Về đánh giá, quản lý và chính sách cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 64 - 69)

2.2. Sự chỉ đạo thực hiện

2.2.4. Về đánh giá, quản lý và chính sách cán bộ

2.2.4.1. Về đánh giá cán bộ

Đánh giá cán bộ là khâu rất quan trọng, trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức Đảng nơi cán bộ sinh hoạt, cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cán bộ và cán bộ tự đánh giá. Thực hiện quyết định 50 của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Tỉnh ủy, các huyện đã có bước chuyển biến trong đánh giá cán bộ. Đó là chuyển biến trong nhận thức, đổi mới quan điểm về đánh giá cán bộ. Trong đánh giá cán bộ không đơn thuần chỉ căn cứ vào quá trình công tác, trình độ học lực, thành phần lý lịch, vị thế xã hội, mà đã chú trọng hơn về tiêu chuẩn cán bộ, nhất là về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, kiến thức, lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao trong điều kiện công tác cụ thể làm thước đo chủ yếu. Hơn nữa, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa còn chỉ đạo thực hiện đúng các bước theo quy trình, quy chế đánh giá cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng cơ sở để tiến hành đánh giá cán bộ. Thực hiện tốt nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai tự phê bình và phê bình, cá nhân được đánh giá đã nghiêm túc tự đánh giá, để cho quần chúng tham gia đánh giá cán bộ, đánh giá có văn bản; cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ quan có thẩm quyền.

Hàng năm, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Cấp ủy huyện, các tổ chức Đảng đều có đánh giá tất cả các đối tượng cán bộ. Qua đánh giá cán bộ cho thấy đa số cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện được đánh giá tốt. Kết quả đánh giá phân loại cán bộ qua kiểm điểm giữa nhiệm kỳ của cấp ủy năm 2003, thì có 95% cán bộ trong Ban Thường vụ cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ, 5% hoàn thành nhiệm vụ; trên 85% Ủy viên Ban Chấp hành Huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ, gần 15% hoàn thành nhiệm vụ; gần 82% trưởng phó các phòng ban cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ, trên 17% hoàn thành nhiệm vụ, còn gần 1% chưa hoàn thành nhiệm vụ [42, tr.36].

Tuy nhiên, quan điểm và phương pháp đánh giá cán bộ có huyện chưa đổi mới. Trong nhận xét, đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý theo nhiệm kì hàng năm và cuối nhiệm kì, hay trước khi bổ nhiệm một số nơi chưa căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, năng lực thực tế, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức, chưa đúng quy trình, có nơi chưa thành nề nếp, còn biểu hiện hình thức, chủ quan, nể nang,

tình cảm nên chưa thật chính xác. Từ đó, một số cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm nhưng phát huy tác dụng không cao; cán bộ kém chậm được thay đổi. Đánh giá cán bộ vẫn đang là khâu còn khó khăn, người được giao trọng trách đánh giá cán bộ chưa thực sự hiểu biết, toàn diện, sâu sắc về cán bộ.

2.2.4.2. Về công tác quản lý và chính sách cán bộ

Công tác quản lý cán bộ cũng là một vấn đề được quan tâm của tỉnh Thanh Hóa. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã lãnh đạo tương đối tốt công tác này, chế độ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu mỗi cơ quan, đơn vị trong công tác được quy định rõ ràng, tương đối hợp lý. Trong công việc của cán bộ chủ chốt cấp huyện, việc phân công, phối hợp và trách nhiệm của từng chức danh thực hiện được cụ thể. Trong phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với chính quyền và các đoàn thể quần chúng, người đứng đầu biết khơi dậy, phát huy được tính chủ động của các tổ chức đoàn thể. Sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy của đoàn thể được quan tâm.

Về chính sách cán bộ, các huyện đã có sự quan tâm thực hiện chính sách cán bộ, nhiều chính sách được cán bộ Đảng viên quan tâm và đồng tình như: chính sách nghỉ hưu trước tuổi, trợ cấp cán bộ đi học, hỗ trợ cán bộ học sau đại học, cán bộ luân chuyển, khen thưởng, chính sách đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc ít người.

