Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 28 - 37)

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện an

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện an sinh xã hội và chủ trƣơng của Đảng

2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện an sinh xã hội an sinh xã hội

Chính sách xã hội và thực trạng thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam trước năm 2001

Từ sau năm 1975, Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thử thách và lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) nhận định về tình hình đất nước trong giai đoạn này như sau: Sự trì trệ về sản xuất, sự rối ren về phân phối, lưu thông, đã dẫn đến những khó khăn trong đời sống nhân dân, nhất là công nhân, viên chức. Nhiều người lao động chưa có và chưa đủ việc làm. Nhiều nhu cầu chính đáng, tối thiểu của nhân dân chưa được đảm bảo. Nông dân thiếu hàng tiêu dùng thông thường và thuốc men; nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hoá nhiều nơi còn thiếu thốn và nghèo nàn; hiện tượng tiêu cực trong xã hội ngày càng gia tăng, công bằng xã hội bị vi phạm, pháp luật, kỷ cương không nghiêm.

Thực trạng tình hình kinh tế - xã hội nói trên đã dẫn tới suy giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, quyết tâm của Đảng là phải tạo được sự chuyển biến tình hình đất nước, làm cho kinh tế - xã hội ổn định, lành mạnh và từng bước tiến lên, vượt qua khó khăn. Để làm được điều đó, Đảng đã nhận thức rằng chăm lo đời sống của nhân dân là một nhiệm vụ thường xuyên và hết sức khó khăn trong hoàn cảnh nền kinh tế còn yếu kém, thiên tai dồn dập, dân số tăng nhanh.

Để chăm lo đời sống cho nhân dân, trong lĩnh vực chính sách xã hội, Đảng xác định: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc...” [39, tr.86]. Nhận thức về vai trò của chính sách xã hội đối với đời sống xã hội, Đảng chỉ rõ: “Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng

và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội, tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [39, tr.86].

Như vậy, Đại hội VI khẳng định phải gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, thực sự coi trọng yếu tố con người, nhằm phát huy tốt tính năng động, tích cực, sáng tạo của nhân dân lao động. Chủ trương của Đại hội VI về lĩnh vực xã hội hướng tới giải quyết các vấn đề thuộc nội hàm của chính sách xã hội để ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, tạo cơ sở và nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới đất nước.

Đánh giá quá trình đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội sau bốn năm Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) nhận định: “Từ giữa năm 1988 trở đi, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần dần được cải thiện, sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới tăng lên” [41, tr.28].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Đại hội cũng chỉ rõ một số vấn đề xã hội còn tồn tại như: Đời sống của nhân dân nhìn chung còn khó khăn; một bộ phận không nhỏ nhân dân còn sống dưới nhu cầu tối thiểu; số trẻ em suy dinh dưỡng còn lớn; những người thu nhập chính vào tiền lương và trợ cấp xã hội còn gặp nhiều khó khăn, mức sống bị giảm sút nhiều; còn thiếu chính sách, biện pháp có hiệu lực để ngăn chặn thu nhập phi pháp và điều tiết mức thu nhập trong xã hội.

Từ thực trạng trên, để khắc phục khó khăn, giải quyết tốt các vấn đề xã hội của Việt Nam trong thời gian tới, Đại hội VII tiếp tục khẳng định một số quan điểm sau:

- Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người.

- Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội, tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Coi phát triển kinh tế là điều kiện, tiền đề thực hiện các mục tiêu của chính sách xã hội và thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng giải quyết những vấn đề thuộc đời sống xã hội trong những năm1991-1996, bao gồm:

Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu tối thiểu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư; bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng; tạo điều kiện cho nhân dân cải thiện các điều kiện vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường; phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng; đổi mới chính sách tiền lương và thu nhập, khuyến khích mọi người tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; bảo hộ các nguồn thu nhập hợp pháp; điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng [41, tr.73 -74].

Như vậy, chủ trương của Đảng về chính sách xã hội tại Đại hội lần thứ VII cho thấy, chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế và chính sách xã hội được đặt ngang với chính sách kinh tế, hướng tới mục tiêu phát triển con người, phát triển xã hội. Đảng coi phát triển kinh tế là cơ sở, nền tảng thực hiện các chính sách xã hội; việc thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ đem lại nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, là những nhân tố tạo lập sự phát triển bền vững đất nước. Quan điểm, chủ trương này phản ánh bước tiến quan trọng của Đảng trong nhận thức và định hướng đường lối phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và Đại hội VII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) tổng kết những thành quả đạt được từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới: “Thế và lực của đất nước ta đã có sự chuyển biến rõ về chất.

Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm... đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [44, tr.12].

Đại hội chỉ ra rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trong lĩnh vực xã hội còn tồn tại một số vấn đề như tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công, thất nghiệp... Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa thành thị - nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng nhanh. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là nhân dân một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc miền núi gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp, ở mức độ đáng lo ngại. Sau khi phân tích tình hình đất nước, Đại hội VIII xác định:

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình; Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo; Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa, nhân hậu, thuỷ chung” [44, tr. 113,114].

Có thể nói, chủ trương kết hợp tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là một nét mới, đặc sắc trong lý luận và thực tiễn đổi mới chính sách kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ này.

