Những yếu tố tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 32 - 48)

2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Những yếu tố tác động

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý - địa hình: Thanh Hóa nằm ở khu vực Bắc miền Trung, có diện

tích là 11.168,3 km2 với số dân là 3.629.080 người, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về

phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km về phía Bắc. Có toạ độ địa lý từ 19°18' đến 20°40' vĩ độ Bắc và từ 104°22' đến 106°05' kinh độ Đông [5, tr.3].

Về ranh giới: Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình,

phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông [5, tr.2].

Theo Báo cáo quy hoạch 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt. Những điều kiện địa hình phân theo các vùng, các đơn vị hành chính với các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như trên là điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, phân vùng phát triển kinh tế xã hội cũng như quy hoạch phát triển Thanh Hóa theo từng ngành, lĩnh vực. Tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hóa giải quyết tốt những khó khăn đối với việc phát triển kinh tế xã hội các khu vực miền núi.

Khí hậu: Thanh Hóa là một tỉnh nằm trong khu vực miền Trung, thuộc khu vực

chịu nhiều gió bão nhất trong cả nước, chiếm 65% số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong đó tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp khoảng 30% tổng số cơn bão, bình quân hàng năm từ tháng 5 đến tháng 10 hứng chịu 1 đến 2 cơn bão từ biển Đông đổ vào đất liền với sức gió có thể tới cấp 11 đến 12, thường kèm theo mưa to.

Đặc điểm khí hậu với lượng mưa lớn, nhiệt độ thích hợp là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nói chung và sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật rừng nói riêng. Tuy nhiên, hiện tượng gió bão

hàng năm (dải đất miền trung được ví như “rốn bão” của cả nước) có gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội.

Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế

Sau nhiều đổi mới, cải cách trong thủ tục hành chính cũng như kêu gọi đầu tư; đến năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) năm 2000 theo giá so sánh năm 1994 tăng 6,6% so với năm 1999; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,2%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 2,1%; khu vực dịch vụ tăng 1,3%. Nhờ những kết quả tích cực đó, tỷ lệ hộ nghèo trong những năm qua của tỉnh Thanh Hóa đã giảm xuống một cách rõ rệt.

Về xã hội

Chất lượng môi trường sống đến nay đã được cải thiện nhiều ở quy mô rộng trong toàn tỉnh, song còn ở mức trung bình. Tỷ lệ các phường, xã có nhà văn hoá, có bưu điện đạt 100%; khoảng 87% số hộ gia đình có đời sống vật chất tinh thần nâng lên nhiều so với trước. Toàn tỉnh đã nhiều hộ dân cư từ cấp thôn, bản, xã, phường trở lên đạt chuẩn văn hóa. Các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, hoạt động thể thao, dân số kế hoạch hóa gia đình đã luôn được chú trọng, góp phần làm nâng cao chất lượng sống của người dân [5, tr.25].

Về mức thu nhập, năm 1995, GDP bình quân đầu người chỉ 212 USD, năm 2000 chỉ 293 USD và năm 2001 là 319 USD, đến năm 2005 đạt 430 USD (so với bình quân cả nước là 543 USD), tốc độ tăng đạt 8,5% (cả nước là 7,6%). Sự phân bố giàu nghèo cũng rất không đồng đều giữa các vùng, trong đó các huyện vùng ven biển như Nga Sơn, Hậu Lộc và đặc biệt là các huyện vùng núi phía Tây thì tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm rất cao (Ngọc Lặc: 21,8%, Mường Lát: 25,8%), đây là vấn đề bức xúc và khó khăn cần giải quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp với đất đai, động thực vật phong phú, nguồn thủy hải sản dồi dào. Bên cạnh những ưu đãi ấy, tỉnh còn không ít những khó khăn, thử thách trên tất cả các mặt. Quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn còn chậm, từng

nông nghiệp. Nguồn nhân lực của vùng mới chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư, quy hoạch đúng hướng. Do đó, tỉnh Thanh Hóa cần có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, tổ chức tài năng, có đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật công nghệ, doanh nhân giỏi, có tầm nhìn chiến lược, biết phát huy lợi thế, biết quy hoạch sản xuất, kinh doanh, nhạy bén với thị trường trong nước và thế giới; năng nổ mở rộng, giao lưu liên kết, hợp tác để phát triển thì mới có điều kiện để phát huy thế mạnh của tỉnh.

Mặt khác, tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược về chính trị, an ninh, quốc phòng, gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong đó nhiệm vụ vai trò của cấp huyện và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện rất quan trọng. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện ở vùng này là việc rất cần thiết.

