, các giá trị trở kháng đặc trưng của mạng tiếp điện được tính toán, thiết kế. Ngoài ra, để anten mảng có được độ lợi cao nhất thì độ lệch pha giữa các phần tử đơn của mảng phải bằng không, do đó khoảng cách giữa các phần tử đơn bằng g. Trong đề xuất này, mạng tiếp điện gồm: đường truyền chính có chiều dài 3g/4 và đường nhánh tiếp điện cho phần tử anten đơn g/4. Do vậy, kích thước của anten mảng giảm hơn so với các trường hợp tiếp điện trực tiếp cho phần tử anten đơn.
b. Mạng tiếp điện phân bố Chebyshev (N=10, SLL=-30dB)
Áp dụng nguyên lí thiết kế trên đối trường hợp anten mảng 10×1 phần tử anten DSPD và mạng tiếp điện nối tiếp tạo tín hiệu kích thích theo phân bố Chebyshev. Phân bố Chebyshev cho mảng 10×1 phần tử với SLL bằng -30 dB được trình bày trong bảng 3.9 dưới đây.
Bảng 3.9: Phân bố biên độ Chebyshev cho mảng 10×1 (SLL = -30 dB) Phần tử (i) 10 9 8 7 6 1 2 3 4 5
ui 0,26 0,43 0,67 0,88 1,00 1,00 0,88 0,67 0,43 0,26
ui(dB) -13,97 -11,78 -9,86 -8,67 -8,12 -8,12 -8,67 -9,86 -11,78 -13,97
Trong mô hình thiết kế này, mạng tiếp điện nối tiếp 10×1 với SLL thiết đặt bằng -30 dB với các trọng số mảng như ở bảng 4.3, thì Zs1, Zs2,... Zs4 được xác định theo các tỉ lệ Zs1:ZTL = u2:u1 = 0,88; Zs3:ZTL = u3:u1 = 0,67; Zs4:ZTL = u4:u1 = 0,43; Z5:ZTL = u5:u1= 0,26. Để thiết kế mạng tiếp điện dựa theo phân bố trên, trước hết cần lựa chọn một giá trị cho ZTL của đường truyền chính, để trên cơ sở đó tính toán, thiết kế các mạch rẽ nhánh. Trong luận án này, ZTL được chọn theo băng thông của anten mảng sau khi đã tiến hành khảo sát dựa trên mô phỏng. Kết quả mô phỏng hệ số S11 của anten mảng được thể thiện trong hình 3.23 dưới đây.