Như vậy, thực hiện chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm, được đặt trên nguyên tắc: Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Chính sách xã hội với hàng loạt chủ trương về giải quyết việc làm, XĐGN, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm lo người có công với cách mạng, phòng chống tệ nạn xã hội… đều nhằm đảm bảo điều kiện tốt hơn cho nhân dân. Trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của đất nước, chính sách xã hội có những sự điều chỉnh phù hợp, song đều hướng đến mục đích phát huy mọi khả năng của con người, lấy việc phục vụ con người làm mục tiêu cao nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Việt Nam đã dần vượt qua khó khăn, thử thách, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, chính sách xã hội đạt được những thành tựu quan trọng:

Chính sách lao động và việc làm: Quán triệt và cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở tầm quốc gia thông qua Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm. Chương trình trở thành một công cụ quan trọng góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó được thực hiện trên phạm vi cả nước, trên cơ sở lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm với nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước (cho vay với lãi suất thấp đối với các đối tượng có dự án tạo việc làm). Chương trình đã mang lại cho người dân cơ hội bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn vay tạo việc làm.

Tính đến cuối năm 1999, Chương trình đã cho khoảng 90.000 dự án vay với tổng số vốn lên tới gần 3.000 tỷ đồng; trung bình 1 dự án vay được 33,3 triệu đồng, tạo khoảng 2.604.603 việc làm. Như vậy, bình quân mỗi dự án được triển khai thành công, có 28 người có việc làm, tổng cộng mỗi năm tạo việc làm cho 325.600 người, tức khoảng 25% số lao động hàng năm có nhu cầu việc làm [136, tr.56]. Điều quan trọng là Chương trình giúp tăng thêm nhiều chỗ làm mới cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, tạo điều kiện cho họ hòa nhập vào thị trường lao động đang bắt đầu được hình thành ở Việt Nam.

Như vậy, số việc làm mới được tạo ra đã đóng góp tích cực vào giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, góp phần nâng cao mức sống của người lao động, ổn định xã hội.

Chính sách XĐGN: Giải quyết vấn đề đói nghèo là một mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Vì vậy, chính sách XĐGN được Nhà nước thực hiện rộng khắp trên phạm vi cả nước từ năm 1992, được khẳng định mạnh mẽ trong Chỉ thị số 23- CT/TW ngày 29/11/1997 của Bộ Chính trị. Từ năm 1998, công tác XĐGN trở thành Chương trình mục tiêu quốc gia của cả nước.

Thành quả kinh tế đạt được trong thời gian này đã góp phần to lớn vào cải thiện cuộc sống cho các tầng lớp dân cư, trong đó có người nghèo. “Số xã nghèo đã giảm từ 1.900 xã vào năm 1995 xuống 1.182 xã vào năm 1998, giảm gần 38% trong vòng 3 năm” [136, tr.63]. Từ năm 1992 đến năm 1998, thông qua các Chương trình quốc gia và các chính sách xã hội, “Nhà nước đã đầu tư cho công tác XĐGN khoảng 13,3 nghìn tỷ đồng; kết quả là giảm tỷ lệ hộ đói nghèo từ 30% năm 1992 xuống còn 13,0% năm 1999”[136, tr.63]. Với những kết quả đạt được, chính sách XĐGN đã góp phần ổn định và từng bước cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Để ghi nhận công lao của những người đã đóng góp to lớn cho hòa bình, độc lập của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã quan tâm sâu sắc đến các gia đình có công với đất nước. Việc đền ơn đáp nghĩa không chỉ là ý thức trách nhiệm, mà còn là đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Quán triệt chủ trương của Đảng, ngày 29/8/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hai pháp lệnh quan trọng: Pháp lệnh ưu đãi người có công và Pháp lệnh phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ra đời đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Nhờ nỗ lực của hệ thống chính trị, của cả cộng đồng, đến ngày 31/12/1996, đã có hơn 10 vạn ngôi nhà với kinh phí lên tới gần 500 tỷ đồng (theo giá xây dựng lúc đó) và hơn 286 ngàn sổ tiết kiệm trị giá hơn 93,5 tỷ đồng được trao tặng cho thương binh, gia đình liệt sĩ; 39 tỉnh, thành phố và lực lượng vũ trang thành lập Quỹ đền ơn đáp nghĩa với số tiền ủng hộ xấp xỉ 99 tỷ đồng. Trên 95% thương binh nặng về sống với gia đình đều có cuộc sống ổn định; trên 10.696 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và gần 20 ngàn thương binh, bệnh binh nặng được các đơn vị, cá nhân nhận chăm sóc, phụng dưỡng [62, tr.25].

Bên cạnh đó, các chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp như ưu đãi về y tế, giáo dục và đào tạo, nhà ở, đất ở, thuế, tín dụng… bước đầu được hiện thực hóa. Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương mua và cấp thẻ BHYT cho người có công. Công tác điều trị, điều dưỡng tập trung và luân phiên đối với thương binh, bệnh binh nặng, người có công được thực hiện chu đáo, đầy đủ với hệ thống các trung tâm điều dưỡng trải dài từ Bắc đến Nam.

Tóm lại, từ khi tiến hành đổi mới đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách xã hội đã đem lại kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. Chính sách xã hội trở thành một trong những động lực cơ bản, thiết yếu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn mới

Sau mười năm đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nền kinh tế Việt Nam vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 2000, sản xuất đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân, kinh tế ổn định và phát triển, xuất khẩu tăng và có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

Cùng với sự xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp, đã giải quyết một lượng lớn lao động trong xã hội, tạo nguồn thu nhập cho nhân dân. Tính đến năm 2000, có

thêm khoảng 6,1 triệu lao động có việc làm. Các ngành kinh tế, xã hội bình quân mỗi năm thu hút khoảng hơn 1,2 triệu người. Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư cho các chương trình quốc gia XĐGN với nguồn vốn khoảng trên 21 nghìn tỷ đồng, góp phần làm cho “tỷ lệ hộ đói nghèo trên tổng số hộ trong cả nước đã từ 20% năm 1995 giảm xuống còn 10% năm 2000” [46, tr.245], đạt mục tiêu đề ra và Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo khá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện an sinh xã hội từ năm 2001 đến năm 2011 (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)