Nguồn nhân lực của tỉnh: Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội,

nguồn lực con người có vị trí quan trọng và giữ vai trò quyết định đến hiệu quả các nguồn lực khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ.

Theo Niên giám Thống kê Thanh Hóa năm 2000, tỉnh Thanh Hoá có 3.647 triệu người, là tỉnh có số dân đông thứ ba trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội) và là tỉnh đông dân nhất so với 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Thanh Hoá là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất cả nước với 27 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương, có 579 xã, 30 phường, 28 thị trấn và 5.024 thôn, xóm, bản làng. Tỉnh có 6 huyện, thị xã thuộc vùng ven biển, 11 huyện thuộc vùng núi và 10 huyện, thị xã, thành phố thuộc vùng đồng bằng [5, tr.5].

Dân cư của tỉnh phân bố không đồng đều theo các đơn vị hành chính và phân bố không đều giữa đồng bằng và miền đồi núi. Dân cư chủ yếu tập trung đông ở thành phố, thị xã, thị trấn ven biển, ven sông và thưa thớt ở các vùng núi. Trong khi đó tại các huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá có mật độ thấp, chỉ

từ 39 người đến 46 người/km2. Những nguyên nhân chính của sự phân bố dân cư

chênh lệch trên đây phải kể đến sự phân bố không đều của tài nguyên thiên nhiên, hệ thống các cơ sở kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và cả lịch sử cư trú. So với mức trung bình của vùng Bắc Trung Bộ và của toàn quốc thì tỷ lệ số dân là nữ giới chiếm cao hơn nam giới (51,05% nữ và 49,85% nam). Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cũng cao hơn so với vùng Bắc Trung Bộ [5, tr.5].

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh diễn ra với tốc độ chậm; tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế truyền thống (nông, lâm, ngư nghiệp) vẫn rất lớn (71,83%). Trong nông nghiệp phần lớn lao động tập trung trong ngành trồng trọt. Số lao động tham gia ngành chăn nuôi và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp rất ít. Cơ cấu lao động này đang cản trở quá trình CNH, HĐH của tỉnh. So sánh với cả nước và trên thế giới thì tỷ lệ lao động của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đang giảm nhanh và chiếm tỷ lệ thấp, tỷ lệ lao động làm trong khu vực công nghiệp, xây dựng giảm, tỷ lệ lao động làm trong khu vực dịch vụ tăng lên.

Chất lượng nguồn nhân lực gắn chặt với trình độ dân trí, giáo dục, đào tạo, mà các yếu tố này ở tỉnh Thanh Hóa có chất lượng chưa cao. Trong giai đoạn này, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề ở tỉnh Thanh Hóa đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, giáo dục, đào tạo, dạy nghề của tỉnh vẫn nằm ở vị trí thấp so với cả nước. Đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện là lực lượng rất quan trọng trong nguồn nhân lực, có nhiều công lao đóng góp trong quá trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và đổi mới trong tỉnh. Đội ngũ này khá đông, chủ yếu từ dân cư trong vùng mà ra, nên chịu sự chi phối, quy định bởi nguồn nhân lực. Khó có thể xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh mọi mặt nếu chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Cho nên để xây dựng đội ngũ cán bộ trong tỉnh, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện, không thể tách rời với việc nâng cao dân trí, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng cán bộ khoa học, kĩ thuật công nghệ, cán bộ quản lý, kinh doanh, cán bộ lực lượng vũ trang, cán bộ khoa học xã hội nhân văn, tức là xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện phải đặt trong tổng thể chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược con người cho cả tỉnh Thanh Hóa.

Dân tộc, tôn giáo: Là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người Kinh

chiếm tỷ lệ lớn nhất (84,4%), người Mường (8,7%), người Thái (6%). Các dân tộc thiểu số khác như Mông, Dao, Tày, Sán Dìu, Hoa, Cao Lan, Thổ... chiếm tỷ lệ không đáng kể (gần 1%). Tính đa dạng về thành phần dân tộc là lợi thế cho sự phát triển văn hóa, du lịch song cũng là những khó khăn cho sự phát triển đồng đều giữa

So với cả nước, tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh có đồng bào theo đạo không đông (Phật giáo: khoảng 100.000 tín đồ, Công giáo: khoảng 140.000 tín đồ, Tin Lành: khoảng 6000 tín đồ, Cao đài: khoảng 100 tín đồ). Nhìn chung, tình hình tôn giáo tại tỉnh Thanh Hóa nhiều năm qua tương đối ổn định, đại bộ phận tín đồ, chức sắc tôn giáo phấn đấu sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, các thành phần dân cư, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng phân bổ không đồng đều ở các địa phương.

