Chú trọng đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 130 - 135)

Chương 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Kinh nghiệm

4.2.4. Chú trọng đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,

bộ, thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện nay, nếu không có trình độ cao, am hiểu sâu rộng trên nhiều mặt sẽ không thể nhận thức, tiếp thu, vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả. Vì vậy, để phát huy được vai trò lãnh đạo của người cán bộ chủ chốt trong điều kiện hiện nay, mỗi cán

bộ phải lãnh đạo không những phải là những nhà hoạt động chính trị có bản lĩnh, sáng tạo mà còn là nhà quản lý giỏi.

Bằng mọi cách phải nâng cao hơn nữa trình độ học vấn đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa và gắn với quy hoạch cán bộ: cán bộ đương chức lớn tuổi cần bố trí cho họ học chương trình đào tạo đại học; cán bộ trẻ nhất thiết phải được đào tạo từ bậc đại học trở lên. Đây chính là nền tảng về tri thức, học vấn cần có đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện. Chỉ trên cơ sở một nền tảng tri thức như vậy, mỗi cán bộ mới có thể có khả năng nhận thức đúng đắn lý luận chính trị, đường lối của Đảng, tổ chức quản lý, triển khai các hoạt động thực tiễn của địa phương. Và cũng chỉ trên nền tảng học vấn đó mới giúp cho cán bộ tiếp tục tự học nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ chính trị của mình, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Mặt khác, trong quy hoạch cán bộ cấp huyện cần coi đây là một tiêu chuẩn cơ bản khi tuyển chọn, cân nhắc, đề bạt. Cố gắng thuyết phục, đi đến chấm dứt tình trạng nhận nhân viên có trình độ học vấn quá thấp rồi sau đó cho học bổ túc hoặc tại chức; thực tế hiện nay, số người được học hành, đào tạo căn bản khá nhiều chứ không còn khan hiếm như những năm sau chiến tranh và có thể thông báo rộng rãi để có nguồn lựa chọn dồi dào.

Trong điều kiện hiện nay, để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, cán bộ chủ chốt các cấp ở địa phương, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp huyện không thể thực hiện việc quản lý, chỉ đạo hoạt động thực tiễn bằng kinh nghiệm mà phải trên một nền tảng tri thức nhất định về khoa học quản lý, về chuyên môn. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện ở tỉnh Thanh Hóa, đây là một trong những mặt còn bất cập cần được bồi dưỡng, bổ sung kịp thời. Nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn là yêu cầu, đòi hỏi bức thiết của đội ngũ cán bộ này. Để đạt đuợc hiệu quả về mặt này đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các địa phương tỉnh Thanh Hóa nên có những hình thức, biện pháp phù hợp.

Đảng bộ cần có những chương trình cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng từng chức danh trong hệ thống chính trị: Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện, phó các ban ngành, đoàn thể cấp huyện. Qua các lớp đào tạo như vậy, cán bộ mới am hiểu tường tận công việc

Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Học viện chính trị khu vực nên phối hợp xây dựng chương trình, nội dung đào tạo cán bộ chuyên ngành Tổ chức cán bộ để đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện. Trên nền tảng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng mới thực hiện vai trò tham mưu công tác cán bộ cho cấp ủy đạt hiệu quả cao.

Đồng thời, Đảng bộ cần quan tâm hơn trong ưu tiên phân bố chỉ tiêu đào tạo cho tỉnh Thanh Hóa: các chỉ tiêu đào tạo về lý luận chính trị, hành chính, quản lý, kinh tế, quản lý đô thị có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần so với những năm trước; chỉ tiêu ở các bậc sau đại học, đào tạo ở nước ngoài cho cán bộ tỉnh Thanh Hóa cũng cần được tăng lên. Hơn nữa, cần tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các trường, trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ sao cho thống nhất cả về nội dung chương trình, cả về hình thức đào tạo, bồi dưỡng; tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng đại trà, chồng chéo, chưa phân định rõ đối tượng.

Bên cạnh đó, quán triệt chủ trương và đường lối của Trung ương Đảng, Đảng bộ cần có phân bổ biên chế dự phòng cho cấp huyện và cơ sở, số biên chế này thuộc biên chế dự phòng của tỉnh, như vậy tỉnh sẽ chủ động hơn và có nguồn đào tạo cán bộ lâu dài. Có chính sách thu hút cán bộ giỏi vào công tác lĩnh vực hành chính, nhất là cán bộ, sinh viên được đào tạo căn bản, chính quy.

Hơn nữa, việc bổ sung, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học là những mảng tri thức hết sức cần thiết cho cán bộ lãnh đạo chính trị, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Các địa phương trong tỉnh cần có kế hoạch khả thi trang bị kiến thức ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện. Có thể học ở trường lớp, học nhóm, học từ xa qua chương trình phát thanh, truyền hình, học qua mạng…

Việc học tập này phải được Đảng bộ xác định là nhiệm vụ, tiêu chuẩn thi đua, đề bạt, bổ nhiệm hàng năm, hàng nhiệm kì. Cán bộ đủ tiêu chuẩn mới được đưa vào diện xét chọn, quy định thời gian yêu cầu từng cán bộ phải tham gia học tập, bồi dưỡng phấn đấu đạt chuẩn mực.

