Về luân chuyển, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 61 - 64)

2.2. Sự chỉ đạo thực hiện

2.2.3. Về luân chuyển, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ

Luân chuyển cán bộ giữa các địa phương, các ngành, các cấp nhằm tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ cán bộ, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong từng ngành.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã quán triệt Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25 - 11 - 2002 của Bộ Chính trị về công tác luân chuyển cán bộ và được các huyện rất quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, là khâu đột phá trong công tác cán bộ. Thực hiện Nghị quyết này, công tác luân chuyển cán bộ được Tỉnh ủy chỉ đạo các huyện tiến hành khá chặt chẽ, thận trọng, dân chủ, mạnh dạn hơn, có bước đi vững chắc, không gây xáo trộn, làm tốt công tác tư tưởng trước khi luân chuyển, kết hợp luân chuyển với kiện toàn tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ rèn luyện trong thực tiễn và trưởng thành. Các địa phương và các ngành các cấp đã thể hiện rõ hơn việc hỗ trợ nhau về cán bộ theo kế hoạch. Thông qua luân chuyển cán bộ một cách hợp lý mà góp phần phát huy đúng năng lực, sở trường, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển. Từ năm 2001 đến năm 2005, các huyện đã tiến hành luân chuyển 121 cán bộ, 06 cán bộ từ tỉnh về huyện, 18 cán bộ từ huyện lên tỉnh, 12 cán bộ từ huyện này sang huyện khác, 36 cán bộ từ huyện xuống cơ sở, 23 cán bộ từ cơ

sở lên huyện [13, tr.2]. Nhìn chung, cán bộ được luân chuyển đã phát huy được khả

năng ở vị trí mới, tạo bước chuyển biến về phương thức lãnh đạo và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị; nhiều cán bộ sau thời gian luân chuyển được bố trí các nhiệm vụ mới theo quy hoạch. Nhờ quá trình luân chuyển đã giúp cán bộ trong diện quy hoạch được rèn luyện, thử thách, có điều kiện phát huy năng lực một cách toàn diện; đó cũng là cơ sở cho công tác nhân sự khóa tới và nhiệm kỳ tới.

Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng chỉ đạo thực hiện tốt khâu sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, đây là quá trình có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, giữa lãnh đạo của Đảng và tổ chức thực hiện của cơ quan Nhà nước. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện thực hiện khá đồng bộ quy chế đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ có đảm bảo tính dân chủ, công khai, khách quan, được tập thể xem xét, thận trọng, bảo đảm tiêu chuẩn, chú trọng hơn về năng lực, sở trường, ngành nghề đào tạo. Trong bổ nhiệm cán bộ, trước hết xem xét cán bộ trong diện quy hoạch, nhưng cán bộ trong diện này phải đảm bảo tiêu chuẩn, nhất là phải được đào tạo căn bản, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ sắp được bổ nhiệm. Tuân thủ nguyên tắc bổ nhiệm có thời hạn, bầu cử theo nhiệm kỳ. Nhìn chung, công tác bổ nhiệm, sử dụng, đề bạt đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa tương đối tốt, bảo đảm theo quy chế, quy định của Trung ương.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế ở các khâu như: có những huyện thực hiện luân chuyển còn chậm so với yêu cầu; chưa đúng quy trình công tác luân chuyển, chưa gắn với quy hoạch, đào tạo cán bộ, thời gian luân chuyển còn ngắn. Có những nơi còn biểu hiện cục bộ, địa phương, bè phái, cán bộ cấp huyện dễ dàng luân chuyển về cấp xã giữ các chức vụ chủ chốt, nhưng cán bộ cấp xã luân chuyển về huyện thì rất khó bố trí các chức danh lãnh đạo vì chưa đủ tiêu chuẩn về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, còn bỡ ngỡ với công việc mới dẫn đến kết quả luân chuyển ở một số nơi chưa đạt yêu cầu như mong muốn.

Việc sử dụng, đề bạt cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa đúng người, đúng việc, đúng sở trường, ở một số trường hợp bố trí, bổ nhiệm cán bộ còn chéo ngành, chéo nghề được đào tạo bồi dưỡng, làm cho đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa thừa, hoạt động kém hiệu quả.

Theo báo cáo của tỉnh Thanh Hóa thì có đến 4,2% cán bộ chủ chốt đương chức cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa cho rằng công việc mà họ đang làm không phù hợp với chuyên môn được đào tạo, còn tỷ lệ này trong cán bộ đương chức và dự bị ở Thanh Hóa là 3,5% [45, tr.36], tỷ lệ này tuy không cao nhưng vẫn rất đáng quan tâm. Bởi vì một khi cán bộ làm việc không đúng chuyên môn được đào tạo thì

không ứng dụng được chuyên môn, phải mò mẫm, trở về kinh nghiệm chủ nghĩa, khó có thể phát huy được năng lực, mặt khác, gây lãng phí không những của bản thân cán bộ và xã hội đào tạo.

Cũng theo báo cáo thì đại đa số cán bộ được điều tra cho rằng công tác sử dụng cán bộ ở cấp huyện chỉ ở mức độ trung bình. Có những nơi chưa quan tâm đúng mức đến việc đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ khoa học kĩ thuật. Hoạt động tìm kiếm, phát hiện người tài để đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách và bố trí giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện chưa được chú trọng; nhiều nơi còn lãng phí đội ngũ cán bộ vốn đã thiếu. Hơn nữa, việc sử dụng, đề bạt cán bộ cũng còn những biểu hiện chưa đúng đắn, hay nói cách khác là những biểu hiện tiêu cực, vẫn còn tình trạng “một người làm quan, cả họ được nhờ” dẫn đến việc có những cán bộ kém về trình độ, năng lực lẫn phẩm chất đạo đức, tình trạng chạy chức chạy quyền vẫn còn ngấm ngầm diễn ra khó có thể phát hiện.

Đó là những biểu hiện tiêu cực cần được nhanh chóng khắc phục. Trong giai đoạn này, ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, kể cả Thanh Hóa không chỉ có cán bộ tại địa phương mà còn có nhiều cán bộ có nguồn gốc từ tỉnh khác đến định cư, công tác; hoặc là những người giỏi nhưng cương trực, không theo bè phái. Nếu người lãnh đạo, người sử dụng cán bộ còn đầu óc cục bộ địa phương, bè phái, nhận hối lộ thì có thể không tin dùng và trọng dụng những người chính trực tài giỏi ấy, từ đó làm cho họ chán nản, không phát huy hết năng lực, thui chột tài năng. Thực tế, nơi nào có biểu hiện tiêu cực thì năng lực phát huy của cán bộ thấp; đồng thời, những tiêu cực ấy cũng gây lãng phí nguồn nhân lực cho sự phát triển của vùng và đất nước. Mặc dù những biểu hiện tiêu cực ấy ở tỉnh Thanh Hóa thấp hơn các tỉnh lân cận vì đây là tỉnh mà dân chúng cũng như cán bộ thuần phác hơn, có ít cán bộ từ bên ngoài hơn nên mọi việc sẽ không quá phức tạp. Nhưng đó vẫn là vấn đề cần ráo riết khắc phục, sửa chữa trong công tác cán bộ của tỉnh.

Với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đã nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ, vì vậy các huyện của tỉnh Thanh Hóa đều cố gắng và quyết tâm vượt qua hạn chế để thực hiện tốt hơn nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 61 - 64)