Hiểu được vai trò quan trọng của chế độ chính sách nên cùng với việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách cán bộ do Trung ương quy định, trong điều kiện khả năng của tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có chủ trương thực hiện một số chế độ, chính sách phù hợp với nguyện vọng của các đối tượng, UBND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định số 569/2001/QĐ-UBND về chế độ trợ cấp cho cán bộ, công chức và các đối tượng chưa hưởng lương được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực. Theo quết định này thì cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ được tạo điều kiện về thời gian học tập, được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp nếu có trong thời gian đi học. Được cơ quan thanh toán tiền học phí, tài liệu phục vụ học tập, tiền đi thực tế (nếu có) theo quy định của Nhà nước và được hỗ trợ thêm kinh phí sinh hoạt theo quy định của tỉnh.

Chính sách cho cán bộ không đạt chuẩn theo quy định không đủ sức đảm đương nhiệm vụ để đưa những người có trình độ năng lực vào thay. Chi phụ cấp cho cấp ủy viên từ tỉnh đến huyện tương đương với mức phụ cấp HĐND cùng cấp. Thực hiện Kết luận số 51-KL/TU, ngày 25 - 12 - 2002 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết về việc quy định mức sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp huyện; UBND tỉnh đã có quyết định mức sinh hoạt phí, phụ cấp đối với các chức danh chủ chốt cấp huyện. Ngày 17 tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2247/2004/QĐ-UBND về việc quy định mức phụ cấp cho cán bộ cấp huyện, theo đó cán bộ đi học tùy theo xa gần được trợ cấp từ 450 đến 600 nghìn đồng/tháng. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn ban hành chế độ cho cán bộ đi học, trợ cấp đi học, trợ cấp tốt nghiệp cho tiến sĩ đào tạo tập trung với số tiền là 35 triệu đồng, tiến sĩ tại chức là 30 triệu đồng; thạc sĩ tập trung là 20 triệu, thạc sĩ tại chức là 15 triệu đồng; đại học tập trung là 3,5 triệu đồng, đại học tại chức là 3 triệu đồng. Cán bộ luân chuyển cũng được trợ cấp và tạo điều kiện yên tâm làm việc. Ngoài phụ cấp một lần, cán bộ luân chuyển còn được trợ cấp 200 nghìn đồng/tháng và được bố trí ở nhà công vụ [45, tr.36].

Ngoài ra, tỉnh còn có chính sách quy tụ, thu hút, trọng dụng cán bộ, nhất là cán bộ có trình độ cao. Trước tình trạng chảy máu chất xám trong vùng, Tỉnh ủy đã có chủ trương và biện pháp mời gọi, thu hút cán bộ có trình độ cao, sau đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ, Phó Giáo sư, Giáo sư về công tác với những ưu đãi nhất định. Hơn nữa, trước tình hình trong đội ngũ cán bộ có một bộ phận lớn tuổi, có hạn chế về trình độ nhưng không thể tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, Chính phủ đã có Nghị quyết số 16 - NQ nhằm khuyến khích bộ phận này nghỉ hưu trước tuổi để cơ cấu cán bộ trẻ. Chính sách khuyến khích cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa rất quan tâm thực hiện.

Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức tham quan cũng được tỉnh lưu tâm tiến hành. Tỉnh ủy đã chỉ đạo tổ chức chu đáo công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức tốt các đợt tham quan, nghỉ dưỡng trong và ngoài nước đối với cán bộ huyện thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.

Việc thực hiện tốt các chế độ chính sách trên đối với cán bộ đã góp phần đáp ứng phần nào về vật chất lẫn tinh thần, làm công tác tư tưởng cho cán bộ yên tâm

công tác hơn, cố gắng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, động viên họ phấn đấu học tập nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn theo từng chức danh.

