Chủ trương Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 48 - 50)

2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2.1.2. Chủ trương Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

Trên cơ sở quan điểm của Đảng về công tác xây dựng cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ chốt, tuy nhiên, ở giai đoạn này công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chưa được tách riêng mà còn nằm trong công tác xây dựng Đảng.

Từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 01 năm 2001, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội lần thứ XV gồm 339 đại biểu chính thức tham dự. Đại hội đã tiến hành thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo kiểm điểm của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIV, Báo cáo kết quả một năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) về cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Đại hội đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác cán bộ:

Công tác quy hoạch cán bộ vừa chậm, vừa lúng túng; đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ hiệu quả chưa cao. Tổ chức bộ máy một số ngành, huyện, thị xã còn yếu, chậm được củng cố. Có tình trạng hẫng hụt đội ngũ cán bộ chủ chốt ở một số địa phương. Một số vụ việc cán bộ đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước xử lý chưa nghiêm minh và kịp thời [145, tr.7].

Đại hội phân tích nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do những yếu kém trong công tác cán bộ, công tác tổ chức cán bộ chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ và trong thời gian qua vẫn chưa có những chủ chương chính sách cán bộ thiết thực phù hợp với thực tiễn tình hình, chưa động viên được cán bộ nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ cơ sở, mặt khác một bộ phận cán bộ, đảng viên ít tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức gây mất lòng tin ở nhân dân. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ cho công tác cán bộ trong những năm tiếp theo:

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, năng lực; chú trọng công tác quy hoạch, gắn với đào tạo, bồi dưỡng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ công chức. Phấn đấu đến năm cuối 2005, có khoảng 70 - 80% cán bộ chuyên trách được đào tạo bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định, khoảng 80% cán bộ công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên đối với đồng bằng và sơ cấp trở lên đối với miền núi [44, tr.8].

Để hoàn thành nhiệm vụ trên Đại hội đưa ra các phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh trong những năm tiếp theo:

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02 của Tỉnh ủy khóa XIV về Một số

nhiệm vụ cơ bản công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tạo

một bước chuyển mạnh mẽ trong công tác cán bộ để xây dựng được

một đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá khi có nhu cầu sử dụng, đề bạt cán bộ. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ cấp huyện đào tạo theo quy hoạch, chú trọng đào tạo cán bộ sau đại học [144, tr.12].

Đảng bộ tỉnh cũng xác định nguyên tắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ là:

Một là, công tác cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và

nhiệm vụ tổ chức, lấy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của từng địa phương đơn vị làm căn cứ để xây dựng đội ngũ cán bộ.

Hai là, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng trực tiếp, thống nhất lãnh đạo,

quản lý công tác cán bộ, đồng thời phân công, phân cấp hợp lý, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác cán bộ.

Ba là, đổi mới quan điểm và phương pháp đánh giá, lựa chọn, sử dụng cán

bộ: Phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, lấy hiệu quả công tác và năng lực thực tiễn là thước đo để đánh giá cán bộ. Việc đánh giá cán bộ phải đặt trong môi trường, điều kiện cụ thể, phải thực sự công tâm, khắc phục tình trạng chủ quan, cảm tính thiếu trách nhiệm nể nang. Bảo đảm chế độ tập thể, dân chủ và trách nhiệm cá nhân trong đánh giá cán bộ, sử dụng đúng người, đúng việc, đúng thời điểm, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu phát triển cao hơn.

Trong Nghị quyết số 02-NQ/TU, Hội nghị lần thứ 2 BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XV về nhiệm vụ năm 2001, một lần nữa nhấn mạnh những hạn chế trong công tác cán bộ của tỉnh, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế và đề ra

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02 của Tỉnh ủy khóa XIV, về Một số

nhiệm vụ cơ bản công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảm

bảo sự chuyển tiếp vững vàng giữa ba độ tuổi, từng bước trẻ hóa đội

ngũ cán bộ. Đồng thời, cần tạo một bước chuyển mạnh mẽ trong công tác cán bộ để xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ. Khắc phục tình trạng hẫng hụt, chắp vá khi có nhu cầu sử dụng, đề bạt cán bộ. Đồng thời cần thực hiện tốt chủ trương luân chuyển cán bộ [146, tr.3].

Tiếp tục nhấn mạnh đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt vấn đề trẻ hóa và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cở sở. Đối với cán bộ chuyên trách phấn đấu đến năm 2005 có khoảng 70 - 80% được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quy định; và 80% cán bộ công chức chuyên môn có trình độ trung cấp trở lên đối với đồng bằng và sơ cấp trở lên đối với miền núi. Tiếp tục đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, đảm bảo thiết thực. Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm Bồi dưỡng lý luận chính trị huyện, thị.

Như vậy, trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2005, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của địa phương. Đảng bộ tỉnh đã đưa ra quan điểm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ cụ thể, đồng thời cũng đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp đi kèm để thực hiện mục tiêu này. Những chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về xây dựng đội ngũ cán bộ đã nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 48 - 50)