Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 26 - 29)

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài

Năm 1994, NXB Chính trị quốc gia đã cho ra mắt cuốn sách “Tuyển 40 năm

chính luận của Lý Quang Diệu” do Lê Tư Vinh và Nguyễn Huy Quý dịch. Cuốn

sách trình bày các bài phát biểu của Thủ tướng Lý Quang Diệu về vấn đề xây dựng và quản lý kinh tế, ổn định chính trị, đào tạo và sử dụng nhân tài của Thủ tướng Lý Quang Diệu cho thấy, Singapore là nước rất coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát huy cao độ tiềm lực con người cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo hướng, mỗi cán bộ, công chức được phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời. Singapore xây dựng chiến lược cán bộ thể hiện bằng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo kế nhiệm, bài bản, từ xa.

Cuốn sách “Chính trị và kinh tế Nhật Bản của tác giả Ôkuhura Yasuhiro”

được NXB Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1994. Công trình đề cập đến những kinh nghiệm của Nhật Bản trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở đặc điểm xã hội của Nhật Bản như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện tuần tự theo từng giai đoạn; mỗi công chức cán bộ của Nhật Bản thông qua kinh nghiệm làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau luôn nhạy cảm và thích ứng với mọi vị trí cũng như điều kiện công tác; cán bộ mới ở các vị trí công tác cụ thể, được tham gia các lớp bồi dưỡng ở nhiều cấp khác nhau. Cuốn sách cũng cho thấy trong đào tạo, bồi dưỡng cần cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền; chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ.

Tác giả người Mỹ Thomas Gordon có cuốn sách “Đào tạo người lãnh đạo

hiệu quả (Cao Đình Quát dịch), NXB Trẻ, năm 2001. Tác giả cho rằng công việc

lãnh đạo rất quan trọng, có tính quyết định đến sự thành bại của cả hệ thống nên phải đặt công việc lãnh đạo dưới ánh sáng của khoa học. Thông qua cuốn sách tác giả muốn nhấn mạnh rằng, lãnh đạo là một công việc đòi hỏi phải được học trước khi làm, nghĩa là muốn lãnh đạo tốt người cán bộ phải được đào tạo và bồi dưỡng một cách bài bản.

Liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Trung Quốc, tác giả Tôn

Hiểu Quán có bài viết “Ra sức tăng cường ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng

lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt” được đăng trong Kỷ yếu hội thảo

Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc (NXB, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). Trong cuốn sách, tác giả đã phân tích, luận giải kinh nghiệm của Trung Quốc trong xây dựng Đảng cầm quyền và sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp thời kỳ Trung Quốc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế.

Năm 2008, hai tác giả Hồ Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu đã được NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành cuốn “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế

hơn trăm năm chấn hưng đất nước”, cuốn sách đã đề cập toàn diện, hệ thống lý

luận của Đặng Tiểu Bình về cán bộ, công tác cán bộ và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cải cách mở cửa và hội nhập quốc tế. Thông qua cuốn sách, tác giả nhấn mạnh công tác cán bộ và bồi dưỡng nhân tài là kế sách lâu dài để Trung Quốc chấn hưng đất nước. Cuốn sách cũng cho thấy các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về cán bộ và nhân tài; luận giải một cách sâu sắc những vấn đề về tổ chức cán bộ, công tác cán bộ; việc lựa chọn người kế tục; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm “bốn hóa” (cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa), nguyên tắc và tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới; công tác tuyển chọn, đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ; vấn đề tôn trọng tri thức, trọng dụng nhân tài; những vấn đề bảo đảm chế độ, chính sách và môi trường cho hoạt động của cán bộ, của nhân tài đất nước.

Ngoài ra, còn một số luận án của các tác giả nước ngoài như:

Năm 2003, tác giả Xinh Khăm - phôm Ma Xây đã bảo vệ thành công luận

án tiến sĩ với đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế

của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay”, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003. Luận án đã phân tích những vấn đề về lý luận và thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào. Trình bày những vấn đề cơ bản về công tác cán bộ cũng như chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm

Lào trong tình hình mới, cụ thể như: xây dựng chiến lược và hoàn thiện quy hoạch; có cơ chế, chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế; đổi mới phương thức lãnh đạo, bồi dưỡng theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn; tập trung xây dựng đội

ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế.

Cũng nghiên cứu về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng được Đảng Nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm, Luận

án tiến sĩ lịch sử của tác giả Đệt Tạ Kon - Phi La Phăn Đệt với đề tài “Xây dựng đội

ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban ngành ở Thành phố Viêng Chăn trong giai

đoạn cách mạng hiện nay”, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004. Luận án đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn; chỉ rõ nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Từ đó, luận án đưa ra phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thành phố Viêng Chăn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc lựa chọn, quy hoạch cán bộ đúng chuyên môn và vị trí công tác; đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; thực hiện các chính sách ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ.

Việc nghiên cứu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cũng được Đảng Nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm. Trong những năm gần đây, đã có những luận văn, luận án của các học viên Lào học tập, nghiên cứu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó phải kể đến luận

án Tiến sĩ của tác giả Khăm Phăn Vông Pha Chăn (2013), Đào tạo đội ngũ cán bộ

của hệ thống chính trị ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Luận án phân

tích những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trình bày những vấn đề cơ bản về công tác cán bộ cũng như chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào trong tình hình mới, cụ thể như: Xây dựng chiến lược và hoàn thiện quy hoạch; có cơ chế, chính sách đối với cán bộ lãnh đạo; đổi mới phương thức đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế.

Có thể thấy rằng, các công trình khoa học ở nước ngoài nêu trên, đặc biệt là các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Lào... đã tiếp cận các khía cạnh khác nhau của nội dung cán bộ, nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ cũng như sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Qua đó cho thấy, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi đó là nhiệm vụ chiến lược mang tính lâu dài, bền vững để phát triển đất nước. Vì thế, trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, trước những yêu cầu của thực tế thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có năng lực, trình độ phù hợp, đáp ứng được nhiệm vụ của dân tộc.

Nhìn chung, các công trình khoa học trong nước và nước ngoài nêu trên đã

tiếp cận các khía cạnh khác nhau của công tác cán bộ và sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Qua đó cho thấy bất kỳ quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển đất nước nhất thiết phải quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phải coi đó là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, bởi vì trong mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau thì yêu cầu về đội ngũ cán bộ, về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ có sự khác nhau. Tăng cường thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 26 - 29)