Tuy vậy, chính sách cán bộ, bao gồm cả chính sách quản lý vẫn còn nhiều bất cập và đôi lúc chưa đồng bộ, làm ảnh hưởng đến cả quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện của cả tỉnh. Trong công việc của cán bộ chủ chốt cấp huyện, việc phân công phối hợp và trách nhiệm của từng chức danh thực hiện chưa rõ ràng, có khi lấn sân, chồng chéo nên việc theo dõi, quy trách nhiệm và đánh giá trong thực hiện còn ở mức độ nhất định. Một số nơi có biểu hiện buông lỏng trong việc quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện. Cán bộ lãnh đạo chưa sâu sát, chưa quản lý thật tốt cán bộ dưới quyền.

Trong phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với chính quyền và các đoàn thể quần chúng, người đứng đầu chưa biết khơi dậy, phát huy được tính chủ động của các tổ chức đoàn thể. Do chưa quan tâm lãnh đạo các đoàn thể quần chúng nên ở một nơi việc sinh hoạt còn tự phát, nội dung sinh hoạt nghèo nàn, sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy của các đoàn thể còn thiếu sót, chưa phát huy tốt vai trò xung kích của các tổ chức này, đặc biệt là ở những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Nhiều chính sách chưa thể hiện được vai trò là động lực, là đòn bẩy động viên khuyến khích cán bộ tích cực đến với công việc, tích cực đầu tư trí lực để cải tiến, sáng tạo trong lao động và quản lý. Những chính sách này đôi lúc còn nhiều điểm chưa hợp lý, không thống nhất và đồng bộ nên chưa phát huy được tài năng, chưa động viên và thúc đẩy cán bộ phấn đấu vươn lên làm việc có hiệu quả. Những cán bộ công tác ở cơ sở, ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều thiệt thòi. Chưa đầu tư thích đáng vào việc đào tạo những người ưu tú trong công nhân, con em gia đình cách mạng, những người có công với đất nước, trí thức, nông dân, nhân dân lao động. Chính sách hưởng thụ và thu nhập, những cơ hội và may mắn trong những đối tượng cán bộ cụ thể không giống nhau, gây nên chênh lệnh phân hóa trong đội ngũ cán bộ.

Việc thực hiện tốt các chế độ chính sách trên đối với cán bộ đã góp phần đáp ứng phần nào về vật chất lẫn tinh thần, làm công tác tư tưởng cho cán bộ yên tâm công tác hơn, cố gắng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, động viên họ

Tiểu kết chương 2

Trong thời gian từ năm 2001 đến 2005, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ ở địa phương; trong đó nổi bật là các chủ trương: nâng cao trình độ và chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, tập trung mọi nguồn lực và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời, Đảng bộ cũng đề ra nhiều giải pháp tích cực, thiết thực để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện.

Thực hiện chủ trương trên, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã triển khai có hiệu quả yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trên mọi phương diện, tập trung nhất ở các lĩnh vực như: chỉ đạo công tác tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ; công tác đánh giá, quản lý và thực hiện chính sách cán bộ. Kết quả thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2001 đến năm 2005 đã để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các cấp ủy, chính quyền địa phương; đồng thời, tạo cơ sở cho bước phát triển mới trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh những kết quả đạt được đó thì công tác cán bộ của tỉnh trong thời gian này vẫn còn những hạn chế nhất định: Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh với công tác này còn mang tính chung chung, đôi khi chưa sát với thực tiễn; quá chú trọng bồi dưỡng lý luận chính trị mà chưa chú ý đúng mức đến việc đầu tư trình độ chuyên môn, trình độ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước và đặc biệt là trình độ khoa học công nghệ. Số cán bộ có trình độ cao còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ ngoại ngữ và tin học của hầu hết cán bộ còn hạn chế, một số chính sách đối với cán bộ còn chưa phù hợp và chậm đổi mới. Những hạn chế này đã được Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa sớm tiếp thu và có những biện pháp khắc phục trong những năm sau.

Chương 3

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN

TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 64 - 69)