Mặt khác, phương pháp, phong cách khoa học là yếu tố rất quan trọng ở người cán bộ lãnh đạo, quản lý, góp phần rất lớn cho sự thành công. Xây dựng cho cán bộ

chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện phương pháp phong cách lãnh đạo, quản lý, công tác thật sự dân chủ, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tuân thủ các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước; biết tập trung trí tuệ, biết lắng nghe ý kiến của tập thể và nhân dân, nhất là những người chính trực, biết định hướng và quyết định công việc. Trong quản lý có chương trình, kế hoạch rõ ràng, cụ thể, luôn sâu sát hoạt động bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện và cấp cơ sở, nắm bắt đúng nhiệm vụ trung tâm từng lúc, giúp cơ sở kịp thời giải quyết những khó khăn; năng động sáng tạo và thật linh hoạt trong tổ chức thực tiễn. Bồi dưỡng, rèn luyện cho cán bộ phong cách gần gũi với quần chúng nhân dân, làm việc có nề nếp, trật tự, chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế.

Có phương pháp làm việc khoa học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, sức lực, trí lực và mang lại hiệu quả cao. Để xây dựng phương pháp làm việc khoa học nhất thiết cần có những lớp đào tạo hoặc bồi dưỡng về tác nghiệp, về phương pháp lãnh đạo, quản lý, cách thức triển khai thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ chủ chốt cấp huyện; tổ chức những cuộc giao lưu, tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các lớp cán bộ đi trước, với các quan chức của nhà nước. Qua học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu giúp cho cán bộ chủ chốt cấp huyện từng bước hình thành phương pháp, phong cách thực sự khoa học.

Những kinh nghiệm trên đây sẽ là nền tảng, cơ sở cho việc thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn mới, có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy hay trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của các tỉnh thành khác trên cả nước.

Mặt khác, Đảng bộ mặc dù rất quan tâm đến chính sách cán bộ. Nhưng nếu làm không tốt, không hợp lý thì công tác cán bộ sẽ khó có thể được thực hiện tốt và đầy đủ. Trước tình hình, nhiệm vụ mới, vẫn còn nhiều vấn đề và chính sách cán bộ đòi hỏi phải khẩn trương nghiên cứu và giải quyết, nhất là vấn đề tiền lương, khen thưởng, kỉ luật gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi, khuyến khích tài năng và sự phấn đấu vươn lên, đồng thời ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực. Cần tích cực hơn nữa trong việc cải tiến chế độ tiền lương, tiền tệ hóa tiền lương và các chế độ khác theo hướng trả công lao động xứng đáng, không cào bằng, bình quân hay

đặc quyền, đặc lợi. Nên tách chế độ tiền lương khỏi chế độ ưu đãi gắn với công lao, đóng góp, tiếp tục được điều chỉnh nâng ngạch, nâng lương, nới rộng khoảng cách thang bậc, gắn thang bậc lương với trình độ chuyên môn được đào tạo. Đảng bộ nên chỉ đạo các cấp nên xem xét ban hành chế độ ưu đãi đối với cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể để thu hút cán bộ có phẩm chất, năng lực tốt, trình độ giỏi sang công tác ở các tổ chức này. Bởi đây là nơi rèn luyện, thử thách để cán bộ trưởng thành, cũng là nguồn cán bộ để quy hoạch các chức danh lãnh đạo sau này. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở cho tốt hơn, phù hợp hơn, có như vậy mới có thể khuyến khích cán bộ cấp huyện, những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng về công tác ở cơ sở. Có chính sách sử dụng, đãi ngộ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cần sửa đổi kịp thời những chế độ chính sách không phù hợp với tình hình thực tế, cần có quy chế buộc thôi chức, bãi chức khi cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không đủ uy tín lãnh đạo, không có sáng kiến, không đảm bảo đủ tiêu chuẩn, không giữ đúng kỷ cương, kỷ luật.

Bên cạnh đó, cơ chế kinh tế mới hiện nay đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ trẻ, sung sức, năng động mới có thể hoạt động hiệu quả. Các tổ chức Đảng, chính quyền cần những cán bộ có năng lực, những cán bộ có khả năng thích ứng với cơ chế mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để đưa phong trào ở địa phương phát triển đi lên. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cũng đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ chủ chốt trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo, có khả năng bám sát dân, đi sát phong trào ở địa phương để chỉ đạo trực tiếp đưa phong trào phát triển đi lên. Chỉ với đội ngũ cán bộ như vậy mới có khả năng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, khơi dậy sức mạnh của các tổ chức này.

Trong điều kiện khoa học ngày càng phát triển, lớp trẻ cũng chính là những người đi đầu, nhanh nhạy trong việc tiếp thu, vận dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, vào hoạt động thực tiễn, thực hiện tốt yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do đó trẻ hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt ở tỉnh Thanh Hóa là yêu cầu bức thiết hiện nay cần phải thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 130 - 135)