Anten DSPD cơ bản tiếp điện bằng đường truyền song song

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển anten mảng vi dải có độ lợi cao, mức búp phụ thấp luận án TS kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 95202 (Trang 50 - 51)

Trong mô hình anten DSPD này, những ưu điểm cơ bản của anten vi dải vẫn được duy trì (khối lượng nhỏ, dễ dàng tích hợp với mạch điện, phù hợp với cấu trúc anten thích nghi,…). Hơn nữa, mô hình anten này còn cho phép làm tăng băng thông so với các anten vi dải một lớp được thiết kế trên tấm nền điện môi mỏng. Ngoài ra, tổn thất trong các đường truyền vi dải song song rất nhỏ do độ dày của tấm nền có thể nhỏ hơn 0,01, do đó anten DSPD có kích thước nhỏ gọn, khối lượng thấp. Nguyên lí hoạt động anten DSPD tương tự như đối với anten lưỡng cực phẳng tiếp điện trung tâm (hình 2.3) [37]. Về mặt hiệu suất anten DSPD với chiều dài L, chiều rộng cánh bức xạ W sẽ tương đương với một lưỡng cực hình trụ có cùng chiều dài L và với đường kính 2a trong điều kiện a = 0,25W [65].

a = 0.25w

a = bán kính tương đương w << L

w << 

2.1.2. Băng thông và trở kháng bức xạ

Các đặc tính của một phần tử anten DSPD được tính toán dựa trên mô hình dòng điện mặt [53]. Theo đó, các phép tính toán cấu trúc anten DSPD được thực hiện trước hết đối với một anten vi dải với mặt bức xạ dạng chữ nhật tiếp điện đầu cuối, sau đó sau đó được qui đổi đổi thành anten DSPD tiếp điện trung tâm bằng đường truyền vi dải song song. Anten DSPD được mô hình hóa bởi một đường truyền không tổn hao như minh họa ở hình 2.4, được kích thích bởi điện áp V0 và phân bố dòng điện bề mặt J(x, y) [21].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu phát triển anten mảng vi dải có độ lợi cao, mức búp phụ thấp luận án TS kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông 95202 (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)