Dân tộc và tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển có ảnh hưởng khá sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội và là một trong những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ ở Thanh Hóa cần chú ý đặc điểm nổi bật này. Điều quan trọng là phải có đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ là người đồng bào các dân tộc, tôn giáo, luôn gần dân, sát dân, hiểu ý dân, nắm bắt nguyện vọng chính đáng của dân, phát huy truyền thống cách mạng, kế thừa những bài học kinh nghiệm trong việc phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng để xây dựng và phát triển.

Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh nói chung và đội ngũ cán bộ chủ

chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện nói riêng cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể và phát triển, vừa đảm bảo về mặt chính trị, vừa tránh bệnh hẹp hòi, quy kết, định kiến có thể làm thui chột lãng phí những cán bộ giỏi và nhân tài.

Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa của tỉnh Thanh hóa, trong quá trình phát triển, nhìn từ thời gian, không gian gắn kết với vị trí của vùng, sự kết hợp giữa các vùng kinh tế động lực phía Bắc, tỉnh Thanh Hóa có nhiều điểm thuận lợi và tiềm năng, nguồn lực để phát triển, cũng như có nhiều khó khăn, thách thức.

Về thuận lợi: Thanh Hóa là tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nhân

dân trong tỉnh có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước, cách mạng, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn nêu cao quyết tâm bảo vệ, xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh, ngang hàng với các tỉnh khác trong cả nước.

Về khó khăn: nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng,

thế mạnh của tỉnh; đời sống vật chất, tinh thần của một số huyện miền núi còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, còn tồn tại một số những phong tục, tập quán lạc hậu, là cơ sở để thế lực thì địch lợi dụng, lôi kéo, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong tỉnh. Tuy nhiên, Đảng bộ chính quyền các cấp của tỉnh Thanh Hóa đã

sớm nhận biết được các khó khăn đó. Từng bước khắc phục, xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh, có đời sống văn hóa - xã hội phát triển, tạo điều kiện xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp huyện xứng tầm với yêu cầu phát triển của Tỉnh.

Nhìn chung lại, điều kiện tự nhiên - xã hội đã cho con người tỉnh Thanh Hóa

có những tính cách riêng, trong đó có những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Nó để lại dấu ấn trong mỗi lĩnh vực của cuộc sống con người. Từ cách nhìn bao quát này, xây dựng đội ngũ cán bộ cần phải biết giữ gìn, phát huy cái tốt, hạn chế và đi đến loại trừ cái xấu cho phù hợp với yêu cầu mới; đòi hòi đội ngũ cán bộ phải có tư chất, có tầm nhìn chiến lược, có năng lực, độc lập và sáng tạo trong việc đề ra và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh và cả nước. Để phát triển, tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đẩy mạnh CNH, HĐH cần có sự quan tâm, đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Trong đó có thể nói mấu chốt là việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp vững mạnh, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện, mà bắt đầu bằng việc nghiên cứu, khảo sát đánh giá, nhận định thật đúng đắn, khách quan về đội ngũ này.

2.1.1.2. Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt và thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa trước năm 2001

Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

Hệ thống chính trị tổ chức quản lý hành chính ở Việt Nam có 4 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Hai cấp tỉnh (thành phố) và huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) được gọi là cấp địa phương; còn cấp xã (phường, thị trấn được gọi là cấp cơ sở. Do đó, về mặt chính quyền, có chính quyền (nhà nước) Trung ương, chính quyền địa phương và chính quyền cơ sở.

Cấp Trung ương đại diện cho cả nước, cho toàn quốc gọi là cấp vĩ mô, là cái vĩ mô. Tế bào hợp thành cái vĩ mô ấy là cơ sở, thường được gọi là cấp vi mô, là cái vi mô. Tác động từ hai chiều từ Trung ương tới cơ sở và từ cơ sở lên Trung ương

Cấp xã hay cấp cơ sở nằm trong phạm vi của địa phương là địa bàn sinh sống, hoạt động kinh tế - xã hội của nhân dân, là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, mọi hoạt động của các đoàn thể nhân dân đều thể hiện ở cơ sở và hướng về cơ sở. Các hoạt động đó được thực hiện thông qua cấp địa phương là tỉnh và huyện.

Cấp tỉnh là cấp vừa có tính chiến lược vừa tổ chức triển khai, lãnh đạo thực hiện đường lối chiến lược mà Trung ương hoạch định trên địa bàn từng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 32 - 48)